Solomon cam kết không để Trung Quốc đặt căn cứ quân sự
Chính phủ Australia đã nhận được đảm bảo từ chính quyền Quần đảo Solomon rằng quốc đảo Thái Bình Dương sẽ không cho phép Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự tại nước này.
Ngoại trưởng Australia trong một tuyên bố gần đây cho biết nước này đã nhận được cam kết từ Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare đảm bảo rằng quốc gia Thái Bình Dương này không có ý định cho phép Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự theo thỏa thuận an ninh chuẩn bị được hai bên ký kết.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho biết Solomon cam kết không cho Trung Quốc đặt căn cứ quân sự. Ảnh: AAP.
Trả lời phỏng vấn của hãng truyền thông ABC của Australia vào tối qua (17/4), Ngoại trưởng Marise Payne khẳng định đảm bảo từ chính quyền Solomon là rất quan trọng. Đây là kết quả của các cuộc thảo luận song phương giữa các quan chức cấp cao của hai bên, trong đó có Thủ tướng Scott Morrison và Thủ tướng Sogavare.
Ngoại trưởng Australia cũng cho biết nước này đã hỗ trợ an ninh cho Solomon trong một thời gian dài và hợp tác an ninh song phương sẽ vẫn tiếp diễn ngay cả khi quốc đảo Thái Bình Dương ký kết một thỏa thuận an ninh với Trung Quốc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Payne cho biết Australia và một số quốc gia trong khu vực quan ngại về sự không minh bạch trong thỏa thuận an ninh giữa Solomon và Trung Quốc và vấn đề này sẽ được thảo luận trong khuôn khổ của Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương.
Vào cuối tháng 3/2022, trên mạng xã hội lan truyền một bản nháp thỏa thuận an ninh giữa Solomon và Trung Quốc, trong đó có nội dung cho phép các tàu quân sự của Trung Quốc thường xuyên hiện diện tại quốc gia Thái Bình Dương này và Trung Quốc cũng có thể điều binh sĩ và cảnh sát đến để bảo vệ các lợi ích của nước này tại Solomon. Bản dự thảo còn yêu cầu các bên tham gia không tiết lộ nội dung thỏa thuận.
Chính phủ Solomon cho biết các quan chức của nước này và Trung Quốc đã ký tắt thỏa thuận an ninh và khẳng định Solomon sẽ không cho phép bất cứ quốc gia nào được đặt căn cứ quân sự. Tuy nhiên, Mỹ, Australia, New Zealand và một số quốc gia Thái Bình Dương cho rằng việc Solomon và Trung Quốc ký thỏa thuận an ninh và Trung Quốc gia tăng hiện diện quân sự tại một địa điểm chỉ cách Australia khoảng 2.000 km sẽ gây mất ổn định an ninh và có thể dẫn đến nguy cơ quân sự hóa trong khu vực.
Quốc đảo nhỏ trở thành mặt trận mới trong cạnh tranh Mỹ - Trung
Quốc đảo Thái Bình Dương Solomon trở thành nơi Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh trực diện, trong bối cảnh Bắc Kinh đang gia tăng tầm ảnh hưởng tại đây.
Một góc quần đảo Solomon (Ảnh: Reuters).
AP đưa tin, Mỹ thông báo sẽ mở đại sứ quán ở quần đảo Solomon, nhấn mạnh động thái này nhằm gia tăng tầm ảnh hưởng của Washington ở quốc gia Nam Thái Bình Dương trước khi Trung Quốc hiện diện rộng rãi tại đây.
Quyết định được công bố trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hạ cánh xuống Fiji vào sáng nay, trong khuôn khổ chuyến công du Thái Bình Dương của nhà ngoại giao hàng đầu Washington.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, người dân Solomon ghi nhớ lịch sử chiến đấu của họ cùng Mỹ trong Thế chiến II, nhưng Washington đang đối mặt với mối đe dọa bị suy giảm vị thế khi Trung Quốc bị cáo buộc đang "ráo riết tìm cách lôi kéo" các chính trị gia và doanh nhân cấp cao tại quốc đảo này.
Ba tháng trước, quốc đảo nhỏ 700.000 dân này từng rúng động sau vụ bạo loạn tồi tệ khởi nguồn từ các cuộc biểu tình ôn hòa. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới biểu tình, trong đó có các vấn đề về mặt kinh tế và lo ngại về mối liên hệ ngày càng gia tăng giữa Solomon và Trung Quốc. Các phần tử bạo loạn đốt các tòa nhà và cướp phá cửa hàng.
Mỹ từng có đại sứ quán ở Solomon trong 5 năm, trước khi đóng cơ sở này vào năm 1993. Kể từ đó, các nhà ngoại giao Mỹ ở nước láng giềng Papua New Guinea kiêm nhiệm luôn vị trí ở Solomon.
Việc Washington mở sứ quán được xem là phù hợp với chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Mỹ mới công bố hôm 11/2, trong đó nhấn mạnh việc thiết lập quan hệ với đối tác, đồng minh trong khu vực được xem là cách để đối phó với Trung Quốc khi Bắc Kinh ngày càng gia tăng tầm ảnh hưởng và tham vọng.
Trong thông báo gửi tới Quốc hội, Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Trung Quốc đã "sử dụng chiến lược quen thuộc là những lời hứa phóng đại, các khoản vay cơ sở hạ tầng tốn kém và mức nợ tiềm ẩn nguy hiểm" khi trao đổi với các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp ở Solomon.
"Mỹ có lợi ích chiến lược trong việc tăng cường mối quan hệ chính trị, kinh tế và thương mại của chúng tôi với Quần đảo Solomon, quốc đảo lớn nhất ở Thái Bình Dương không có Đại sứ quán Mỹ," thông báo viết.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, họ sẽ chưa xây đại sứ quán mới ngay lập tức, nhưng sẽ thuê một cơ sở với mức chi phí ban đầu 12,4 triệu USD. Đại sứ quán sẽ được đặt ở thủ đô Honiara và sẽ có 2 nhân viên ngoại giao Mỹ và 5 nhân sự địa phương.
Thỏa thuận an ninh của Trung Quốc với Solomon 'báo động' khu vực Thái Bình Dương Không giống như căn cứ ở Djibouti, nơi Trung Quốc có các lợi ích thương mại trong khu vực cần bảo vệ, sự hiện diện ở quần đảo Solomon của Bắc Kinh có thể nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ. Theo hãng tin AP mới đây, một thỏa thuận an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon đã khiến cho khu...