Sỏi thận gây ra cảm giác đau đớn, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
Sỏi thận có kích thước lên tới 3 mm có thể đi qua nước tiểu nhưng sỏi thận kích thước lớn hơn có thể tạo ra cảm giác đau đớn và ra máu khi đi tiểu.
Sỏi thận là một trong những bệnh phổ biến nhất ở Ấn Độ. Chức năng chính của thận là lọc máu và các chất thải. Thận sẽ lọc các chất thải chỉ giữ lại protein và các tế bào máu. Các chất thải được tiết ra, vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.
Một số chất như canxi oxalate, axit amin và axit uric bị bỏ lại dưới dạng các hạt nhỏ và khi nồng độ của các chất đó tăng lên, chúng sẽ chuyển thành sỏi tinh thể cứng và sắc được gọi là sỏi thận.
Sỏi thận có kích thước lên tới 3 mm có thể đi qua nước tiểu nhưng sỏi thận kích thước lớn hơn có thể tạo ra cảm giác đau đớn và ra máu khi đi tiểu.
Cơn đau được gây ra khi sỏi bị kẹt trong niệu quản, một ống nối giữa thận và bàng quang và chặn đường đi của nước tiểu. Sỏi thận cũng có thể phát triển đến kích thước của một quả bóng golf.
Thận giúp bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể (Ảnh: theo boldsky).
Sỏi canxi: Những viên đá như vậy thường được gây ra do sự tích tụ canxi oxalate, một hợp chất tự nhiên trong thực phẩm như rau bina, hạnh nhân, bột cacao.
Sỏi cystine: Sỏi cystine là kết quả của một rối loạn di truyền (cystin niệu) trong đó thận bài tiết quá nhiều axit amin trong nước tiểu.
Sỏi axit uric: Loại sỏi như vậy được hình thành ở những người thường không uống đủ nước hoặc mất quá nhiều nước, tiêu thụ chế độ ăn giàu protein và bị bệnh gút.
Sỏi struvite: Loại sỏi như vậy xảy ra do nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu.
Video đang HOT
Triệu chứng sỏi thận
Các triệu chứng của sỏi thận phụ thuộc vào kích thước của chúng. Nếu sỏi thận có kích thước nhỏ hơn, chúng không gây ra nhiều rắc rối và sẽ dễ dàng đi qua nước tiểu.
Sỏi thận kích thước lớn di chuyển về phía niệu quản và chặn đường đi giữa thận và bàng quang. Trong tình trạng này, một số người sẽ phải trải qua các triệu chứng sau:
Nước tiểu đục/đỏ: Nước tiểu có thể có màu đục/đỏ và kèm theo mùi hôi. Điều này xảy ra do sự hiện diện của enzyme vi khuẩn. Sự hiện diện của những vi khuẩn này cũng gây ra cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
Đau: Đau là một trong những triệu chứng cơ bản của sỏi thận. Cơn đau xảy ra khi niệu quản cố gắng đẩy sỏi xuống trong bàng quang tiết niệu. Đó là một cơn đau quặn ở bụng dưới, cũng có khả năng bị viêm.
Triệu chứng giống cúm: Trong giai đoạn tiến triển của bệnh, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, sốt và đau nhức cơ thể. Đi tiểu thường xuyên: Sự tắc nghẽn của dòng nước tiểu dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên cùng với cảm giác đau hoặc nóng rát.
Nguyên nhân gây sỏi thận
Có một số yếu tố dẫn đến sự hình thành sỏi thận trong cơ thể chúng ta. Một số nguyên nhân phổ biến như sau:
Uống không đủ nước là một trong những nguyên nhân cơ bản gây sỏi thận.
Sỏi thận cũng có thể là do di truyền.
Nồng độ hóa học trong nước tiểu tức là nồng độ canxi, axit uric… cũng dẫn đến sự hình thành sỏi.
Béo phì là một lý do khác gây ra sự hình thành sỏi thận vì nó làm thay đổi nồng độ axit trong nước tiểu, từ đó dẫn đến hình thành sỏi.
Nhiễm trùng đường tiết niệu đôi khi có thể là nguyên nhân gây sỏi thận.
Chẩn đoán sỏi thận
Để chẩn đoán sỏi thận trong cơ thể bạn, có một số xét nghiệm và quy trình cần phải được thực hiện.
Các xét nghiệm như sau: Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu CT scan hoặc X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp tĩnh mạch, phân tích sỏi đi qua thận.
Cách phòng ngừa sỏi thận
Uống đủ nước vì uống ít nước là nguyên nhân chính gây sỏi thận.
Giảm lượng muối trong thức ăn.
Giảm lượng thức ăn giàu oxalate như các sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt…
An Nhiên
Theo boldsky/giaoduc.net
Điều gì xảy ra nếu bạn thường xuyên nhịn tiểu
Bạn có nguy cơ vỡ bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, tiểu khó kiểm soát... nếu thường xuyên nhịn tiểu.
Hầu hết chúng ta đều trải qua một vài lần bắt buộc phải nhịn tiểu vì những lý do như không tìm được nơi đi vệ sinh, đang trong cuộc họp quan trọng hay trong giờ kiểm tra... Tuy nhiên, mọi người không ngờ rằng những lần nhịn này sẽ "tích tiểu thành đại" và gây hại cho sức khỏe của chính bản thân.
Bàng quang có thể chứa tới nửa lít nước tiểu. Những thụ thể nhỏ trên thành bàng quang sẽ phát hiện được lượng nước tiểu có trong đó và gửi thông điệp đến não bộ khi chúng được lấp đầy. Khi lượng nước tiểu không được thải ra khỏi bàng quang trong thời gian dài, các cơ và màng xung quanh bàng quang sẽ bị căng ra như một quả bóng chứa đầy nước. Việc đi tiểu trở nên khó khăn hơn trong tương lai vì bàng quang khó có thể trở lại hình dạng ban đầu.
Trường hợp nặng là vỡ bàng quang, bệnh nhân cần phải phẫu thuật khẩn cấp để chữa trị. Nếu nhịn tiểu quá lâu, nước tiểu sẽ chạy ngược vào thận, có thể gây tử vong.
Minh họa bàng quang căng phồng nước như quả bóng nếu nhịn tiểu quá lâu. Ảnh: Gizmodo
Nếu thường xuyên nhịn tiểu, bạn còn có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), hầu hết do vi khuẩn gây ra. Triệu chứng thường gặp là đau rát và châm chích khi đi tiểu, nước tiểu đậm màu và mùi hăng, những cơn đau bụng dưới bắt đầu xuất hiện. Nên gặp bác sĩ ngay khi thấy các triệu chứng này, nếu để quá lâu, vi khuẩn sẽ phát triển gây nhiễm trùng nặng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp tình huống không tự chủ trong quá trình đi vệ sinh. Một cú hắt hơi hoặc ho có thể làm rò rỉ một ít nước tiểu, trường hợp này thường gặp ở phụ nữ đã sinh con. Nguyên nhân xuất phát từ sự suy yếu của các cơ sàn chậu (phần nằm giữa hai chân, chạy từ xương mu phía trước đến đáy cột sống của cơ thể, có chức năng giữ tất cả cơ quan vùng chậu cố định bao gồm cả bàng quang). Các cơ bắp sẽ suy yếu nếu con người thường xuyên nhịn tiểu.
Để duy trì hiệu quả chức năng các bộ phận ở vùng hạ thân, bạn nên cố gắng đi vệ sinh lúc cần hoặc tập những bài kegel, tăng khả năng hoạt động sàn chậu.
Sỏi thận là căn bệnh nhiều người gặp nếu thường xuyên nhịn tiểu. Sỏi hình thành từ những chất thải trong máu và chúng sẽ lớn dần theo thời gian. Số lượng sỏi gia tăng nếu bạn thường nhịn tiểu. Hầu hết sỏi nhỏ có thể tự thải ra ngoài mặc dù hơi đau đớn trong quá trình đi tiểu. Sỏi lớn cần phải phẫu thuật để loại bỏ. Triệu chứng của sỏi thận là đau dai dẳng ở vùng lưng dưới, buồn nôn, đau rát khi đi tiểu và có thể gặp tình trạng tiểu ra máu.
Nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải gắn ống thông để đi vệ sinh. Chính vì vậy, dù như thế nào đi chăng nữa, hãy cố gắng "giải quyết" sớm nhất có thể và gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện những bất thường khi đi vệ sinh.
Đăng Như
Theo Foxnews/VNE
Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận từ sớm bằng cách hình thành những thói quen sau Để ngăn chặn những viên sỏi thận xuất hiện, bạn cần tự tạo cho mình một vài thói quen sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Sỏi thận là một vật rắn hình thành trong thận khi nồng độ nước tiểu tích tụ quá nhiều và không được đào thải ra ngoài. Kích thước mỗi viên sỏi thận sẽ có...