Soi tình hình hoạt động của công ty hợp tác sản xuất vắc xin với Vingroup
Tập đoàn Vingroup vừa ký kết với Tập đoàn Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vắc xin Covid-19 của Arcturus tại Việt Nam.
Tập đoàn Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) sẽ chuyển giao độc quyền công nghệ cho VinBioCare sản xuất vắc xin Covid-19 của Arcturus tại Việt Nam. (Ảnh: SDBJ)
Theo thỏa thuận, Arcturus sẽ cấp giấy phép độc quyền và chuyển giao công nghệ cho Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học VinBioCare (một thành viên của Vingroup) tiến hành sản xuất vắc xin phòng Covid-19 có tên VBC-COV19-154 (dựa trên sáng chế vắc xin ARCT-154 của Arcturus). Vắc xin này có khả năng chống lại biến chủng mới nguy hiểm như Delta (Ấn Độ), Alpha (Anh), Beta (Nam Phi), Gamma (Brazil)… Tiến độ chuyển giao dự kiến bắt đầu từ tháng 8.
VinBioCare sẽ trả trước 40 triệu USD và chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan đến việc chuyển giao công nghệ. VinBioCare cũng sẽ thanh toán tiền thuốc mRNA do Arcturus cung cấp và tiền bản quyền sản xuất vắc xin tại Việt Nam.
Ông Joseph Payne, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Arcturus, cho biết: “Chúng tôi vui mừng thông báo về quan hệ hợp tác này với Vingroup và hợp đồng này với công ty con VinBioCare để thành lập một cơ sở sản xuất vắc xin phòng Covid-19 với công suất lên đến 200 triệu liều mỗi năm. Chúng tôi mong muốn đóng vai trò ý nghĩa trong việc cung cấp vắc xin hiệu quả và an toàn cho Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới”.
Được thành lập vào năm 2013 và có trụ sở tại San Diego, California (Mỹ), Arcturus Therapeutics là một trong những công ty hàng đầu về vắc xin và thuốc mRNA giai đoạn lâm sàng. Các liệu pháp RNA và vắc xin của Arcturus rất đa dạng, bao gồm vắc xin phòng chống SARS-CoV-2 và cúm…
Các công nghệ của Arcturus đã được cấp 222 sáng chế và đăng ký sáng chế tại nhiều nước như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nước khác. Đối tác của Arcturus gồm các hãng dược phẩm Janssen Pharmaceuticals, Johnson & Johnson, Ultragenyx Pharmaceutical, Takeda Pharmaceutical…
Arcturus Therapeutics cũng đang cùng với Trường Y Duke – Đại học Quốc gia Singapore (NUS) hợp tác phát triển loại vắc xin Covid-19 mới có tên ARCT- 021 được bào chế dưới dạng đông khô, giúp dễ dàng và ít tốn kém hơn trong việc phân phối và lưu trữ. Công ty đang đàm phán với cơ quan quản lý Mỹ để tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 của sản phẩm.
Video đang HOT
Nguồn thu chính của Arcturus là từ phí cấp phép và các khoản thanh toán hợp tác từ thỏa thuận nghiên cứu và phát triển với các đối tác dược phẩm và công nghệ sinh học. Tuy vậy, công ty hiện vẫn chưa có lãi.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý I kết thúc vào tháng 3 vừa qua, Arcturus đạt doanh thu 2,13 triệu USD, cùng kỳ năm ngoái đạt 2,65 triệu USD.
Tổng chi phí hoạt động trong quý I của Arcturus là 59,8 triệu USD, tăng so với mức 12,1 triệu USD cùng kỳ năm ngoái và 33,3 triệu USD quý trước đó. Trong đó, chi phí sản xuất và thử nghiệm lâm sàng cho chương trình ARCT-021 cao hơn 17,2 triệu USD.
Tuy vậy, tính đến ngày 31/3, số dư tiền mặt cuối kỳ của công ty đạt 466,9 triệu USD, tăng so với mức 463 triệu USD tính đến ngày 31/12/2020. Dựa trên kế hoạch hiện tại, Arcturus cho biết, lượng tiền mặt này đủ để hỗ trợ hoạt động của công ty trong 2 năm tới.
Ngay sau thông tin hợp tác với Vingroup, cổ phiếu ARCT của Arcturus Therapeutics đã tăng hơn 7% lên mức 33,63 USD, nâng vốn hóa của Arcturus Therapeutics lên 872,3 triệu USD.
Lời nhắn cuối cùng của bệnh nhân Covid-19 Mỹ: "Giá như tiêm vắc xin"
Người đàn ông 39 tuổi tại Mỹ ân hận vì không tiêm vắc xin trước khi tử vong vì Covid-19.
Ông bố Michael Freedy đã nhập viện điều trị Covid-19 và qua đời (Ảnh: Fox).
Hơn 3 tuần trước, Jessica DuPreez cùng chồng, Micheal Freedy, và 5 đứa con đã rời quê nhà ở Las Vegas để đi nghỉ dưỡng ở San Diego, bang California, Mỹ. Đó là khoảng thời gian tuyệt vời với gia đình họ.
Sau chuyến đi, Freedy, 39 tuổi, trở về với phần da bị cháy nắng nghiêm trọng và có một số triệu chứng bất thường như chán ăn, buồn nôn, sốt, chóng mặt.
Freedy nghỉ làm việc và ở nhà trong 2 ngày. Anh vẫn không thể ăn, ngủ và cơ thể luôn nóng. Tuy vậy, anh vẫn nghĩ triệu chứng này là do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời.
Freedy tới bệnh viện để thăm khám, nhưng không phát hiện điều gì bất thường. Trở về nhà, anh vẫn cảm thấy không khỏe.
Freedy sau đó tới một bệnh viện khác. Tại đây, anh nhận kết quả xét nghiệm dương tính với virus gây đại dịch Covid-19.
"Anh ấy hoảng loạn, nói rằng anh ấy không muốn chết và không muốn để lại những đứa con không có bố", DuPreez nói.
Khi đó, DuPreez tin rằng chồng cô sẽ sớm hồi phục vì anh vẫn còn trẻ và có sức khỏe tương đối tốt. Freedy quyết định tự cách ly tại nhà.
Tuy nhiên, tình hình sức khỏe của Freedy ngày càng trầm trọng. Anh thức giấc vào lúc 3 giờ sáng, nói với vợ rằng anh không thể đứng thẳng và không thể thở được.
DuPreez đưa chồng tới bệnh viện. Nồng độ ôxy trong máu Freedy đã xuống thấp. Kết quả kiểm tra cho thấy cả 2 bên phổi của anh đều bị tổn thương.
Một tuần sau khi được chẩn đoán mắc Covid-19, Freedy được đưa tới phòng điều trị tích cực (ICU). Anh được đặt nội khí quản ngay lập tức, nhưng không qua khỏi do bệnh trở nặng.
Trước khi qua đời, Freedy ân hận rằng anh không tiêm vắc xin Covid-19 sớm hơn. Trong tin nhắn cuối cùng gửi vợ khi còn ở trong bệnh viện, anh viết: "Lẽ ra anh nên tiêm vắc xin".
DuPreez cũng nhận thức được tầm quan trọng của vắc xin sau sự ra đi đột ngột của chồng. DuPreez cho biết cô và đứa con lớn nhất đã tiêm vắc xin vào ngày Freedy được thông báo mắc Covid-19.
"Anh ấy mới 39 tuổi. Những đứa trẻ của chúng tôi giờ không có bố", DuPreez nói khi chia sẻ câu chuyện của mình để khuyến khích những người khác tiêm vắc xin.
"Các bạn không thể nói rằng: "Tôi còn trẻ và điều đó sẽ không ảnh hưởng đến tôi", bởi vì điều đó sẽ xảy ra với bất kỳ ai", DuPreez nói.
DuPreez nói rằng cô và Freddy đã quyết định đợi một năm sau khi vắc xin được công bố rộng rãi, để xem mọi người có gặp phải các phản ứng phụ nghiêm trọng hay không. Tuy nhiên, đó lại là quyết định khiến cô ân hận suốt đời.
"Chúng tôi chỉ muốn đợi thêm một năm để xem mọi người có bị ảnh hưởng gì không, chứ không phải không có ý định tiêm", DuPreez nói thêm.
Nhìn lại kinh nghiệm của bản thân, DuPreez cho biết những người còn do dự về vắc xin nên vượt qua sự hoài nghi của họ và đi tiêm chủng.
Câu chuyện của Freedy là câu chuyện mới nhất về những người chưa tiêm chủng và bày tỏ sự hối tiếc về quyết định không tiêm vắc xin của họ.
Một phụ nữ ở Alabama gần đây đã kêu gọi mọi người tiêm vắc xin và cho biết bà rất hối hận vì đã không tiêm vắc xin sau khi con trai bà qua đời vì Covid-19. Một bác sĩ ở Arkansas, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất tại Mỹ, cho biết nhiều bệnh nhân của ông hối tiếc về việc không tiêm vắc xin sau khi phải nhập viện.
Hãng tin AP hồi tháng 6 đưa tin, gần như tất cả các ca tử vong vì Covid-19 ở Mỹ hiện nằm trong số những trường hợp chưa được tiêm chủng.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Anh xem xét chuyển giao công nghệ vắc xin COVID-19 cho Việt Nam Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ngày 22-6 đề nghị Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn cung, cũng như xem xét chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19 cho Việt Nam. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (phải) và Bộ trưởng thứ nhất, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tại cuộc hội đàm ngày 22-6 -...