Soi mô hình tàu hộ tống lớp P của HV Hải quân
Tàu hộ tống lớp P là cách gọi khác với lớp tàu BPS-500 do Việt Nam tự đóng với sự chuyển giao công nghệ từ Nga.
Tàu hộ tống tên lửa lớp P (hay còn gọi là BPS-500) – chiếc tàu mang tên lửa diệt hạm đầu tiên do Việt Nam tự đóng với sự chuyển giao công nghệ của Nga (hiện có một chiếc mang tên HQ-381). Ảnh: Từ mô hình 3D, các “kĩ sư Hải quân tương lai” bắt đầu phác thảo những bộ phận hết sức chi tiết và sinh động.
Bệ phóng tên lửa URAN-E hai bên mạn tàu, mỗi bệ 4 ống phóng được xem hỏa lực chủ công của tàu hộ tống lớp P.
Pháo AK-176 trên tàu hộ tống tên lửa lớp P.
Pháo phòng không AK-630 với tốc độ nhả đạn 6.000 phát/phút tạo thành lưới lửa phòng không dày đặc khi phát hỏa.
Video đang HOT
Radar đa năng Pozitiv ME trinh sát mục tiêu trên không, trên biển, tầm trinh sát hơn 100km, có thể theo dõi 15 mục tiêu cùng lúc, bám 3-5 mục tiêu.
Radar hàng hải dẫn đường trên tàu hộ tống lớp P (BPS-500).
Kính ngắm quang học cho hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Igla.
Dàn phóng đạn nhiễu PK-10 được trang bị trên tàu để đánh lừa tên lửa đối phương.
Ăng ten thông tin liên lạc trên tàu.
Hệ thống đèn hành trình hoàn chỉnh.
Cận cảnh hệ thống neo tàu.
Lớp P dài 62m, rộng 11m, lượng giãn nước toàn tải 520 tấn, trang bị động cơ diesel tốc độ 30 M/h (khoảng 55km/h), dự trữ hành trình liên tục 30 ngày.
Còn đây là hình ảnh thực tàu hộ tống lớp P – BPS-500 mang số hiệu HQ-381.
Theo_Kiến Thức
Mỹ triển khai tàu sân bay để chặn tàu Iran sang Yemen
Hải quân Mỹ đã đưa cả tàu khu vực và tàu hộ tống đến khu vực biển gần Yemen với nhiệm vụ phong tỏa tàu Iran đến viện trợ.
Một tàu sân bay của Mỹ đã được phái tới vùng biển ngoài khơi Yemen để phối hợp với các tàu chiến khác của Mỹ sẵn sàng chặn bất cứ chuyến hàng nào của Iran hỗ trợ cho phiến quân Houthi đang tung hoành ở Yemen.
Tàu sân bay Mỹ (ảnh: sanfranciscosentinel.com) Hải quân Mỹ đã tăng cường hiện diện ở vịnh Aden và nam Biển Arab giữa lúc có các báo cáo cho rằng một đoàn khoảng 8 tàu thủy của Iran đang hướng về Yemen và có thể mang theo vũ khí cho lực lượng Houthi.
Một quan chức Hải quân xác nhận với Fox Newss rằng tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cùng với hộ tống hạm USS Normandy (một tàu khu trục có tên lửa dẫn đường) đã rời vịnh Persian vào hôm 19/4 lên đường tới Biển Arabia để hỗ trợ việc phong tỏa.
Căng thẳng đã gia tăng trong khu vực ngay cả khi Mỹ cùng 5 cường quốc khác chuẩn bị đạt một thỏa thuận với Iran về chương trình hạt nhân vào cuối tháng 6. Cuộc chiến ở Yemen, nơi Saudi Arabia đang dẫn đầu một liên minh chống các phiến quân được Iran hậu thuẫn, đã làm vấn đề phức tạp thêm.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest cho biết Mỹ quan ngại về việc Iran "tiếp tục hỗ trợ" cho các phiến quân Houthi.
Ông này nói: "Chúng tôi đã thấy bằng chứng cho thấy người Iran đang cung cấp vũ khí và các hỗ trợ vũ trang khác cho người Houthi ở Yemen. Sự hỗ trợ đó sẽ chỉ góp phần tạo thêm bạo lực ở nước này".
Một thông cáo của Hải quân Mỹ hôm 20/4 có nêu rằng hai tàu nói trên đang cùng nhau thực hiện các "hoạt động an ninh hàng hải trong khu vực" và mục đích của các hoạt động này là "bảo đảm tuyến hàng hải sống còn trong khu vực sẽ ở trong trạng thái mở và an toàn".
Hiện có khoảng 9 tàu hải quân Mỹ trong khu vực, bao gồm các tuần dương hạm, khu trục hạm, và tàu hỗ trợ.
Phiến quân Houthi đang chiến đấu chống lại các chiến binh do chính phủ hậu thuẫn nhằm kiểm soát toàn bộ đất nước Yemen./.
Trung Hiếu Theo Fox News
Theo_VOV
"Soi" vũ khí trên tàu hộ tống Buyan của Nga Tàu hộ tống Dự án 21360 Buyan được trang bị hệ thống vũ khí khá mạnh, cho khả năng tác chiến hiệu quả tại các khu vực nước nông ở vùng biển Caspian. Arms-expo đưa tin, tàu hộ tống Dự án 21360 Buyan mang tên Makhachkala là chiếc thứ 3 của đề án được tăng cường cho đội tàu Caspian nhằm nâng cao...