Sớm đưa phần đi nổi tuyến đường sắt đô thị Nhổn ga Hà Nội vào hoạt động
Sáng 27/10, Phó Bí thư thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã kiểm tra việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội (tuyến số 3) trên địa bàn quận Đống Đa, quận Ba Đình.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến kiểm tra sơ đồ, thiết kế ga S11, dự án tuyến đường sắt đô thị, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội. Ảnh: hanoimoi.com.vn
Tại đây, cùng với yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công phần đi ngầm, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cũng giao Ban Quản lý Đường sắt đô thị thành phố nghiên cứu, sớm đưa phần công trình đi nổi của dự án vào sử dụng, góp phần giải quyết vấn đề giao thông của thành phố.
Theo Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến, đến nay, quận Ba Đình đã ban hành xong các quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ, thực hiện chi trả toàn bộ số tiền bồi thường hỗ trợ gần 50 tỷ đồng cho các hộ dân; bố trí tái định cư với 13 căn tại nhà N07 khu 5.3ha Dịch Vọng và đã thực hiện xong công tác thu hồi mặt bằng bàn giao cho chủ đầu tư, đảm bảo công tác thi công dự án.
Riêng đối với 18 trường hợp bị ảnh hưởng trên địa bàn phường Kim Mã, quận và Ban quản lý đường sắt Hà Nội đã hoàn thành phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ cho các trường hợp này với tổng số tiền hơn 8,2 tỷ đồng. Đến nay, đã tổ chức chi trả xong cho 18/18 hộ gia đình.
Tại địa bàn quận Đống Đa, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định cho biết, quận và Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tạm cư cho 30/30 hộ trong tháng 9/2022. Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã hoàn thành chi trả tiền cho 30/30 hộ trong tháng 9/2022.
Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết thêm, Ban cũng đã ban hành quyết định phê duyệt phương án điều chỉnh, bổ sung kinh phí thuê trụ sở tạm cho Công an phường Văn Chương và chi trả tiền cho chủ sở hữu nhà ở, công trình cho thuê tại địa chỉ số 67 ngõ Lương Sử C (phường Văn Chương, quận Đống Đa).
Video đang HOT
Ngoài ra, đối với việc xem xét bán 1 căn hộ tái định cư cho 1 hộ dân bị thu hồi đất tại ga S9, ngày 25/10/2022, UBND thành phố đã có Văn bản số 3543/UBND- TNMT chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng và Liên ngành thành phố bán 1 căn hộ trong quỹ nhà tái định cư của dự án cho hộ gia đình ông Phạm Văn Tuyên và bà Phạm Thị Huệ nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng ga S9, quận Ba Đình và Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội sẽ thông báo đến hộ gia đình và tiến hành các thủ tục liên quan để bàn giao căn hộ tái định cư cho hộ gia đình trong thời gian sớm nhất.
Kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư thường trực Thành uỷ Hà Nội đã đề nghị các sở, ngành liên quan phối hợp với quận Ba Đình khẩn trương tiến hành các thủ tục để bàn giao nhà tái định cư đối với gia đình ông Phạm Văn Tuyên và bà Phạm Thị Huệ, xong trong tháng 11/2022.
Cùng với đó, các sở, ngành liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý Đường sắt đô thị, các quận Ba Đình và Đống Đa trong việc nắm sát tình hình; tiếp tục tuyên truyền, vận động, tạo đồng thuận, ủng hộ của người dân trong quá trình triển khai dự án…
Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ thi công phần đi ngầm, sớm đưa phần công trình đi nổi của dự án vào sử dụng, Ban quản lý dự án cần nghiên cứu, tham mưu thống nhất về mặt công nghệ sử dụng đối với các dự án đường sắt đô thị để đảm bảo thuận lợi nhất trong quá trình quản lý, khai thác, vận hành, bảo dưỡng các tuyến đường sắt đô thị sau này.
Hà Nội khởi công dự án tăng cường giao thông đô thị
Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2022), sáng 7/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khởi công dự án tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội.
Lễ khởi công xây dựng. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Andrew Jeffries tham dự lễ khởi công.
Với tổng vốn đầu tư 54,75 triệu USD; trong đó 48,95 triệu USD vay từ Quỹ Công nghệ sạch CTF, Ngân hàng Phát triển Châu Á và 5,8 triệu USD vốn đối ứng từ ngân sách thành phố, dự án tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội gồm 3 hợp phần.
Theo đó, hợp phần 1 là cải tạo tiếp cận nhà ga trong vòng bán kính 100 - 500 m của các nhà ga dọc theo tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (12 nhà ga); xây dựng các điểm trung chuyển tại ga số 8 (Cầu Giấy) và ga số 9 (Ngọc Khánh); xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi nghiên cứu để tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách tiếp cận các nhà ga của tuyển đường sắt đô thị số 3.
Ngoài ra, hợp phần này còn xây dựng mở rộng Cầu Giấy cho người đi bộ; cải tạo, chỉnh trang, thảm lại mặt đường bằng bê tông nhựa; sơn kẻ, tổ chức giao thông khu vực các nhà ga số 8, 9, 10, 11, 12; cào bóc, xử lý móng, mặt đường tại các vị trí hư hỏng; sơn kẻ, tổ chức giao thông đoạn từ ga 6 đến ga 8 (đoạn Xuân Thủy - Cầu Giấy); cải tạo đồng bộ hè, đường, tổ chức giao thông đoạn từ Nhổn - Xuân Thủy (từ ga số 1 đến ga số 6).
Hợp phần 2 là các giải pháp giao thông công cộng, bao gồm thí điểm sử dụng loại xe buýt có lượng phát thải thấp và công nghệ mới (xe điện); sử dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) trên xe buýt và hệ thống thông tin kiểm soát vận hành; cải thiện trạm dừng xe buýt giữa các ga metro; đầu tư xây dựng hệ thống dịch vụ bảo dưỡng, hạ tầng dịch vụ, hệ thống trạm sạc (depot) tại khu vực Trạm trung chuyển đa phương thức, điểm đỗ xe công cộng và điểm đầu cuối xe buýt tại phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm.
Cuối cùng là hợp phần nghiên cứu các chính sách và quy định khuyến khích sử dụng giao thông công cộng; hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân; hạn chế phát thải.
Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội Nguyễn Chí Cường phát biểu tại lễ khởi công. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội Nguyễn Chí Cường cho biết, dự án tăng cường giao thông đô thị bền vững cho tuyến đô thị số 3 Hà Nội là dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nên việc triển khai phải đảm bảo tuân thủ hiệp định vay đã ký kết và quy định của nhà tài trợ,
Dự án trải dài qua 6 quận, huyện là Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm. Nhà thầu vừa thi công vừa phải đảm bảo giao thông đi lại thông suốt khi tuyến dường này. Bởi đây là trục giao thông chính vào trung tâm thành phố, có các nút giao thông lớn, phức tạp thường xuyên xảy ra ùn tắc. Để khắc phục, Ban quản lý dự án sẽ phối hợp đơn vị thi công, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế xây dựng kế hoạch và tiến độ triển khai chi tiết, cụ thể, nghiên cứu giải pháp phân luồng giao thông khoa học, hợp lý, phối hợp chặt chẽ kịp thời với các đơn vị liên quan để thi công dự án đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu tại lễ khởi công. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh, đây là dự án thuộc chương trình số 03 ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội được đầu tư bằng nguồn vốn của thành phố và vốn vay từ Quỹ Công nghệ sạch CTF do Ngân hàng Phát triển châu Á quản lý, nhằm mục tiêu tăng cường hiệu quả cho tuyến đường sắt đô thị số 3 khi đưa vào khai thác, sử dụng. Việc triển khai đầu tư xây dựng dự án là rất cần thiết.
Để việc đầu tư xây dựng dự án đảo bảo tiến độ, yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố chủ trì phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn thực hiện quản lý dự án đúng quy định của Nhà nước và nhà tài trợ, tuân thủ các quy định về trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật, thi công công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hiệu quả, kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh, đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của việc thi công đến đời sống của người dân trong khu vực, sớm đưa công trình vào khai thác, sử dụng phát huy hiệu quả dự án.
Các công nhân và phương tiện, máy móc đơn vị thi công tham gia xây dựng dự án. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan cân đối ưu tiên bố trí vốn kịp thời cho dự án theo tiến độ thực hiện. Sở Giao thông và Vận tải, Sở Xây dựng thường xuyên phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ban quản lý dự án trong quá trình triển khai thi công dự án, đảm bảo quản lý chất lượng công trình xây dựng đúng quy định.
Công an thành phố phối hợp với Sở Giao thông vận tải và UBND các quận liên quan hướng dẫn chủ đầu tư tổ chức giao thông để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trong khu vực dự án. UBND các quận có liên quan đến giải phóng mặt bằng dự án khẩn trương bàn giao mặt bằng cho dự án để nhà thầu có thể triển khai thi công ngay sau lễ khởi công.
Các nhà thầu thi công xây dựng, đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, đảm bảo thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư tổ chức thi công, giám sát xây dựng công trình đảm bảo chất lượng, phấn đấu vượt tiến độ và tuyệt đối an toàn trong lao động.
Các tỉnh phía Nam đề xuất một số cơ chế để đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 3 Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh, UBND TP Hồ Chí Minh cùng UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An đã đề xuất Chính phủ thêm một số cơ chế để đẩy nhanh tiến độ của dự án đường Vành đai 3 và sớm khởi công, dự kiến vào tháng 6/2023. Ông Phạm Đức Hải, Phó...