Soi sức mạnh dàn vũ khí Mỹ điều đến Trung Đông để dằn mặt Iran
Để đối phó với Iran, quân đội Mỹ đã gửi thêm dàn vũ khí đáng kể tới Trung Đông kể từ tháng 5.
Bao gồm, một nhóm tác chiến tàu sân bay, máy bay ném bom, máy bay chiến đấu, tàu tấn công đổ bộ, hệ thống phòng thủ tên lửa lẫn bộ binh…
“Việc triển khai này làm tăng thêm sự hiện diện đáng kể của lực lượng Mỹ trong khu vực”, Lầu Năm Góc tuyên bố về việc gửi thêm quân đội và vũ khí đến Trung Đông vì căng thẳng leo thang với Iran. Dưới đây là những tài sản quân sự Mỹ đã tăng cường đến Trung Đông để nắn gân Iran:
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln là tàu dẫn đầu của nhóm tác chiến tàu sân bay mang tên của nó. Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân thuộc lớp Nimitz, được đưa vào hoạt động từ năm 1989. Nó dài 332 m, gần bằng chiều cao tòa nhà Empire State ở New York. Boong tàu có diện tích tới 18.210 m2, mang theo các tiêm kích trên hạm F/A-18 Super Hornet, trực thăng và máy bay khác. Tàu có thể chở theo tới 90 máy bay các loại. Lincoln cần thủy thủ đoàn tới 6.000 người để vận hành. Nó được ví von như một thành phố di động trên biển.
Các máy bay trên tàu sân bay USS Abraham Lincoln: Máy bay chiến đấu F / A-18 Super Hornets, máy bay tấn công điện tử EA-18G Growler, máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye và một số loại máy bay khác có khả năng đảm nhiệm các nhiệm vụ chiến đấu khác nhau…
Video đang HOT
Tàu tuần dương USS Leyte Bay: Tàu tuần dương tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga là tàu chiến đa năng, được trang bị vũ khí mạnh với 122 ống phóng thẳng đứng được trang bị trên tàu. USS Leyte Gulf có khả năng khai hỏa nhiều loại tên lửa từ tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa hải đối không cho tới rocket tác chiến chống ngầm nhằm vào mục tiêu.
4 khu trục hạm: USS Bainbridge, USS Gonzalez, USS Mason và USS Nitze. 4 tàu khu trục này đều là các tàu đa nhiệm vụ. Mỗi tàu đều được trang bị từ 90-96 ống phỏng tên lửa giúp chúng có thể chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa và triển khai các đợt tấn công nhằm vào các mục tiêu trên đất liền. Tổng thống Trump từng ra lệnh cho 2 tàu khu trục loại này của Hải quân Mỹ đã tàn phá căn cứ không quân Shayrat của Syria bằng 59 tên lửa hành trình Tomahawk để trừng phạt chế độ Assad sau khi cáo buộc Damascus phải chịu trách nhiệm cho một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học nhắm vào dân thường.
Máy bay ném bom B-52: Là máy bay ném bom tầm cao cận âm có khả năng mang vũ khí hạt nhân và thông thường. Không chỉ mang theo rất nhiều bom và tên lửa, B-52 còn có thể bay một quãng đường rất xa, khoảng 14.162 km trước khi cần nạp thêm nhiên liệu. Ngoài ra, khung máy bay cũng còn nhiều khoảng trống để nâng cấp, vì vậy, có thể nói B-52 giống như một kho bom và tên lửa đường dài.
Một trong những vũ khí lợi hại B-52 có thể mang theo là tên lửa hành trình AGM-86, loại tên lửa có thể dùng cả đầu đạn thường lẫn hạt nhân và đánh bại gần như mọi hệ thống phòng không. Phạm vi hoạt động cũng giúp B-52 có thể bay lòng vòng trên không trong thời gian dài để chờ yêu cầu hoặc hỗ trợ từ các căn cứ dưới mặt đất.
Khả năng bay xa hàng giờ liên tục của oanh tạc cơ này cũng rất thuận tiện cho việc tuần tra và can thiệp trên các vùng biển rộng lớn.
Các chiến đấu cơ F-15C Eagles, F-22 Raptors. Với biệt danh “Đại bàng bất bại” tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-15 Egale của Mỹ được coi là một trong những máy bay thành công nhất trong lịch sử không quân nước này. F-15 được phát triển vào đầu thập niên 1970 và được biên chế chính thức vào năm 1974, hiện đã có tới hàng ngàn chiếc. F-15 cải tiến có khả năng mang 10,5 tấn vũ khí.
Tàu đổ bộ USS Arlington: Có nhiệm vụ vận chuyển Thủy quân lục chiến, các phương tiện tấn công đổ bộ cũng như trực thăng để hỗ trợ các cuộc tấn công đổ bộ, hoạt động đặc biệt hoặc các nhiệm vụ chiến tranh viễn chinh, Lầu Năm Góc cho biết.
Tổ hợp phòng không Patriot có khả năng loại bỏ các mối đe dọa đến từ tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình và máy bay tiên tiến. Nhiều tổ hợp tên lửa và radar đã được Mỹ đưa đến Trung Đông trong năm nay để chống lại mối đe dọa từ Iran.
Theo danviet
Căng thẳng Mỹ-Iran : Nếu Qatar gật đầu, điều đáng sợ sẽ đến với Iran
Đại diện của Lực lượng vũ trang Qatar và Bộ Tư lệnh Trung tâm Không quân Mỹ đã ký một thỏa thuận về quy tắc hành động tiêu chuẩn cho các lực lượng NATO tại Vương quốc Qatar trong bối cảnh tình hình xung quanh Iran trở nên nghiêm trọng.
Hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln của Mỹ ở vùng Vịnh.
Qatar có căn cứ quân sự El-Udeid, cơ sở lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông, nơi có 13.000 binh sĩ đồn trú và xuất phát từ đó Mỹ tiến hành các hoạt động trên toàn khu vực. Hoàn cảnh nào có thể khiến Qatar bước vào cuộc đối đầu vũ trang với Iran?
Mosayeb Naimi, nhà phân tích chính trị và chuyên gia Iran ở Trung Đông, tổng giám đốc tờ báo tiếng Ả Rập của nhà nước Iran "Al-Wafag", trong cuộc phỏng vấn của Sputnik lưu ý rằng khả năng Qatar hoặc một quốc gia khác cung cấp lãnh thổ cho cuộc tấn công vào Iran, là vô cùng nhỏ, bởi vì không ai muốn bị lôi cuốn vào cuộc chiến:
"Không phải tình hình ở Mỹ cũng như các điều kiện của khu vực (Vịnh Ba Tư) cho phép Mỹ bắt đầu một cuộc chiến. Qatar trước đó đã tuyên bố với Iran và người Mỹ rằng họ không thể sử dụng lãnh thổ của mình chống lại Iran. Những hành động mới nhất của Mỹ là thủ đoạn tuyên truyền của Mỹ với mục đích buộc Iran và Qatar "đụng độ". Bởi vì bất kỳ quốc gia nào tham gia vào cuộc chiến với Iran sẽ chịu thiệt hại lớn, nên không ai muốn chiến tranh. Thậm chí cả các quốc gia trong liên minh với Mỹ: Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Ít khả năng hai nước này sẽ đồng ý với việc Mỹ sẽ sử dụng lãnh thổ của họ để tấn công Iran, bởi vì họ sẽ chịu trách nhiệm về vụ tấn công Iran và nước này sẽ ra đòn đáp trả.
Tất nhiên, chiến tranh có thể phá hủy sự cân bằng và vị thế hiện tại trong khu vực, như người dân Qatar đã tuyên bố điều này. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có tuyên bố nào từ Qatar nói rằng liên minh chống Iran đang được hình thành giữa quốc gia này với Mỹ".
Người ta đã nhiều lần nói rằng các căn cứ của Mỹ ở Qatar sẽ không được sử dụng để chống lại bất kỳ quốc gia láng giềng nào. Người Qatar nhấn mạnh điều này và tuyên bố rằng sự hỗ trợ của Iran trong quá trình phong tỏa kinh tế sẽ không bao giờ bị lãng quên, chuyên gia nhấn mạnh.
"Iran cũng tìm cách xoa dịu tình hình. Nước này dứt khoát khuyên tất cả các nước trong khu vực từ chối đáp ứng yêu cầu của Mỹ, vì Iran là lực lượng thống trị ở Vịnh Ba Tư, tính về vị trí địa lý và chiến lược. Nếu cho đến nay không có hành động nào được thực hiện từ phía Iran, điều đó chỉ nói rằng Iran không muốn làm tình hình trở nên trầm trọng thêm. Cần lưu ý rằng các quốc gia trong khu vực bắt đầu chiến tranh sẽ không thể kết thúc nó, bởi vì quy mô của cuộc chiến sẽ gia tăng khi số lượng thành viên tham gia tăng lên.
Do đó, người dân Qatar sẽ không bao giờ chấp nhận rủi ro như vậy đối với an ninh của đất nước họ. Ngoài ra, với sự khởi đầu của cuộc chiến, sẽ xuất hiện vấn đề về việc vận chuyển dầu qua Vịnh Ba Tư, địa điểm có tầm quan trọng lớn đối với phương Tây", ông Mosayeb Naimi kết luận.
Qatar cho biết vào ngày 26/5 rằng họ đã nhận được lời mời từ Ả Rập Saudi để tham dự các cuộc đàm phán khu vực khẩn cấp để thảo luận về căng thẳng giữa Iran và Mỹ.
Theo Danviet
Tư lệnh Iran gửi lời cảnh báo sốc đến đội tàu sân bay Mỹ áp sát Tư lệnh lực lượng hàng không vũ trụ thuộc Vệ binh Cách mạng Iran, tướng Amirali Hajizadeh đã gửi lời cảnh báo cứng rắn sau khi Mỹ đưa tàu sân bay và oanh tạc cơ B-52 đến Trung Đông. Tàu sân bay hạt nhân Mỹ USS Abraham Lincoln. "Một tàu sân bay với 40 - 50 máy bay và 6.000 binh sĩ từng...