Sớm xét xử một số vụ tham nhũng nghiêm trọng
Sáng 17/7, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã họp phiên thứ ba. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Tại phiên họp này, Ban Chỉ đạo kiểm điểm, đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm, bàn nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2013; cho ý kiến triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; cho ý kiến chỉ đạo xử lý về một số vụ án nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN
Tập trung thực hiện 8 nhiệm vụ trọng tâm
Ban Chỉ đạo đã đề ra 8 nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng từ nay đến cuối năm, trong đó tiếp tục chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tập trung tuyên truyền Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, Kết luận hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; triển khai đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.
Ban Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện hạn chế, yếu kém trong hoạt động thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan chức năng; những khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, trước mắt là những vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Qua kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém trong công tác đấu tranh chống tham nhũng hiện nay, củng cố lòng tin trong nhân dân về hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng đang được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện. Quá trình triển khai thực hiện kế hoạch không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan chức năng.
Trong quý III, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sẽ thành lập 7 Đoàn công tác do các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn để kiểm tra, giám sát một số ngành và địa phương trên toàn quốc
Sớm đưa ra xét xử một số vụ nghiêm trọng, phức tạp
Video đang HOT
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thống nhất chọn 8 vụ án và 2 vụ việc tham nhũng và kinh tế có dấu hiệu tham nhũng, phức tạp, dư luận quan tâm vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo. Ban Chỉ đạo yêu cầu các cơ quan chức năng cần sớm đưa ra xét xử một số vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo đưa ra xét xử 02 vụ án: Vụ án Vũ Quốc Hảo và đồng phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (giai đoạn I) và vụ án Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tòa án Nhân dân tối cao chỉ đạo các Tòa án nhân dân: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đắk Nông sớm đưa ra xét xử 3 vụ án tham nhũng nghiêm trọng mà Viện Kiểm sát đã quyết định truy tố (Vụ Nguyễn Anh Tuấn và đồng phạm cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vụ Nguyễn Bi và Nguyễn Thị Thanh Huyền tham ô tài sản tại Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam; Vụ Vũ Việt Hùng cùng đồng phạm nhận hối lộ, vi phạm quy định về cho vay, lừa đảo chiếm đoạt tài sản).
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giao Ban cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giám định tư pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà các cơ quan tiến hành tố tụng đang gặp phải trong quá trình xử lý các vụ án tham nhũng, án kinh tế có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật hình sự về các tội tham nhũng, kinh tế đang có vướng mắc.
Kiên trì, quyết liệt phòng, chống tham nhũng
Phát biểu kết luận Phiên họp, Tổng Bí thư nêu rõ: 6 tháng đầu năm 2013, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tiếp tục kế thừa, phát huy kinh nghiệm của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng khóa trước, triển khai các công việc nền nếp, bài bản. Việc xây dựng thể chế nhanh hơn, công tác phát hiện, xử lý tích cực hơn, việc thực hiện Nghị quyết TW 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng đã có tác động tích cực, rõ rệt trong công tác phòng, chống tham nhũng. Việc phát hiện, xử lý một số vụ án lớn có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh. Hoạt động của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, hệ thống chính trị, các cơ quan báo chí tạo hiệu ứng tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng. Ý thức của các cấp các ngành trong công tác phòng, chống tham nhũng có chuyển biến tốt hơn.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng còn những hạn chế: Một số cấp, ngành chưa quan tâm chỉ đạo ráo riết, quyết liệt. Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, luật đã ban hành rồi nhưng chậm cụ thể hóa thành các nghị định, thông tư hướng dẫn. Một số vụ án trọng điểm lớn triển khai xử lý chậm, đặc biệt là trong khâu điều tra, giám định. Công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng chưa được như mong muốn.
Tổng Bí thư lưu ý: Công tác phòng, chống tham nhũng còn nhiều việc phải làm, phải làm lâu dài, kiên trì, kiên quyết. Đây là cuộc đấu tranh gian nan, lâu dài, phức tạp, hết sức khó khăn, không thể chủ quan, bằng lòng được. Các cơ quan chức năng cần phải tiếp tục cố gắng, chú ý hơn công tác xây dựng thể chế. Công tác kiểm tra đôn đốc các khâu, các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm cần được quan tâm hơn.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong 6 tháng cuối năm, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng theo Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI). Công tác tuyên truyền về phòng chống tham nhũng cần được triển khai bài bản hơn, đúng mức, khách quan, không bưng che những thiếu sót khuyết điểm, tạo niềm tin trong nhân dân.
Tổng Bí thư lưu ý, cần coi trọng triển khai các biện pháp phòng ngừa; tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc, chú trọng các khâu quan trọng, các địa bàn, lĩnh vực trọng yếu. Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo một số vụ án tham nhũng, kinh tế lớn có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dự luận xã hội quan tâm theo quy định của pháp luật; cố gắng xử lý dứt điểm một số vụ án lớn, hết sức chú ý khâu điều tra, giám định, xây dựng quy chế, biện pháp thúc đẩy khắc phục.
Tổng Bí thư đề nghị từng thành viên Ban Chỉ đạo, là người đứng đầu các cơ quan quan trọng liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, trên cương vị của mình, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành, cần chủ động, tập trung xây dựng Kế hoạch triển khai những phần việc, lĩnh vực liên quan đến chức năng, trách nhiệm của mình.
Đề cập về Kế hoạch kiểm tra, giám sát, Tổng Bí thư đề nghị cần bám sát thực hiện yêu cầu của Bộ Chính trị trong Kế hoạch 08 thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng. Về những khó khăn, vướng mắc trong xử lý các vụ án, Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao tổ chức họp liên ngành để bàn biện pháp tháo gỡ. Trong trường hợp không thống nhất hoặc còn vướng mắc, Ban Nội chính Trung ương tổng hợp, báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng để cho chủ trương xử lý…
Theo Dantri
Thu hồi đất tại số 10 Lý Nam Đế: "Nghiêm" nhiều, "nghỉ" lâu
Quyết định thu hồi 48 m2 đất tại số 10 Lý Nam Đế, TP. Hà Nội từ năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho đến nay đã hơn 13 năm vẫn chỉ được thi hành "trên giấy", sự nghiêm minh chỉ "nằm dài" tại các văn bản, chỉ thị.
Bà Nguyễn Thị Thành đề nghị các cơ quan chức năng sớm giải quyết vụ việc
Không những thế, đất phải bị thu hồi là tài sản của Bộ Quốc phòng đã bị đối tượng vi phạm chuyển nhượng trái phép để thu lợi bất chính. Ròng rã, mòn mỏi, suốt hơn 13 năm, bà Nguyễn Thị Thành (vợ Đại tá Đặng Văn Vỡi) đã gửi hàng trăm lá đơn tới các cơ quan chức năng như: Bộ Quốc phòng, Thanh tra Bộ Quốc phòng, Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (nay là Ban Nội chính Trung ương), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội và rất nhiều cơ quan chức năng khác.
Cùng lúc, hàng chục các cơ quan báo chí đã tốn không biết bao nhiêu giấy, mực phản ánh vụ viêc này như: Báo Dân trí, Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Đại Đoàn Kết, Tin tức, Xây dựng, Pháp luật, Sức khỏe Đời sống...
Vụ việc kéo dài cho đến ngày hôm nay đã gây bức xúc trong dư luận về tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật, hậu quả tất yếu của thói quen không chấp hành pháp luật, pháp chế đã bị xâm phạm một cách thô bạo.
Đáng tiếc, vụ việc lại diễn ra tại cơ quan có truyền thống "quân lệnh như sơn". Điều đáng nói trong vụ việc này là các văn bản đề nghị của các cơ quan Trung ương đều bị "chìm trong im lặng" và rồi "tít mù nó chạy vòng quanh".
Sau rất nhiều văn bản của Bộ Quốc phòng yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc và cơ quan Thanh tra lại vào cuộc một chốc, một lát xong lại nghỉ, chẳng khác nào cứ "nghiêm" nhiều " nghỉ" lâu. Không biết bao giờ mới hết chu kỳ "nghiêm", "nghỉ" này.
Ngày 5/11/2012, Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch số 750/KH-XKT để giải quyết đơn của bà Nguyễn Thị Thành, trú tại số 10B Lý Nam Đế, phản ánh liên quan việc xử lý 48 m2 đất tại số 10 Lý Nam Đế, phường HàngMã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và cho đến nay đã hơn 8 tháng vẫn "bặt vô âm tín" và dẫn đến nhiều câu hỏi có hay không tiêu cực, tham nhũng trong vụ việc này? Thế lực nào "giúp" dân bán đất của Bộ Quốc phòng?.
Trao đổi với PV Dân trí, bà Nguyễn Thị Thành cho biết: Vụ việc đã rõ như ban ngày rồi, nhưng không hiểu sao Thanh tra Bộ Quốc phòng lại "im lặng" lâu đến thế? Không biết họ "vướng gì" mà để công lý không được thực thi? Không lẽ, Thanh tra Bộ Quốc phòng đành giơ tay "xin thua".
"Đặc biêt, nhiều cơ quan Trung ương đã đề nghị nhiều lần xử lý vụ việc. Chồng tôi chỉ vì suy nghĩ, bức xúc trước quyết định bị vô hiệu hóa nên đã đổ bệnh và đã mất, sắp đến ngày giỗ đầu, cứ mỗi khi thắp nén hương cho chồng tôi, tôi luôn tưởng nhớ tới vụ việc đã làm chồng tôi ra đi trong uất hận, tôi cầu mong công lý sớm được thực thi để chồng tôi yên giấc ngàn thu"- bà Thành chua chat nói.
Ngày 7/11/2011, Văn phòng Trung ương Đảng đã có Văn bản số 125-CV/VPTW/TT chuyển đơn của bà Nguyễn Thị Thành (số 10B Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) gửi đồng chí Tổng Bí thư tới Bộ Quốc phòng, đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm Quyết định số 1069 (năm 2000) của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc thu hồi đất lấn chiếm và hành vi bán đất quốc phòng trái phép của ông Trần Tất Thắng tại khu đất sử dụng chung thuộc tập thể ở số 10B Lý Nam Đế (Hà Nội).
Văn bản trên cũng nêu ý kiến của bà Thành cho rằng, mặc dù có nhiều văn bản của một số cơ quan Bộ Quốc phòng nhưng không được xem xét, có dấu hiệu bao che cho việc làm sai trái của một số cán bộ thực thi pháp luật. Vụ việc không những không được xử lý mà ông Thắng còn vi phạm pháp luật về xây dựng (phá hàng rào, mở cửa chính và cửa sổ sang trụ sở Điện ảnh Quân đội), có hành vi chuyển nhượng nhà đất trái pháp luật.
Văn phòng Trung ương Đảng đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật; thông báo kết quả đến Văn phòng Trung ương Đảng để báo cáo các đồng chí lãnh đạo và đương sự biết.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên
Theo Dantri
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu kỷ luật một số cán bộ Từ ngày 2 đến 11/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 20, trong đó đã xem xét, quyết định và đề nghị thi hành kỷ luật đối với một số cán bộ. Ông Ngô Văn Dụ - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì hội nghị Từ ngày 2 đến 11/7/2013, tại Hà Nội, Ủy ban...