Soi tấm bản đồ thế kỷ 13 phát hiện dấu vết hòn đảo mất tích trong truyền thuyết
Sau khi phân tích bản đồ Gough từ khoảng thế kỷ 13, các nhà nghiên cứu phát hiện ra hòn đảo mất tích đã lâu. Bản đồ từ thế kỷ 13 hé lộ về hai hòn đảo mất tích đã lâu được mệnh danh là ‘ Atlantis xứ Wales’. Atlantis là một hòn đảo hư cấu được đề cập như phép phúng dụ về sự kiêu ngạo của những quốc gia trong tác phẩm Timaeus và Critias của Platon.
Soi tấm bản đồ thế kỷ 13 phát hiện dấu tích hòn đảo mất tích trong truyền thuyết
Các nhà nghiên cứu mô tả hai hòn đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển xứ Wales, có thể là vương quốc đã mất tích của Cantre’r Gwaelod.
Gần một nghìn năm qua, người ta vẫn thường nhắc đến truyền thuyết về Cantre’r Gwaelod và những vùng đất bị chìm bên dưới Vịnh Cardigan.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã có bằng chứng địa lý về vùng đất đã mất. Đó là hai hòn đảo, một hòn đảo nằm ngoài khơi giữa Aberystwyth và Aberdyfi, một hòn dảo nằm ở phía bắc hướng tới Barmouth, Gwynedd.
Giáo sư Simon Haslett, Đại học Swansea và Giáo sư David Willis, Đại học Oxford đã trình bày bằng chứng về các hòn đảo trên bản đồ thời trung cổ.
Video đang HOT
Hai giáo sư cho biết các hòn đảo đã tồn tại trong thời gian dài, sau đó biến mất và trở thành một phần của văn hóa dân gian địa phương.
Simon Haslett dự đoán đường bờ biển dài khoảng 13 km về phía tây so với ngày nay. Sau kỷ băng hà, mực nước biển dâng cao, việc đi bộ giữa các cùng đất bị ngăn cản.
Nhưng theo truyền thuyết về Cantre’r Gwaelod, lũ lụt, xói mòn, sóng thần, bão lớn đã khiến người dân ven biển phải bỏ chạy khỏi khu vực.
Simon Haslett nói: “Tong khoảng một thiên niên kỷ, từ thời Ptolemy đến khi xây dựng Lâu đài Harlech trong thời kỳ Norman, khung cảnh ở những vùng biển đã hoàn toàn thay đổi. Các bản đồ sau đó cho thấy những hòn đảo biến mất”.
Giáo sư cũng cảnh báo rằng những phát hiện của ông liên quan đến sự thay đổi cảnh quan vẫn đang tiếp diễn. Cư dân ở Vịnh Cardigan trở thành người tị nạn đầu tiên ở Anh do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Con đường bảo vệ loài cá sấu ưa sống trên cạn ở vùng biển Caribe
Các nhà nghiên cứu tìm cách bảo vệ cá sấu Cuba, sinh vật ưa sống trên cạn nhất trong những loài cá sấu, đang có nguy cơ tuyệt chủng ở đất nước này.
Etiam Perez, nhà nghiên cứu theo dõi cá sấu nhiều năm qua không ngần ngại lội sâu trong làn nước đục gầu ở đầm lầy Zapata ở Cuba để thả một cá sâu non mới tịch thu từ những kẻ săn bắt trái phép về lại với tự nhiên.
"Đó là một chiến thắng nhỏ trong một trận chiến lớn", Etiam Perez nói.
Etiam Perez đang thả cá sấu Cuba con trở về tự nhiên
Cá sấu Cuba là một loài đặc hữu chỉ thấy ở đầm lầy trên đảo Youth của ở vùng biển Caribe này. Vì môi trường sống đang ngày càng bị thu hẹp, số lượng loài không gia tăng, cá sấu Cuba đang thuộc loại cực kỳ nguy cấp cần có chiến lược bảo tồn lâu dài.
Etiam Perez chính là một trong những nhà nghiên cứu của dự án bảo tồn cá sấu Cuba. Anh cho biết mặc dù chính phủ Cuba đã bảo vệ gần như toàn bộ vùng đầm lầy rộng lớn, được nhiều chuyên gia đánh giá là khu bảo tồn tốt nhất ở Caribe, nhưng điều này vẫn là chưa đủ để bảo vệ loài cá sấu đặc hữu này.
Ước tính, chỉ có khoảng 4.000 cá sấu Cuba đang sống trong tự nhiên. Chúng chủ yếu sống trong vùng đất ngập nước tương đối nhỏ, chỉ cần một thảm họa khí hậu xảy ra cũng có thể quét sạch phần lớn dân số cá sấu.
Con đường bảo vệ loài cá sấu ưa sống trên cạn nhất ở vùng biển Caribe
Một trong những biện pháp các nhà nghiên cứu thực hiện trong nhiều năm gần đây là xây dựng chương trình trại giống, hàng năm thả vài trăm con vào tự nhiên. Đồng thời tịch thu từ thợ săn, giải phóng cá sấu bị bắt trở về tự nhiên.
Etiam Perez nói: "Với trại giống, chúng tôi đang cố gắng gia tăng số lượng loài và đưa vào tự nhiên".
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế liệt kê cá sấu Cuba vào loại cực kỳ nguy cấp vào năm 2008. Điều kiện khắc nghiệt là thách thức thường xuyên ở Cuba. Tại Zapata, cần được quan tâm nhiều hơn khi những con cá sấu mới nở đồng loạt được thả vào tự nhiên để khám phá thế giới mới.
Tuy nhiên, cá sấu non sẽ nhanh chóng trở thành những kẻ săn mồi hung dữ và đáng sợ. Khi trưởng thành, cá sấu Cuba đạt chiều dài gần 5 mét.
Gustavo Sosa, bác sĩ thú y cho biết: "Cá sấu Cuba là sinh vật rất tò mò. Khi bạn nhìn thấy một con trong tự nhiên, không khó để nhận ra đó là một con cá sấu Cuba vì nó sẽ tìm đến bạn".
Cá sấu Cuba có nhiều đặc điểm không giống so với loài cá sấu khác, ví dụ như màu sắc của con trưởng thành sáng hơn, xù xì hơn, vảy nhiều gờ nhô lên hơn, chân dài và rất mạnh mẽ. Đây là loài ở trên mặt đất nhiều nhất trong các loài cá sấu.
Bằng chứng về thằn lằn khổng lồ, quái vật thống trị đại dương 66 triệu năm trước Con thằn lằn biển dài khoảng hơn 9 mét, có ngoại hình trông giống rồng Komodo nhưng có răng giống cá voi sát thủ và vây đuôi giống cá mập thống trị đại dương 66 triệu năm trước. Các nhà nghiên cứu phát hiện hóa thạch của một loài thằn lằn biển khổng lồ từng là sát thủ biển cả thống trị đại...