Sôi sục thông tin ‘tăng tuổi làm, giảm lương hưu’
Ngay sau khi thông tin “ Tuổi nghỉ hưu sẽ tăng lên, lương hưu sẽ giảm xuống” được đăng tải, TS đã nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc bàn luận sục sôi về một vấn đề thiết thân với hầu như tất cả mọi người trong xã hội.
Theo dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) chuẩn bị trình Quốc hội vào tháng này, nhiều người sẽ phải nhận mức lương hưu thấp hơn, trong khi độ tuổi nghỉ hưu lại được nâng lên.
Theo dự thảo trên, từ năm sau trở đi, lương hưu của khu vực nhà nước sẽ lấy mức bình quân đóng bảo hiểm xã hội của cả quá trình đóng, thay vì 10 năm cuối cùng của quãng đời làm việc như hiện nay, như vậy nhiều người sẽ nhận lương hưu thấp hơn.
Thông tin tăng tuổi, giảm lương hưu khiến người dân sôi sục
Thời gian áp dụng dự kiến là 1-1-2015, nghĩa là vào năm 2035 sẽ có những người nghỉ hưu đầu tiên hưởng lương hưu theo cách tính mới, vì theo quy định phải đóng đủ 20 năm mới được hưởng. Còn những người đã đóng BHXH trước thời diểm 1-1-2015 sẽ không phải theo quy định này.
Trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, tuổi hưởng lương hưu cũng sẽ được đưa ra lấy ý kiến quốc hội.
Video đang HOT
Cụ thể, từ năm 2016 trở đi, tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức, cứ 3 năm tăng lên 1 tuổi cho đến khi đủ 62 tuổi đối với cả nam và nữ; hoặc đủ 62 tuổi với nam và 60 tuổi với nữ.
Từ năm 2020 trở đi, sẽ thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu đối với các nhóm đối tượng còn lại với lộ trình như trên. Như vậy, nam giới sẽ phải làm việc thêm 2 năm và nữ sẽ phải làm thêm 5-7 năm so với quy định hiện hành.
Như vậy, có thể hiểu sắp tới, người lao động phải đi làm nhiều thời gian hơn, và hưởng lương hưu thấp hơn.
Những thông tin này đã tạo nên cuộc tranh luận sôi sục trên TS ngay sau khi đăng tải, trong đó hầu hết ý kiến bạn đọc đều không tán thành với dự thảo này. Bạn đọc Nguyễn Hạnh cho rằng tăng tuổi nghỉ hưu là không hợp lý, là vi phạm luật, là có lợi ích nhóm.
“Tại sao chúng ta không quan tâm đến hàng vạn sinh viên ra trương hiện nay đang thất nghiêp?”, bạn đọc này đặt câu hỏi.
Bạn đọc Thúy Vân thì lo rằng việc tăng tuổi hưu vừa ảnh hưởng đến lao động trẻ vừa làm giảm hiệu quả công việc vì khả năng lao động và sáng tạo của người già không thể bắt kịp với lớp trẻ. Bạn đọc Vinh Nguyên cho rằng cần làm rõ mục tiêu của dự thảo này, nếu là để giảm áp lực cho quỹ BHXH thì cần giảm bớt biên chế, loại bỏ những người làm công ăn lương “vật vờ”.
Bạn đọc Trần Xuân Việt lại có góc nhìn khác, đáng chú ý khi đọc thông tin này: “Sao lại lo vỡ quỹ BHXH? Bộ máy quản lý của cơ quan BHXH quá cồng kềnh, chi phí cho bộ máy quản lý lớn, chi phí cho việc mau sắm tài sản phục vụ cho bộ máy nữa, …. Ta không nên đỗ lỗi cho người lao động “sống dai quá” nên vỡ quỹ. Đề nghị Quốc hội giữ lại độ tuổi nghỉ hưu như cũ, nếu lớn tuổi quá còn làm việc thì hiệu quả lao động kém, tỷ lệ thất nghiệp tăng, ….bao nhiêu vấn đề sẽ xảy ra vì thất nghiệp”.
TS mở diễn đàn để bạn đọc tiếp tục tranh luận về vấn đề thiết thân này, đồng thời “hiến kế” cho cơ quan soạn thảo để luật Bảo hiểm xã hội không rơi vào tình trạng “luật trên trời rơi xuống”, giúp Luật khả thi khi áp dụng và nhận được sự đồng thuận cao của người dân.
Mọi ý kiến đóng góp, bài vở bạn đọc có thể gửi về email: banxahoi@TS.vn
Xin trân trọng cảm ơn!
TS
Theo_VietNamNet
Cần cân nhắc khi tăng tuổi nghỉ hưu
Thẩm tra dự án luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) của Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH hôm qua đều còn chần chừ trước đề xuất tăng tuổi hưu.
Các đại biểu đề nghị cân nhắc tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động dệt may, da giày - Ảnh: Thu Hằng
Theo dự thảo luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), từ năm 2016 trở đi thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu nữ đối với cán bộ, công chức, viên chức (nữ từ 55 lên 60 tuổi và nam từ 60 lên 62 tuổi); từ năm 2020 trở đi sẽ thực hiện tăng tuổi hưu đối với các nhóm đối tượng còn lại, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam.
Đại biểu (ĐB) Đặng Ngọc Tùng (Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động VN) chất vấn: "Tôi nghe nói sau năm 2030 quỹ BHXH sẽ vỡ quỹ, rất nguy hiểm nếu không sửa luật. Tổ chức Lao động quốc tế khuyến cáo 2 vấn đề: tăng thêm tuổi nghỉ hưu để kéo dài thời gian đóng BHXH và đóng BHXH trên lương chứ không đóng trên lương tối thiểu. Vì sao ban soạn thảo lại chỉ đề xuất tăng tuổi hưu? Liệu tăng tuổi nghỉ hưu có phù hợp với bộ luật Lao động hiện hành hay không, trong khi các ngành nghề dệt may, thủy sản... về hưu trở thành mơ ước của người lao động".
Theo đại biểu Cù Thị Hậu (Hưng Yên), căn cứ vào cách tính trong dự thảo từ năm 2016, người lao động (NLĐ) đóng bảo hiểm 20 năm sẽ được hưởng tương ứng 45% mức bình quân lương tháng. Khi về hưu, để được hưởng 75% lương, NLĐ phải làm việc 35 năm. "Đối với công chức có thể tăng tuổi lên 60-62, nhưng nhóm các đối tượng khác, nhất là đối tượng lao động trực tiếp tôi rất băn khoăn, nếu làm không đủ năm, tiền lương sẽ bị trừ tương ứng 2%/năm". ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị) phân tích: "Theo lộ trình đóng BHXH 20 năm được hưởng 45%. Một người 50 tuổi, sau 20 năm đóng bảo hiểm, nhưng lại nghỉ hưu sớm 10 năm thì bị trừ 20%. Nghĩa là sau 20 năm đóng BH, họ chỉ được nhận 25% lương. Vậy họ sống kiểu gì?".
Còn ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN, lo ngại lao động trong ngành dệt may, da giày chủ yếu lao động cơ bắp. 55 tuổi không đủ sức làm việc. Lúc đó NLĐ thiệt đơn, thiệt kép. Theo các ĐB, cần cân nhắc kỹ lưỡng tăng tuổi hưu, phù hợp với luật Lao động, đảm bảo sức khỏe của NLĐ. Một số ý kiến cho rằng, cần có lộ trình tăng tuổi hưu, không nên quy định cứng nhắc.
Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, thừa nhận việc kéo dài tuổi nghỉ hưu như trong dự thảo là trái với điều 187 bộ luật Lao động, quy định nam 60, nữ 55. Tuy nhiên, bà Chuyền phân trần: "Mục tiêu kéo dài để cân đối quỹ, không có động cơ nào khác".
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH, đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu chỉ là một trong những giải pháp bảo toàn cho quỹ, chứ không xem việc tăng tuổi nghỉ hưu là giải pháp tuyệt đối. Bà Mai cũng đề nghị nên tăng tuổi hưu theo từng đối tượng, chức vụ, có thể tăng một số nhóm trước. Ngoài ra, bà Mai lưu ý phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm việc tuân thủ pháp luật để tăng nguồn thu cho quỹ.
Theo TNO
Vì sao ông Nguyễn Thanh Chấn chưa đòi bồi thường? Liên quan đến vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn, đại diện Bộ Tư pháp cho biết hiện ông Chấn vẫn chưa có đơn yêu cầu bồi thường do còn đang thu thập chứng cứ... Ngày 8/4, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo quý I/2014. Nhiều vấn đề nóng được các nhà báo quan tâm đã được Bộ Tư...