Sớm tạo bứt phá để làm tốt vai trò dẫn dắt, kết nối
Tại hội nghị Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiệm vụ năm 2021, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, Chính phủ, chính quyền các địa phương và toàn hệ thống chính trị cần chủ động, tích cực quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện thật tốt, ngay từ đầu năm Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ bằng những chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, phù hợp thực tế, có tính khả thi cao, với tinh thần chung là phải chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo hơn, đạt kết quả tổng thể cao hơn các năm trước và nhiệm kỳ trước.
Chung sức cùng cả nước thực hiện hiệu quả các mục tiêu mà Trung ương đã đề ra trong năm 2021, cũng như thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển mạnh mẽ hơn nữa, sớm tạo ra xung lực mới, để đóng vai trò “đầu tàu” tăng trưởng, có nhiệm vụ dẫn dắt, kết nối các tỉnh trong khu vực theo tinh thần Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021, trong đó đề ra mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2021 ở mức từ 11% trở lên. Đây là con số thể hiện quyết tâm của tỉnh nhằm góp phần cùng cả nước vượt qua khó khăn, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu trong năm đầu tiên của thập kỷ mới.
Trong bối cảnh nhiều địa phương tăng trưởng âm, một số địa phương tăng trưởng mức dưới 5%, thì tăng trưởng GRDP năm 2020 của Thanh Hóa ở mức 6,08% không chỉ khẳng định thứ hạng vượt trội, mà còn là minh chứng cho cách làm giàu sáng tạo của tỉnh. Con số này cũng có thể xem là nhân tố truyền cảm hứng cho một số địa phương để vượt lên cản lực do ngoại cảnh bất lợi tác động.
Để duy trì đà tăng trưởng, tiếp tục cải thiện các chỉ số đánh giá, cạnh tranh của tỉnh cần có một cơ chế “kích hoạt” sự năng động của các ngành, địa phương, cơ quan trong tỉnh, trong đó sự quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu đóng vai trò rất quan trọng.
Người đứng đầu cần tận dụng lợi thế của ngành, địa phương mình phụ trách, chủ động bố trí nguồn lực, triển khai kịp thời, phù hợp các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Quyết liệt, linh hoạt, nhất là trong giải quyết những công việc phức tạp, công việc mới, từ đó tạo chuyển biến rõ nét về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Đặc biệt, các cấp chính quyền và các ngành tập trung thực hiện tốt một số nội dung mà Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra, đó là xây dựng hoàn chỉnh hệ thống văn bản, cơ chế, chính sách để thể chế hóa Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Xây dựng cơ chế, chính sách có tính chất đột phá, nhất là cơ chế, chính sách liên quan đến thu hút đầu tư, phát triển các ngành, lĩnh vực tỉnh có lợi thế. Hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư, quyết liệt giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án đã có quyết định, chủ trương đầu tư.
Cũng tại hội nghị Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiệm vụ năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gợi mở nhiều vấn đề với tinh thần tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội.
Video đang HOT
Hòa vào dòng chảy hành động đó, mỗi cấp, ngành cần linh hoạt, căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2021 mà HĐND tỉnh đã quyết nghị, cụ thể thành các chương trình hành động, tổ chức bài bản, tạo ra sự bứt phá, để Thanh Hóa sớm trở thành cực tăng trưởng mới, “đầu tàu” dẫn dắt, kết nối khu vực.
Thủ tướng: Năm 2021 phấn đấu tăng trưởng 6,5% hoặc cao hơn
Về phương hướng thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm. Đó là ngay từ đầu năm 2021, phải bắt tay vào việc ngay, không ngừng nghỉ, phải lăn xả vào công việc...
Trước tình hình thực tế về yêu cầu phát triển, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặt ra mục tiêu phấn đấu trong chỉ đạo điều hành đạt khoảng 6,5% hoặc cao hơn, đồng thời chuẩn bị các yếu tố nền tảng để tăng tốc trong giai đoạn từ 2022 trở đi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị.
Đó là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 29/12.
Tại hội nghị, Thủ tướng đánh giá cao tất cả 63 địa phương đều gửi bài tham luận với 319 kiến nghị cụ thể, trong ngày hôm qua đã có 20 địa phương phát biểu, có 84 kiến nghị về nhiều vấn đề lớn của đất nước, đặc biệt đề xuất các chính sách đặc thù và yêu cầu các bộ và Chính phủ hướng dẫn thực thi.
Đối với những vấn đề cụ thể không đưa vào nghị quyết, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và thông báo cho các địa phương, "các đồng chí bộ trưởng, tư lệnh ngành không được im lặng với các đề nghị của các địa phương".
Các đồng chí lãnh đạo các địa phương và các bộ, ngành thường xuyên trao đổi trực tiếp để xử lý vấn đề phát sinh, giải quyết những vấn đề vướng mắc, bức xúc trong sản xuất kinh doanh và đời sống, "không nên cứ phải văn bản qua, giấy tờ lại, gây mất thời gian, mất cả thời cơ xử lý", "không thể chờ đợi kéo dài, một cái phong cách làm việc mới phải được đưa ra để chấn chỉnh tình trạng quan liêu".
Đánh giá kinh tế-xã hội năm 2020 và 5 năm 2016-2020, Thủ tướng dẫn lại hai câu thể hiện khái quát nhất, sâu sắc nhất trong phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại hội nghị. Đó là, năm 2020 được xem là năm thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm qua với những kết quả, thành tích đặc biệt.
Những kết quả, thành tích đó đã góp phần làm nên những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện với nhiều dấu ấn nổi bật của nhiệm kỳ 2016-2020 và là thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 35 năm đổi mới làm cho đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".
Về phương hướng thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm. Đó là ngay từ đầu năm 2021, phải bắt tay vào việc ngay, không ngừng nghỉ, phải lăn xả vào công việc.
Để phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững thì phải duy trì nền tảng vĩ mô ổn định, bền vững. Không được để lạm phát cao và các cân đối lớn của quốc gia phải được giữ gìn, vun đắp.
Tiếp tục phấn đấu để Việt Nam luôn là nền kinh tế năng động, sáng tạo, phát triển nhanh nhưng ổn định, bền vững, không để xói mòn các yếu tố nền tảng vĩ mô mà chúng ta đã dày công gây dựng, nhất là trong 5 năm qua.
Cần xác định rõ mục tiêu tăng trưởng kinh tế là đặc biệt quan trọng. Tăng trưởng không chỉ tạo nên nền tảng vững chắc cho ổn định vĩ mô mà còn bảo đảm việc làm, thu nhập, tạo nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đồng thời góp phần chống tụt hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển. 1% tăng trưởng GDP sẽ giải quyết 300.000 việc làm, "không có việc làm thì người dân thu nhập từ đâu", Thủ tướng lấy ví dụ.
Chính phủ đã trình Bộ Chính trị, Trung ương và Quốc hội thống nhất mức tăng trưởng khoảng 6% GDP năm 2021. Thực tế trong thảo luận có ý kiến cho rằng nên đặt thấp hơn khoảng 5,5% nhưng cũng có ý kiến cho rằng nên cao hơn, khoảng 6,5-7%, nhiều tổ chức quốc tế còn dự báo khoảng 6,8-7%, thậm chí có tổ chức còn dự báo trên 8%.
Trước tình hình thực tế về yêu cầu phát triển, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặt ra mục tiêu phấn đấu trong chỉ đạo điều hành đạt khoảng 6,5% hoặc cao hơn, đồng thời chuẩn bị các yếu tố nền tảng để tăng tốc trong giai đoạn từ 2022 trở đi.
"Chúng ta cũng cần lưu ý rằng yêu cầu tăng trưởng kinh tế về số lượng cần phải gắn chặt với nâng cao chất lượng tăng trưởng và đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế". Tinh thần đặt ra là bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với mặt bằng của khu vực và thế giới, trong đó phấn đấu sớm đưa Việt Nam trở thành một cường quốc nông nghiệp với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả.
QUYẾT KHÔNG ĐỂ MẤT NIỀM TIN CỦA NHÂN DÂN
"Một câu hỏi đặt ra là quản trị thế nào để một địa phương, một ngành có hiệu quả hay chúng ta chỉ họp suốt mà không có sản phẩm", Thủ tướng nói. Nhiều địa phương còn lúng túng, chưa biết cách làm phù hợp. "Các địa phương phải làm ngay 2 việc, một là mặt bằng cho phát triển sản xuất, thứ hai là nguồn nhân lực để đón dòng đầu tư mới".
Nhấn mạnh vai trò của đột phá về kết cấu hạ tầng, yếu tố tạo nên kiềng ba chân, Thủ tướng cho biết, sau hội nghị này, sẽ phát lệnh khởi công một số công trình giao thông trọng điểm, liên vùng...
Thủ tướng cũng nhấn mạnh kiên quyết không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm, không để trường hợp Formosa thứ hai xảy ra. Không để tình trạng tăng trưởng nhanh nhưng phải trả giá đắt vì ô nhiễm môi trường để con cháu chúng ta sau này phải gánh chịu.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương ban hành kế hoạch cụ thể của các bộ, ngành, địa phương trước ngày 20/1/2021, "tổ chức triển khai phải quyết liệt, đồng bộ mà dân gian nói là sát sạt, chứ không nói chung chung đại khái, quan liêu".
Về đón Năm mới và Tết Nguyên đán 2021, Thủ tướng đề nghị không được lơ là trong phòng chống COVID-19, quản lý thị trường ổn định, bảo đảm cung cầu hàng hóa cho Tết. Đặc biệt không tổ chức đi chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp, nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo dưới mọi hình thức, không sử dụng xe công, tiền công vào hoạt động lễ hội, vui chơi.
Thủ tướng lưu ý, chúng ta làm kế hoạch 2021 nhưng cũng phải nghĩ dài hơi hơn, đó là quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch quốc gia, kế hoạch đầu tư trung hạn 2021-2025. "Tôi nói ví dụ như đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam như thế nào, đường sắt từ Tp.HCM đi miền Tây Nam Bộ thế nào, đường cao tốc từ Tây Nguyên xuống duyên hải miền Trung sẽ có phương án nào trong tương lai".
Cho nên từng cấp, từng ngành phải gỡ nút thắt để bừng lên sự phát triển bền vững, một tinh thần là không được để người dân và doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế mất niềm tin vào Chính phủ, vào Bộ trưởng, vào Chủ tịch, Bí thư các tỉnh, thành phố.
Chùm ảnh: Ngày thứ 2 Hội nghị Chính phủ với địa phương Sáng 29/12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Hội nghị Chính phủ với địa phương bước sang ngày làm việc thứ 2 theo hình thức trực tuyến với nội dung tham luận của các Bộ trưởng, Thành viên Chính phủ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Trong ngày làm việc thứ 2 Hội...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện thi thể đang phân hủy trôi dạt trên biển Phú Yên

Tây Ninh: Làm rõ vụ hành hung người đi đường

Nổ lớn tại quán bia ở Quảng Ninh

Chuông kêu inh ỏi, gác chắn đã hạ, ô tô vẫn bất chấp lao qua đường ray

Dùng mánh khóe 'né' ùn tắc, người đi xe máy ở Hà Nội ngẩn người vì bị phạt 5 triệu

Liên tục xảy ra tai nạn trước khu vực trạm trung chuyển rác Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức

Thông tin "suất cơm bán trú có vài lát chả, ít rau": Hiệu trưởng lên tiếng

Ba người tử vong khi nạo vét giếng

Bộ Y tế: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm bếp ăn khiến 33 người ở Đồng Tháp đau bụng, nôn

Tài xế vái lạy, van xin vẫn bị đập ô tô ở TPHCM

59 người chóng mặt, buồn nôn phải vào viện sau khi ăn cỗ cưới

Mặt đất nứt nẻ, bùn màu vàng phun trào ở Phú Yên
Có thể bạn quan tâm

Giả nữ sinh lừa đảo 'đại gia' 5,7 tỉ đồng, bị phạt 18 năm tù
Pháp luật
21:09:16 09/04/2025
Bệnh xá đảo Trường Sa cấp cứu ngư dân
Sức khỏe
21:06:00 09/04/2025
Nhóm nhạc 5 triệu bản làm 1 điều bất ngờ tại Việt Nam
Nhạc quốc tế
21:05:57 09/04/2025
Điều đẹp nhất hôm nay khiến hơn 1 triệu người Việt phải dừng lại!
Netizen
21:01:16 09/04/2025
5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn
Thế giới
20:56:41 09/04/2025
Động thái mới nhất của bạn thân HIEUTHUHAI giữa loạt tin đồn tiêu cực về chuyện tình yêu 8 năm
Nhạc việt
20:55:36 09/04/2025
Chứng "ám ảnh" của David Beckham khiến vợ con khó chịu
Sao thể thao
20:35:16 09/04/2025
Nóng: Lộ ảnh Kim Sae Ron hẹn hò trai lạ vào năm 2019, Kim Soo Hyun được "tẩy trắng"?
Sao châu á
20:21:10 09/04/2025
Netizen đổ xô vào xem 1 giờ đêm Bình An bị vợ Á hậu nhất quyết đòi làm 1 việc
Sao việt
20:10:55 09/04/2025
Tang lễ ám ảnh: Quan tài rơi thẳng xuống huyệt, suýt "chôn sống" cả người khiêng
Lạ vui
19:31:13 09/04/2025