Soi lại số phận các MMO “nước ngoài – bản Việt”
Tính đến lúc này, đã có tổng cộng “6.5″ game online thuộc thể loại đặc biệt này tại Việt Nam.
Trước 2010, có lẽ khái niệm “game nước ngoài phiên bản Việt” vẫn còn hết sức xa lạ với game thủ Việt Nam. Lúc bấy giờ thị trường nội địa chỉ tồn tại 2 thể loại MMO chính, đó là game phát hành chính thức và game… lậu (tức private server). Thế nhưng với sự biến động quá nhanh và khắc nghiệt, ứng viên thứ 3 đã ra đời với tính chất pha trộn của cả 2 thể loại trên.
Hãy cùng soi lại “số phận” tính cho tới thời điểm hiện tại của series các “game nước ngoài phiên bản Việt” trong lịch sử MMO nước nhà. Đặc điểm chung của chúng là tên miền .com hoặc .net chứ không thuộc bất kỳ dịch vụ của NPH nào trong nước.
Là cái tên đầu tiên xuất hiện trong danh sách, Requiem Online mở đầu cho xu hướng “game nước ngoài phiên bản Việt” ngay từ đầu năm 2010. Tham vọng của tập đoàn Asiasoft là phát hành một MMORPG với rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có Việt Nam để phục vụ khách hàng khu vực Đông Nam Á.
Được truyền thông khá tốt giai đoạn đầu và thu hút nhiều người chơi vì Cabal mới đóng cửa, thế nhưng chỉ sau 1, 2 tháng đi vào vận hành, lượng tín đồ ảo đến từ dải đất hình chữ S đã giảm trầm trọng. Thậm chí gamer một số nước như Singapore, Thái Lan còn đòi tẩy chay gamer Việt vì nạn spam nhảm.
Rốt cuộc, ngay cả ngôn ngữ tiếng Việt cũng không bao giờ được hoàn thiện cho Requiem, trò chơi đi vào bóng tối và bặt vô âm tín. Dư âm của nó có chăng chỉ là công lao mở đường cho “kiểu” phát hành mới mà thôi.
Trung Hoa Anh Hùng
Ban đầu được tung hô như MMORPG chiến lược nhất của VTC Game năm 2010, thế nhưng giai đoạn khó khăn đột ngột ập đến đã khiến Trung Hoa Anh Hùng (hay Thần Long Huyết Kiếm) không thể phát hành chính thức tại Việt Nam. Cuối cùng game xuất hiện dưới dạng “game nước ngoài phiên bản Việt”.
Nếu như Requiem Online khai sinh ra kiểu phát hành mới, thì TLHK lại là người đầu tiên đặt cho nó cái tên “nước ngoài – bản Việt” thông qua chiến dịch quảng bá trên fansite. Rốt cuộc trò chơi cũng mở cửa thành công với lượng người chơi rất lớn, code test phát ra bao nhiêu cũng hết.
Tuy nhiên điểm yếu chí mạng ở khâu đường truyền, tình trạng lag, dis diễn ra thường xuyên đã lấy đi không ít fan hâm mộ TLHK thời gian qua, thậm chí có lúc người ta tưởng chừng như nó bị bỏ ngỏ hoàn toàn. Để khắc phục điều ấy, sắp tới đây game sẽ ra mắt phiên bản và server mới vào đầu tháng 06 với nhiều cải tiến nhằm lấy lại vị thế.
Loong Online
Bẵng đi nhiều tháng, mãi tới đầu 2011 thành viên tiếp theo của đại gia đình “game nước ngoài phiên bản Việt” mới xuất hiện, đó chính là Loong Online (hay Thần Long Xuất Thế). Cũng giống như TLHK, cơn khát MMORPG 3D cộng với bối cảnh thuần kiếm hiệp Trung Hoa đã khiến Loong trở nên đình đám nhanh chóng.
Video đang HOT
Thời gian qua, sau ngày đầu mở cửa sập server ra thì game vận hành khá tốt với lượng người chơi luôn ở mức cao, tình trạng lag, dis tuy có nhưng không nhiều. Dẫu vậy, game bị chê là điều khiển khó (chủ yếu vì đòi hỏi làm nhiệm vụ tìm tòi công phu) và dịch thuật chưa tốt.
Một vấn đề đang được bàn cãi sôi nổi tiếp theo là hiện tại, Loong Online vẫn chưa có… Auto và chính điều này đã khiến cho nhiều gamer kêu than vì phải dành quá nhiều thời gian ngồi bên máy. Tuy nhiên, ý kiến này nhanh chóng đã gặp phải địch thủ khi nhiều gamer khác cầu xin NPH đừng tung ra auto cũng như nghiêm cấm các loại phần mềm ngoài luồng can thiệp vào trò chơi.
Tam Quốc Truyền Kỳ
Sau Loong, Tam Quốc Truyền Kỳ là MMO kiểu “nước ngoài – bản Việt” tiếp theo chào sân ngày 10/05 vừa qua. Nên nhớ NPH SGame chỉ tuyên bố họ “hợp tác” phát hành webgame này mà thôi, vì thế mà tên miền của TQTK vẫn là .com thay vì .sgame.vn (như Đại Gia và Đắc Kỷ).
Trong số loạt webgame ra đời vào quý 2 thì sản phẩm này ra mắt đầu tiên, nó lại không gặp sự cạnh tranh vì Vương Triều Chiến của OneWorld phải tới 27/05 mới chào đời. Có lẽ vì thế mà lượng người chơi TQTK rất đông đảo (1 vạn CCU sau ngày đầu mở cửa), đây là điều khá bất ngờ vì dường như thể loại webgame chiến thuật đã đi vào bão hòa.
Theo nguồn tin riêng thì lượng CCU của trò chơi đã tăng thêm nhiều sau vài ngày gần đây, có điều NPH đang đứng trước vấn nạn lag vì đông người đăng nhập cùng lúc. Ngoài ra không thấy có mấy chê trách về gameplay của TQTK.
Tiên Kiếm
Chỉ ra mắt sau Tam Quốc Truyền Kỳ có 1 ngày, Tiên Kiếm được đồn thổi là webgame thứ 3 của xGo sau Thần Bài và Cửu Đỉnh, thế nhưng không hiểu sao nó lại lấy tên miền .net thay vì .xgo.vn. Vì thế hãy tạm xếp nó vào bản danh sách đặc biệt này.
Lấy cốt truyện tiên hiệp làm căn bản, điểm nhấn chính của Tiên Kiếm là đánh vào sở thích võ thuật Trung Hoa trước nay của gamer Việt Nam. Thế nhưng giai đoạn quảng bá hụt hơi hẳn so với đàn anhThần Bài khiến nó mở cửa trong lặng lẽ và rơi vào khoảng trống “chết người” giữa TQTK vàDragonica.
Hiện tại, theo ghi nhận lượng người chơi webgame này không nhiều, một phần do lối chơi turn-base RPG vốn đã khó thành công tại thị trường nội địa. Ngoài ra khách hàng cũng bị hút vào quá nhiều sản phẩm cạnh tranh thời gian qua.
Dragonica
Được đánh giá là MMORPG nổi bật nhất quý 2, Dragonica (hay Kiếm Rồng) gây sốt không kém gìLoong Online hay Trung Hoa Anh Hùng trước đó. Đây cũng là game online tiếng tăm tầm cỡ thế giới đầu tiên về Việt Nam sau gần 2 năm trời (kể từ khi Granado Espada và Atlantica cập bến năm 2009).
Đạt 1 vạn CCU sau 3 ngày mở cửa, có thể nói lượng người chơi Dragonica ở mức cao ngất ngưởng, đặt trò chơi trong tình trạng lag, dis trầm trọng. Trước tính tình ngày NPH đã phải mở thêm server mới cách đây 1 ngày, có điều game vẫn bị chê bởi khâu dịch thuật có phần thiếu sót.
Còn quá sớm để có thể nói trước được điều gì về tương lai “Kiếm Rồng” tại Việt Nam, thế nhưng với việc đối thủ Elsword còn chưa ra đời thì nó vẫn yên tâm một mình một ngựa thẳng tiến trong thời gian tới.
Hiệu Lệnh Thiên Hạ
Chỉ mới được công bố sơ khởi, thế nhưng Hiệu Lệnh Thiên Hạ của Todagame – NPH mới toanh tại Việt Nam đã gây ra scandal liên quan tới NPH OneWorld, trước khi đại diện hãng tuyên bố không lừa lọc gamer nội địa.
Với việc trang teaser của Thiên Hạ đang lấy tên miền .todagame.com (chứ không phải .todagame.vn), đồng thời trụ sở Todagame ở đâu còn… chưa ai biết, thế nên trò chơi đang chiếm nửa suất trong danh sách “game ngoại bản Việt”. Nói cách khác, đã có tổng cộng “6.5″ MMO kiểu đặc biệt này về Việt Nam.
Theo hứa hẹn phía Todagame thì Thiên Hạ đang trong giai đoạn Việt hóa và sẽ ra mắt trong tháng 05, chúng ta hãy cùng chờ xem số phận của nó ra sao.
Theo Bưu Điện Việt Nam
2 lời nguyền ám quẻ Dragonica bản Việt ngày CB hôm nay
Ngày hôm nay, trò chơi sẽ chính thức mở cửa thử nghiệm CB sau giai đoạn PR rầm rộ.
Như đã biết, hôm nay (12/05) Dragonica bản Việt sẽ chính thức chào đời tại dải đất hình chữ S sau hơn 2 tháng quảng bá. Đây cũng chính là sự kiện đáng chú ý nhất làng GO Việt trong tháng 05, nếu không muốn nói là nửa đầu năm 2011. Chính danh tiếng cộng với sự thành công vang dội tại 5 châu của trò chơi này là căn cứ để đi đến kết luận ấy.
Không cố tình ra mắt sớm trước 2 đối thủ Tam Quốc Truyền Kỳ hay Tiên Kiếm, có thể nóiDragonica đang rất tự tin vào khả năng của mình. Thế nhưng vẫn còn khá nhiều "lời nguyền" đang chờ đợi MMO này trong thời gian tới, nếu vượt qua được, chắc chắn nó sẽ thành công.
Nhiều thuận lợi, nhưng những "bóng ma" vẫn đang chờ đợi Dragonica.
Giành được thịnh tình lớn
Ngay từ cuối năm 2010, khi được tiết lộ sẽ về Việt Nam trong năm 2011 (cùng với Loong Online),Dragonica nổi lên như một thế lực không nhỏ trong làng game online Việt. Số lượng khổng lồ các bài giới thiệu về MMORPG này suốt giai đoạn nó tung hoành tại Hàn Quốc lẫn thị trường phương Tây đã vẽ nên trong mắt gamer nội địa hình ảnh một tựa game "hoàn hảo".
Việc làm hài lòng các thị trường khó tính như Hàn Quốc là điều không hề dễ dàng, vì thế thành công của Dragonica tại quê nhà chính là khẳng định chắc chắn nhất cho chất lượng cao. Bên cạnh đó, uy danh của NCSoft (cha đẻ Lineage, Aion, Blade & Soul) càng khiến trò chơi thêm nổi bật.
Fanpage luôn nhộn nhịp với hàng trăm comment mỗi bài viết.
Chẳng thế mà mặc dù thị trường game Việt tháng 05 đầy rẫy dự án mới được công bố cũng như ra mắt, nhưng thực tế là gamer vẫn hướng sự chú ý không nhỏ tới tựa game 3D màn hình ngang này. Duy chỉ có cái tên "Kiếm Rồng" là khiến nhiều fan hâm mộ chưa thỏa mãn do mang quá nhiều hơi hướng kiếm hiệp Trung Quốc.
Lượng VIP code tung ra bao nhiêu hết bấy nhiêu, server download client quá tải sau vài giờ mở cửa, không khí nhộn nhịp trên fan page (làm chúng ta liên tưởng lại TLHK năm ngoái) như đang "lót đường" cho Dragonica thẳng tiến đến thành công. Thế nhưng chẳng con đường nào trải trên hoa hồng, nếu không vượt qua được những rào cản phía trước thì mọi chuyện xấu đều có thể xảy ra.
Những "cái dớp" thất bại
Nói một cách dễ hiểu, thì Dragonica đang đứng trước 2 "lời nguyền" khá độc địa của thị trường game nước nhà. Chúng bắt nguồn từ cái dớp thất bại của hàng loạt MMO với cùng một điểm chung trong lịch sử gần thập kỷ game online cập bến dải đất hình chữ S, đồng thời sẵn sàng "nuốt trọn" bất cứ kẻ nào tương tự.
Runes of Magic - Một MMO đình đám trên trường quốc tế nhưng thất bại thảm hại tại VN.
Lời nguyền đầu tiên là quá khứ ảm đạm của các MMO "tiếng tăm" khi phát hành tại Việt Nam. Không khó để nhận ra một số cái tên đình đám ở thị trường ngoại như Atlantica, Granado Espada, Độc Bá Giang Hồ, Special Force, Runes of Magic... đều thất bại dưới tay gamer Việt, tiền lệ này đã tạo nên trong mắt các NPH một rào cản lớn mỗi khi muốn mua tựa game nổi tiếng nào đó.
Trong các nạn nhân trên, nguyên nhân chung dẫn tới thất bại đều là vì gameplay không đơn giảnnhư dòng kiếm hiệp hay casual, đồ họa 3D đòi cấu hình máy cao. Chúng thu hút rất nhiều người chơi trong giai đoạn đầu ra mắt thậm chí gây sốt suốt thời gian chuẩn bị mở cửa, thế nhưng cùng lắm là 6 tháng sau mọi chuyện bắt đầu tồi tệ.
Yêu cầu cấu hình không quá cao sẽ là điểm cộng cho Dragonica.
Dragonica cũng là một MMO có tiếng, cũng sở hữu đồ họa 3D và dĩ nhiên lối chơi không đơn thuần như các game màn hình ngang khác. Vì thế cái dớp thất bại bên trên chắc chắn đang ám ảnh tương lai của nó. Duy có điều yêu cầu phần cứng không quá cao sẽ mang lại sự an toàn phần nào.
Lời nguyền thứ hai là sự thất bại tới 99% của các MMO màn hình ngang từng về Việt Nam, đơn cử như Ghost Online, Tinh Võ, Maple Story... Đối với phần đông gamer nội địa, hình ảnh 2 chiều không "bóng bẩy" như các game 2D nhưng lấy góc nhìn mô phỏng 3D, vì thế thất bại của các ứng viên trên không có gì là khó hiểu.
Ghost Online - Nạn nhân đầu tiên của cái dớp màn hình ngang.
Cũng lấy nền tảng đồ họa màn hình ngang, Dragonica dĩ nhiên đang đứng trước "cái dớp" bên trên. Nên nhớ phong cách thiết kế nhân vật kiểu "cute" vẫn còn chưa thực sự hấp dẫn được giới trẻ Việt, họ thường ham thích tỷ lệ người kiểu thực với trang bị giáp trụ nổi bật, bất chấp việc chúng quá màu mè đi chăng nữa.
Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà cả VNG lẫn VTC Game đều đang nắm trong tay 2 MMO màn hình ngang tương tự là Elsword và Dungeon Heroes. Rõ ràng phải nghiên cứu kỹ xu thế thị trường thì họ mới quyết tâm đầu tư vào lĩnh vực nguy hiểm này. Hơn nữa, màu sắc bắt mắt trong nền cảnh cũng như hiệu ứng skill của Dragonica sẽ là điểm cộng không nhỏ.
Đồ họa bắt mắt, rực rỡ hy vọng sẽ giúp Dragonica gần gũi tới gamer nội địa.
Nói chung, thuận lợi nhiều nhưng khó khăn cũng chẳng ít, hãy cùng chờ xem liệu "Kiếm Rồng" có đạt được thành công như những MMO ngoại với chữ "Kiếm" trong danh xưng hay không. Câu trả lời sẽ có ngay trong hôm nay khi game mở cửa thử nghiệm sau vài giờ nữa.
Theo Vnxpress.net
Loong Online bản Việt lùm xùm phi vụ "đua top" Mới đây, ban quản trị Loong Online đã kịp thời khắc phục lỗi mất thông tin trong vụ đua top thực lực - Thập Nhân Kiệt. Như chúng ta đã biết, Loong Online phiên bản Việt chỉ mới ra mắt cách đây không lâu, giữa lúc gamer nước nhà đang "chết khát" kiếm tìm trải nghiệm với các MMORPG. Được đánh giá là...