Soi “sát thủ săn ngầm” S-3 Mỹ muốn bán cho VN
Máy bay săn ngầm S-3 Viking mà Việt Nam muốn mua của Mỹ có khả năng triển khai ngư lôi chống ngầm và tên lửa chống hạm tàu mặt nước tầm xa.
Trả lời tờ Jane”s, Giám đốc chương trình tuần tra hàng hải của công ty Lockheed Martin – ông Clay Fearnow cho biết tại triển lãm FIDAE 2016, việc bán máy bay S-3 săn ngầm
Viking cho Hải quân Hàn Quốc (RoKN) có thể mở đường cho việc bán nhiều hơn nữa loại phi cơ săn ngầm này tới hai quốc gia châu Á (một trong số đó được xác định là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), và một quốc gia Nam Mỹ.
“Chúng tôi đang nói chuyện với ba quốc gia khác (ngoài Hàn Quốc) liên quan đếnmáy bay săn ngầm S-3″, ông Fearnow nói. Ông này cũng cho biết thêm là, các quốc gia quan tâm (gồm cả Việt Nam) đang chờ đợi ngày các thỏa thuận của Hàn Quốc sẽ được hoàn tất trước khi tiến hành đàm phán với Lockheed.
Việc Việt Nam muốn mua máy bay săn ngầm S-3 Viking là một tín hiệu vui vì hiện nay hải quân chúng ta thiếu các máy bay chống ngầm, tuần tra biển tầm xa. Tuy nhiên, có một điều lạ là chiếc S-3 Viking vốn là máy bay được thiết kế để hoạt động trên tàu sân bay Mỹ. Tất nhiên, nó vẫn hoạt động tốt ở sân bay đất liền.
Máy bay săn ngầm S-3 Viking do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) thiết kế cho nhiệm vụ nhận dạng, định vị, theo dõi và tấn công tàu ngầm đối phương bảo vệ biên đội tàu sân bay Hải quân Mỹ.
Lockheed S-3 Viking bay thử lần đầu ngày 21/1/1972, dây chuyền sản xuất hàng loạt chạy từ năm 1974 đến 1978 với tổng số 188 chiếc chủ yếu phục vụ trong Hải quân Mỹ và một phần nhỏ ở NASA. Đơn giá một chiếc là 27 triệu USD thời năm 1974.
Video đang HOT
Hiện nay, máy bay săn ngầm S-3 đều đã bị loại biên chế khỏi Hải quân Mỹ, dây chuyền sản xuất đã ngừng hoạt động từ lâu. Nếu muốn mua, Hải quân Việt Nam chỉ có thể mua máy bay đã qua sử dụng, tất nhiên chúng có thể được Lockheed Martin nâng cấp trước khi chuyển giao.
Cận cảnh buồng lái máy bay săn ngầm S-3 Viking.
S-3 được trang bị các hệ thống chủ yếu phục vụ chống ngầm như radar trinh sát mặt biển AN/APS-116 (tầm trinh sát 278km), camera hồng ngoại nhìn trước OR-89, hệ thống tiếp nhận tín hiệu phao âm AN/ARS-2, hệ thống đo từ tính lạ AN/ASQ-81, hệ thống định vị quán tính với radar dẫn đường AN/ASN-92 và 60 phao âm thả. Từ S-3B Viking thì thay thế radar AN/APS-116 bằng radar khẩu độ tổng hợp AN/APS-137.
Các máy bay S-3 đều có khả năng gấp cánh để hoạt động tốt trên tàu sân bay, trang bị hai động cơ phản lực TF34 cho tốc độ tối đa 828km/h ở trần bay cao 6.100m, trong khi ở độ cao thấp là 795km/h, tốc độ trung bình 650km/h, bán kính chiến đấu lên tới 853km.
Máy bay có khả năng mang 2,2 tấn vũ khí gồm các loại bom, ngư lôi, tên lửa trong 4 giá treo thân và hai giá treo ngoài cánh. Trong ảnh, khoang thân treo tới 4 quả ngư lôi chống ngầm 324mm Mk46.
Máy bay săn ngầm S-3B có khả năng mang được hai tên lửa chống hạm AGM-84D hoặc chỉ một tên lửa hành trình đối đất AGM-84H/K SLAM-ER hoặc hai tên lửa không đối đất AGM-65.
Ảnh máy bay săn ngầm S-3 phóng tên lửa hành trình chống hạm AGM-84.
Một trong hai điểm treo trên cánh máy bay S-3B đang mang 3 quả bom chùm CBU-100. Nó có thể mang đến 10 bom Mk82 loại 227kg hoặc 2 bom Mk83 454kg hoặc 2 bom Mk84 loại 908kg.
Ngoài ra trên máy bay S-3 còn có hệ thống đối phó ALE-39 mang 90 đạn pháo sáng, mồi bẫy gây nhiễu tên lửa đối phương.
Theo_Kiến Thức
Soi "sát thủ diệt hạm" Kh-59MK Nga bán 200 quả cho Trung Quốc
Nga đã cung cấp ít nhất 200 quả tên lửa chống hạm Kh-59MK cho Không quân Trung Quốc triển khai trên các máy bay tiêm kích Su-30MK2.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), tính đến cuối năm 2015, Trung Quốc đã tiếp nhận từ Nga 200 quả tên lửa chống hạm Kh-59MK
theo một hợp đồng được ký từ nhiều năm trước.
Theo nguồn thông tin SIPRI, việc giao tên lửa Kh-59MK dành cho máy bay tiêm kích Su-30MK2 của Trung Quốc bắt đầu vào năm 2008. SIPRI cũng nhấn mạnh rằng, ngoài tên lửa Kh-59MK, có thể Trung Quốc đã tiếp nhận cả phiên bản nâng cấp Kh-59MK2.
Kh-59MK là biến thể chống hạm tàu mặt nước của dòng tên lửa hành trình tấn công đa năng phóng từ trên không Kh-59 Ovod (NATO định danh là AS-13 Kingbolt) do Cục thiết kế Raduga và Tập đoàn Tên lửa Chiến dịch - Chiến thuật (KTRV) hợp tác nghiên cứu, phát triển, sản xuất từ năm 1980 đến nay.
Tên lửa hành trình Kh-59 có kích thước rất lớn, với tổng trọng lượng lên tới gần 1 tấn, dài 5,7m, đường kính thân 380mm, sải cánh 130cm. Với phiên bản như Kh-59MK hay MK2 thì kích thước này không có nhiều khác biệt lắm, chủ yếu là có sự đổi khác bên trong tên lửa.
Tên lửa chống hạm Kh-59MK được thiết kế với hai loại động cơ: Một là động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy dành cho hành trình bay nằm ở dưới thân đạn; hai là động cơ nhiên liệu rắn ở đuôi đạn. Các cánh lái, ổn định nằm ở trên thân có thể gấp gọn.
Trong ảnh là động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy cỡ nhỏ trang bị cho tên lửa Kh-59MK/MK2 cho phép đạt tốc độ bay hành trình Mach 0,72-0,88.
Tên lửa Kh-59MK được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-59, đạt tầm bắn lên tới 285km, mang theo đầu đạn nặng 320kg đủ sức đánh hạ tàu chiến cỡ trung chỉ với một phát bắn.
Còn loại Kh-59MK2 là biến thể dùng cho tác chiến không đối đất được cải tiến đầu dò tên lửa, giữ nguyên tầm bắn.
Tháng 1/2002, Nga đã ký hợp đồng cung cấp 24 chiếc máy bay tiêm kích Su-30MK2 cho Trung Quốc. Toàn bộ số máy bay này được chuyển vào tháng 8/2004. Đây được xem là hợp đồng đầu tiên của dòng máy bay xuất khẩu Su-30MK2.
Su-30MK2 được đánh giá là tối ưu hóa mạnh cho khả năng đánh biển, chống hạm. Chính vì thế, toàn bộ 24 chiếc đều được biên chế lực lượng Không quân Hải quân Trung Quốc sử dụng.
Theo_Kiến Thức
Việt Nam nên mua "sát thủ săn ngầm" Paket cho tàu chiến? Hệ thống chống ngầm Paket-NK tiên tiến nhất thế giới do Nga sản xuất có thể tích hợp trên các tàu chiến mới và cũ, mọi kích cỡ. Tờ Navy Recognition dẫn lời Igor Krylov một trong những quan chức cấp cao của Tổng công ty tên lửa chiến thuật Nga cho hay, các tàu chiến thế hệ mới và tàu cũ của...