Sớm triển khai xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương để sớm triển khai xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du theo quy định của Luật Thủy lợi cũng như quy định tại Nghị định 114 của Chính phủ.
Nếu không có phương án bảo vệ an toàn cho đập hồ Ba Khe, xã Thượng Tân Lộc, huyện Nam Đàn (Nghệ An) sẽ rất nguy hiểm cho hơn 400 hộ dân của xóm Lộc Tiến, xã Thượng Tân Lộc sinh sống phía hạ du.
Tại Hội nghị giải trình về “An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập” do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức mới đây, ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Bộ Công Thương là cơ quan chịu trách nhiệm Nhà nước về phát triển các dự án thủy điện đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương, chủ hồ đập trong việc chỉ đạo, phối hợp lập bản đồ ngập lụt vùng hạ du. Tuy nhiên, Luật Thủy lợi mới được ban hành và việc xây dựng bản đồ ngập lụt cũng mới được triển khai nên không phải tất cả các dự án thủy điện đều có bản đồ ngập lụt vùng hạ du.
Hiện nay, trên cả nước có trên 7.000 hồ đập (trong đó, chỉ có 429 công trình thủy điện có hồ chứa). Dung tích các hồ chứa thủy điện chiếm 56 tỷ m3 trên tổng số 70 tỷ m3 nước của các hồ chứa này (chiếm khoảng 86%). Điều đó cho thấy, việc xây dựng, vận hành an toàn các hồ chứa thủy điện có ý nghĩa rất quan trọng.
Nếu vận hành tốt các hồ chứa thủy điện sẽ giúp cho việc cắt giảm lũ trong mùa mưa và trong mùa hạn hán, các hồ chứa sẽ đảm bảo an ninh nguồn nước. Tuy nhiên, nếu xây dựng, vận hành không tốt thì các hồ chứa cũng tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho an toàn phía hạ du.
Video đang HOT
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, thời gian qua Bộ Công Thương đã chịu trách nhiệm báo cáo với Thủ tướng Chính phủ xây dựng quy hoạch các dự án thủy điện. Theo đó, chỉ quy hoạch những dự án thủy điện có hiệu quả kinh tế, hạn chế ngập lụt, hạn chế ảnh hưởng môi trường. Ngay trong quá trình chuẩn bị thi công, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các công trình thủy điện, hồ đập phải được xây dựng an toàn. Trong giai đoạn vận hành các hồ chứa, hồ đập thủy điện cũng phải đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất.
Mặc dù đã được sự chỉ đạo, quan tâm nhưng trong thời gian qua, một số hồ thủy điện xả nước trong mùa lũ nên gây ra ngập lụt phía hạ du. Ngoài ra, còn có một số sự cố trong quá trình xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ thuộc trách nhiệm quản lý của các địa phương.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương thực hiện các giải pháp hạn chế tối đa những thiệt hại mà sự cố xảy ra trong quá trình xây dựng như ở Đắk Nông, Hà Giang đối với các dự án thủy điện đang vận hành.
“Vì vậy, trong thời gian tới Bộ Công Thương tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý qua việc xây dựng cơ chế, chính sách để quản lý, khai thác, vận hành các dự án thủy điện, hồ chứa một cách an toàn, hiệu quả nhất”, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định.
Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường: Chỉ nên dùng một loại giấy phép môi trường
Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận một số dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV vừa qua, các đại biểu đã đề nghị dùng một loại giấy phép môi trường để thống nhất đầu mối quản lý và thực hiện chương trình cải cách hành chính mà Chính phủ đang quyết tâm triển khai.
Đảm bảo thống nhất, không chồng chéo
Theo đó, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã báo cáo một số nội dung lớn giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường. Trong đó có một số ý kiến đề nghị giải trình, làm rõ việc tích hợp các giấy phép về môi trường (bao gồm cả giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi).
Phát biểu đầu tiên trong phiên thảo luận, Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (đoàn Bến Tre) đồng tình với quan điểm tích hợp các loạt giấy phép về môi trường, trong đó bao gồm cả giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi. Theo đại biểu Thủy, nguyên tắc cấp giấy phép đều dựa trên đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Mặt khác, hiện nay việc phân cấp cấp phép vào công trình thủy lợi đang theo công trình chứ không theo quy mô, chưa tương thích với việc quản lý. Bên cạnh đó, trên thực tế, việc xả thải vào các công trình thủy lợi chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ do đó việc phân nhỏ cấp giấy phép là chưa phù hợp.
Việc tích hợp các giấy phép vào 1 giấy phép môi trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp mà vẫn bảo đảm công tác BVMT. Ảnh minh họa
"Chỉ dùng 1 loại giấy phép môi trường trong đó bao gồm cả nội dung cấp phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, thay thế 7 loại giấy tờ thủ tục hành chính về môi trường. Ngoài ra, cần có quy định cụ thể về việc này, từ xét duyệt ĐTM, cấp giấy phép đến hậu kiểm đảm bảo thống nhất và không trồng chéo".
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ thủy (đoàn Bến Tre)
Cũng cùng quan điểm này, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) cho rằng việc tích hợp vào 1 giấy phép này mang nhiều ý nghĩa trong bối cảnh Chính phủ đang thực hiện cải cách hành chính. Thứ nhất là giảm thủ tục hành chính, thứ hai là đảm bảo tính thống nhất, rõ trách nhiệm cũng như tuân thủ những nguyên tắc về một cơ quan chịu trách nhiệm chính. Mặt khác, việc này cũng đảm bảo tiếp cận tổng hợp về việc cấp giấy phép xả thải môi trường. Tuy nhiên cần phải làm rõ hơn, nhất chức năng các bộ liên quan.
Bộ TNMT đồng tình với các ý kiến
Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, với về nội dung tích hợp hai loại giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (theo quy định tại Luật Tài nguyên nước) giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (theo quy định tại Luật Thủy lợi), Bộ trưởng đồng tình với các ý kiến của các đại biểu là nội dung quản lý nước thải trong các giấy phép nêu trên là giống nhau. Do đó, riêng 1 đối tượng xả nước thải hiện đang phải chịu 2 thủ tục hành chính có nội dung tương đồng.
Bên cạnh đó, công trình thủy lợi chỉ là một bộ phận cấu thành của mạng lưới tài nguyên nước. Việc quy định có nhiều cơ quan cấp phép xả thải như hiện nay sẽ không bảo đảm nguyên tắc quản lý tổng hợp, một việc được giao nhiều cơ quan thực hiện sẽ gây chồng chéo, không rõ trách nhiệm của các cơ quan;... Ngoài ra, thực tế hoạt động xả thải của doanh nghiệp trên 1 đoạn sông (do cơ quan quản lý nhà nước về công trình thủy lợi quản lý) nhưng có thể tác động đến cả lưu vực (do cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường quản lý).
Theo quy định, các loại giấy phép, giấy xác nhận này là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp và đây là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (BVMT).
Để giải quyết được các bất cập nêu trên, bảo đảm thống nhất quản lý về BVMT nói chung, quản lý hoạt động xả nước thải vào nguồn nước nói riêng; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và vẫn bảo đảm công tác BVMT, việc quy định tích hợp các loại giấy phép, giấy xác nhận về BVMT hiện hành với các loại giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, xả nước thải vào công trình thủy lợi bằng 1 giấy phép môi trường là hết sức cần thiết.
Mùa mưa và nỗi lo hồ đập Ngày 17/8, Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về "An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ đập". Đây là vấn đề nhận được sự quan tâm của xã hội không chỉ trước mắt mà còn rất lâu dài. Vỡ đập Đầm Thìn ở...