Sớm công bố giá máy xét nghiệm nhập khẩu
Bộ Y tế làm việc với Tổng cục Hải quan, sớm công bố giá mua thiết bị xét nghiệm nhập khẩu cùng chi phí vận chuyển, thuế… để có mức giá phù hợp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra yêu cầu trên tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với các địa phương về phòng chống Covid-19 chiều 12/8.
Với thiết bị, sinh phẩm nhập khẩu phục vụ xét nghiệm, Thủ tướng đồng ý mời một số nhà nhập khẩu đến đàm phán, đưa ra giá trần để “cứ thế mua công khai, minh bạch”.
Chia sẻ thời gian qua nhận được nhiều phàn nàn không dám mua sinh phẩm và kit xét nghiệm vì sợ vi phạm, Thủ tướng đề nghị thành lập tổ liên ngành gồm Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đại diện một số bệnh viện lớn… mời các nhà sản xuất đến làm việc, xác định mức giá kit xét nghiệm nCoV.
Mức giá bao gồm giá thành do doanh nghiệp thông báo, lợi nhuận cần thiết, giá chuyển giao công nghệ. Sau đó, tổ liên ngành sẽ chốt mức giá trần kit xét nghiệm để thông báo đến các địa phương. “Không tham nhũng, tiêu cực, không có gì phải ngại, không đẩy trách nhiệm lên cấp trên”, Thủ tướng nói.
Nhân viên y tế Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam làm xét nghiệm mẫu bệnh phẩm. Ảnh: Đắc Thành
Thời gian qua, một số địa phương đã phát hiện tiêu cực trong việc mua máy xét nghiệm. Hồi tháng 4, Bộ Công an đã khởi tố ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội và 6 người với cáo buộc gian lận mua sắm hệ thống Realtime PCR. Nhà chức trách cho biết, khi nhập về Việt Nam, giá máy khoảng 2,3 tỷ đồng, tuy nhiên qua mua bán lòng vòng, đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, lên đến 7 tỷ đồng.
Cuối tháng 6, thanh tra tỉnh Quảng Nam kết luận, gói thầu mua sắm hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động 7,2 tỷ đồng có vi phạm trong quá trình xây dựng giá, thẩm định giá tại Sở Y tế và Sở Tài chính. Vì vậy, thanh tra kiến nghị Chủ tịch tỉnh hủy thầu đối với gói thầu này.
Realtime PCR được giới thiệu là hệ thống mở cho phép chạy được nhiều loại hóa chất có thể xét nghiệm được nhiều loại bệnh truyền nhiễm, không riêng nCoV. Trên thị trường, phần lớn máy phải nhập từ Đức hoặc một số nước châu Âu với giá từ 2,5 tới 10 tỷ đồng, tùy công suất và cấu hình.
Bệnh viện tư nhân đầu tiên được xét nghiệm Covid-19
Bệnh viện Gia An 115 (TP.HCM) được Bộ Y tế chấp nhận chủ trương thực hiện xét nghiệm sàng lọc Covid-19.
Ngày 3/4, Bác sĩ Trương Vĩnh Long - Giám đốc Bệnh viện Gia An 115 (quận Bình Tân, TP.HCM) cho biết, đơn vị gửi công văn xin phép Bộ Y tế được thực hiện xét nghiệm sàng lọc Covid-19 từ ngày 1/4 và ngày 2/4 nhận được sự chấp thuận của Bộ.
Đây là cơ sở y tế tư nhân đầu tiên trên cả nước được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm này.
Cụ thể, Bộ Y tế đồng ý cho Bệnh viện Gia An 115 được xét nghiệm sàng lọc Covid-19 và phải thực hiện theo Quyết định 1282 về hướng dẫn tạm thời việc xét nghiệm Covid-19 của Bộ.
Bộ Y tế cũng yêu cầu bệnh viện phải có kế hoạch, chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân sự, trang thiết bị y tế theo quy định để phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh cho người mắc Covid-19 khi có nhu cầu điều trị và được Bộ Y tế thẩm định cho phép thực hiện.
Buổi công bố bệnh viện tư nhân đầu tiên được chấp nhận chủ trương xét nghiệm Covid-19.
Theo ông Long, sau khi có giấy phép, bệnh viện sẽ xét nghiệm với những người chủ động đến bệnh viện hoặc gửi mẫu xét nghiệm và có thu phí. Bệnh viện đang thực hiện quy trình xin giấy phép và sẽ bắt đầu tiến hành lấy mẫu xét nghiệm sớm nhất.
Tính đến nay, TP.HCM có 6 đơn vị được thực hiện xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 bao gồm: Viện Pasteur TP.HCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng TP.HCM và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM.
Video: Hà Nội bắt đầu xét nghiệm nhanh những người nhiễm Covid-19
NHẬT LINH
TP.HCM: Người về sau cách ly tập trung vẫn có thể bị cách ly lại 'Những người hết thời gian cách ly tập trung trở về TP.HCM nếu chưa xét nghiệm lần 2 thì chúng tôi sẽ tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm, thậm chí tiếp tục đưa vào khu cách ly tập trung', bác sĩ Nguyễn Trí Dũng khẳng định. Sáng 3-4, Trung tâm báo chí TP.HCM tổ chức họp báo thông tin về tình hình các...