Sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển công…
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng trong giai đoạn hiện nay, việc sớm hoàn thành các cơ chế, chính sách đồng bộ để phát triển công nghiệp hỗ trợ là yêu cầu cấp thiết, mang tính quyết định đến việc phát triển các ngành sản xuất then chốt của nền kinh tế.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm việc với một số bộ, ngành để xem xét các giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển. Ảnh: VGP/Xuân Tuyến
Sáng 22/6 tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã làm việc với một số bộ, ngành để tìm hiểu thực trạng, đồng thời xem xét các giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển.
Tham dự cuộc làm việc có Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ, lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Công Thương, Kế hoạch & Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam.
Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu và phụ tùng để cung cấp cho sản phẩm hoàn chỉnh.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, công nghiệp hỗ trợ quyết định giá thành sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm hoàn chỉnh, đặc biệt là vấn đề làm chủ công nghệ và năng lực tay nghề của người lao động.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng trong giai đoạn hiện nay, việc sớm hoàn thành các cơ chế, chính sách đồng bộ để phát triển công nghiệp hỗ trợ là yêu cầu cấp thiết, mang tính quyết định đến việc phát triển các ngành sản xuất then chốt của nền kinh tế.
Thời gian qua, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đã được ưu tiên đầu tư, phát triển. Tuy nhiên, mới chỉ một số lĩnh vực đáp ứng được yêu cầu.
Cụ thể trong lĩnh vực sản xuất ô tô, mặc dù được đánh giá là thị trường rất tiềm năng, nhưng cho đến nay theo báo cáo của Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn chưa đạt tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản. Dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra.
Ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ô tô đã hình thành, nhưng còn yếu kém, chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, săm-lốp, sản phẩm nhựa… Chỉ một số ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe.
Xác định tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp phụ trợ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, sẽ tập trung hỗ trợ và ưu đãi 6 ngành ưu tiên phát triển: Dệt-may, da-giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao. Các chính sách sẽ ưu tiên hỗ trợ về nghiên cứu và phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế về công nghiệp hỗ trợ, phát triển thị trường.
Nhiều chính sách ưu đãi thuế cũng đã được áp dụng để khuyến khích doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Chẳng hạn, nếu thuộc đối tượng ưu đãi, doanh nghiệp sẽ được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm (Luật Đầu tư 2014, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp). Nhà nước cũng miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ còn được hưởng nhiều ưu đãi khác như miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất; được vay với lãi suất ưu đãi…
Tuy nhiên, những chính sách hiện hành hiện vẫn chưa hoàn thiện và đồng bộ, do đó chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phát triển.
Tại cuộc họp, các bộ, ngành đã đưa ra một số giải pháp, cơ chế, chính sách trước mắt và lâu dài để thúc đẩy phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
Xuân Tuyến
Theo NTD
Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân lĩnh vực công nghệ thông tin
Để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), đẩy mạnh thu hút đầu tư phục vụ cho phát triển CNTT theo các mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cần thiết phải có thêm các chính sách hỗ trợ, trong đó có chính sách ưu đãi thuế nhằm thúc đẩy hơn nữa ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam.
Đó là một trong những nội dung của Nghị quyết về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam vừa được Chính phủ ban hành.
Theo đó, đối với các giải pháp về chính sách ưu đãi thuế thuộc thẩm quyền của Quốc hội, bổ sung thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện các dự án: sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số, dịch vụ phần mềm, sản xuất sản phẩm CNTT trọng điểm, dịch vụ khắc phục sự cố an toàn thông tin, bảo vệ an toàn thông tin được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như mức đang áp dụng đối với dự án sản xuất sản phẩm phần mềm theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực CNTT, là đội ngũ những người có trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT; dịch vụ công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT, quản lý hoạt động công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT; vận hành các thiết bị, dây truyền sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT; quản lý an toàn hệ thống thông tin.
Sản phẩm công nghệ của Tập đoàn VNPT tại một cuộc triển lãm.Ảnh VNPT
Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ báo cáo Quốc hội việc sửa đổi, bổ sung các Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập các nhân để thực hiện các giải pháp trên vào thời điểm thích hợp.
Đối với các giải pháp về chính sách ưu đãi thuế thuộc thẩm quyền của Chính phủ, bổ sung các hoạt động CNTT cần đặc biệt khuyến khích là: Sản xuất và dịch vụ phần mềm; dịch vụ thiết kế, tư vấn CNTT; dịch vụ tích hợp hệ thống; dịch vụ quản lý, duy trì hệ thống CNTT (ứng dụng, mạng, thiết bị); dịch vụ thuê ngoài hệ thống CNTT; dịch vụ bảo mật hệ thống thông tin không sử dụng mật mã dân sự; dịch vụ xử lý, khai thác dữ liệu cơ sở dữ liệu; dịch vụ tìm kiếm thông tin trên mạng; dịch vụ trung tâm dữ liệu Data center; dịch vụ thuê ngoài BPO, KPO cho xuất khẩu; dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử vào Danh mục hoạt động thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
Trường hợp dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực CNTT cần đặc biệt khuyến khích đầu tư nêu trên có sử dụng thường xuyên trên 1.000 lao động (kể cả trường hợp dự án đã hết thời gian gian 15 năm hưởng thuế suất 10%), được kéo dài thêm thời gian áp dụng mức thuế suất 10% trong 15 năm.
Đinh Bách
Theo_VnMedia
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: một số công trình có chất lượng thấp Sáng nay (15/1), Bộ Xây dựng thực hiện triển khai nhiệm vụ năm 2016. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm ngành này đặt ra cho năm 2016 là nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm bất động sản, xây dựng. Năm 2015, giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt khoảng 974 nghìn tỷ đồng (tăng 11,4% so với năm 2014). Đánh...