Sôi động chuyển đổi nông nghiệp vùng Bán đảo Cà Mau
Tôm – lúa, lúa – cá, lúa – rau màu, chuyên canh cây ăn quả đang là những mô hình năng động sáng tạo của hàng ngàn hộ vùng Bán đảo Cà Mau.
Nông dân HTX nông nghiệp Nam Hưng Bạc Liêu áp dụng kỹ thuật tưới nước ngập khô xen kẽ (AWD). Ảnh: Hữu Đức.
Những năm gần đây ở nhiều địa phương vùng Bán đảo Cà Mau nông dân bắt tay chuyển đổi cây trồng với nhiều mô hình canh tác mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiệu quả.
Trước đây ở các địa phương vùng ven biển ảnh hưởng mặn nên chủ yếu trồng lúa mùa một vụ trong năm. Quá trình chuyển đổi và thực hiện chương trình ngọt hóa, dẫn ngọt về các tỉnh vùng Bán đảo Cà Mau, đất trồng lúa được mở rộng, rồi tăng lên 2 vụ, thậm chí 3 vụ. Thế nhưng gần đây thời tiết cực đoan, hạn – mặn gay gắt, ruộng lúa thiếu nước tưới trở thành bài toán nan giải.
Trước tình hình đó, kỹ thuật tưới “ngập khô xen kẽ” (AWD) được áp dụng, trở thành mô hình canh tác lúa thông minh cho các vùng thường xuyên hạn hán, xâm nhập mặn.
Cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dân lắp đặt ống nhựa theo dõi mực nước ruộng. Ảnh: Khuyến nông Bạc Liêu.
Ông Nguyễn Văn Huỳnh (Năm Huỳnh) ở ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Phương pháp tưới ngập khô xen kẽ là cấp nước chỉ vừa đủ vào giai đoạn cần nhất cho cây lúa nên không lãng phí nước và bơm cấp nước dư thừa. Cùng với các biện pháp thâm canh tổng hợp, từ 6 năm qua tôi trồng lúa 3 vụ/năm trên 2,2 ha/vụ, vụ nào cũng trúng mùa.
Ông Nguyễn Hoàng Hương, Giám đốc HTX nông nghiệp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, nhận xét: “Tưới ngập khô xen kẽ phù hợp trong canh tác đất lúa 3 vụ, rất hiệu quả. HTX Nam Hưng trước có 40 xã viên đến nay tăng lên 67 xã viên với gần 100 ha. Tất cả đều ứng dụng kỹ thuật canh tác lúa thông minh, chất lượng lúa tốt được nhiều thương lái đặt mua từ đầu vụ.
Video đang HOT
Theo Chi cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật Bạc Liêu, tập quán canh tác cũ để làm ra một kg lúa cần tưới khoảng 4.000 – 5.000 lít nước. Áp dụng phương pháp tưới “ngập khô xen kẽ” chỉ cần khoảng 3.000 lít nước. Cùng với gói kỹ thuật 1 phải – 5 giảm, giai đoạn lúa trổ bông cấp nước đúng và kịp thời, lúa trổ đều, đồng loạt, chắc hạt, đảm bảo năng suất cao.
Tỉnh Bạc Liêu có vùng canh tác lúa nằm phía bắc quốc lộ 1A, hằng năm từ tháng 2 đến hết mùa khô luôn thiếu nước. Từ khi nông dân bắt tay tham gia mô hình thì hiệu quả thấy rõ. Từ 30 hộ nòng cốt ban đầu đến nay đã có trên 1.200 hộ áp dụng phổ biến, tiết kiệm nước đáng kể nhất là vào mùa khô hạn.
Bền vững lúa ST – tôm
Bên cạnh những mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ hoa màu (trồng dưa hấu, dưa leo, rau màu…) linh hoạt và hiệu quả, ngày càng lan rộng, thì ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang còn khoảng 160.000 ha áp dụng bền bỉ mô hình luân canh lúa – tôm. Đây là mô hình canh tác đạt hiệu quả cao và gìn giữ môi trường bền vững.
Chọn giống lúa thơm đặc sản ST luân canh tôm – lúa. Ảnh: Hữu Đức.
Trong 20 năm qua, ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng có vùng SX lúa – tôm ổn định hơn 18.000 ha. Hằng năm sau mỗi vụ tôm nông dân chọn gieo trồng các giống lúa ST.
Đây là nhóm giống lúa đặc sản có chất lượng cơm thơm ngon nổi trội so với các giống SX trước đó từ những năm 2001 và 2014. Đặc biệt vài năm gần đây có thêm giống ST24 và ST25 đạt giải cao trong cuộc thi Gạo ngon thế giới, nông dân canh tác giống lúa ST bán giá cao, hiệu quả càng cao.
Theo đó nông dân canh tác mô hình lúa – tôm có xu hướng chọn trồng giống lúa ST. Riêng tỉnh Cà Mau có khoảng 40.000 ha canh tác mô hình này, trong đó có khoảng 50% diện tích tập trung ở huyện Thới Bình. Nông dân canh tác 1 vụ lúa với giống ST và 1 vụ nuôi tôm. Nếu như trước đây nông dân chuộng các giống lúa mùa địa phương dài ngày, thì nay chuyển trồng giống lúa ST thời gian sinh trưởng ngắn có thể né tránh hạn – mặn đến sớm.
Anh hùng Lao động – Kỹ sư Hồ Quang Cua, “cha đẻ” giống lúa ST, cho rằng: Ông cùng với nhóm cán bộ nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng qua nghiên cứu bộ giống lúa ST đã lần lượt cải tiến đáng kể về thời gian sinh trưởng và đặc tính ưa thích của người tiêu dùng về phẩm chất gạo.
Lấy mốc trong 10 năm, từ 2008 (giống ST20) đến 2018 (ST24), chu kỳ sinh trưởng đã giảm 10 ngày. Chu kỳ sinh trưởng sớm hơn giúp né mặn tốt hơn. Thân cứng chắc hơn giúp chống đổ ngã làm phẩm cấp cao hơn… Nhờ vậy, giống lúa thơm ST trồng ở vùng lúa – tôm ven biển Bán đảo Cà Mau đang lan rộng.
Chuyên canh cây ăn quả đặc sản
Để phát huy lợi thế cây trồng bản địa, ở vùng ngọt và lợ phía hạ nguồn sông Hậu thuộc tỉnh Sóc Trăng có nhiều nhà vườn chuyển đổi cơ cấu cây ăn trái chuyên canh theo định hướng 6 loại cây có giá trị kinh tế cao: Nhãn, bưởi, cam, xoài, vú sữa, mãng cầu.
Qua 2 năm cải tạo đất vườn, loại bỏ những cây tạp, trồng giống cây mới đảm bảo cho chất lượng trái ngon, đồng thời tổ chức thành lập HTX, tổ hợp tác, các nhà vườn liên kết với các công ty T&T, Chánh Thu… chuyên xuất khẩu trái tươi vào thị trường cao cấp. Kết quả các lô hàng đầu tiên bưởi Năm Roi, vú sữa, xoài… lần lượt xuất sang Mỹ và tiêu thụ tốt. Thị trường nội địa, nhà vườn trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn sạch, liên kết tiêu thụ với Vineco.
Sóc Trăng đã xuất khẩu vú sữa tím sang Mỹ. Ảnh: Hữu Đức.
Anh Võ Văn Vũ, cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sóc Trăng, nhận xét: Trong chuyển đổi cây trồng quan trọng nhất là định hướng đầu ra và hình thành liên kết SX và tiêu thụ. Chất lượng giống cây cần được cải thiện, trái phải ngon, xuất khẩu tốt.
Theo cách này, các giống nhãn Idol, Thanh Nhãn… đã được cấp mã Code vùng trồng 21 ha của HTX An Phú Hưng (huyện Cù Lao Dung), An Thạnh Tây (huyện Kế Sách). Xoài Cát Chu có HTX An Thạnh, An Lạc Tây. Vú sữa tím của 2 HTX Trinh Phú, HTX Quyết Thắng, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh của HTX Thành Công, xã Kế Thành, huyện Kế Sách…
Bước đầu cho thấy kết quả chuyển đổi vườn chuyên canh đem lại hiệu quả rõ rệt, tạo tiền đề tỉnh Sóc Trăng xây dựng kế hoạch 5 năm tới (2021-2025) thực hiện dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tập trung.
Đến năm 2025 diện tích vườn cây ăn trái Sóc Trăng đạt 33.000 ha chuyên canh các loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao với 6 chuỗi giá trị cây ăn trái. Từ năm 2021 xây dựng 12 HTX và củng cố mở rộng 14 HTX nhằm liên kết nông dân trong SX và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời kêu gọi đầu tư xây dựng 2 nhà máy chế biến trái cây.
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng là một trong các thử thách lớn ở vùng ĐBSCL. Trong đó vùng Bán đảo Cà Mau được xem là nơi “đầu sóng, ngọn gió”, cần định hình chuyển đổi, phát triển kinh tế từ ưu thế tài nguyên bản địa.
Hơn 4.000ha lúa ở Hải Phòng nguy cơ ngập lụt
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày, tại Hải Phòng, hơn 4.000 ha lúa mới cấy tại các huyện An Lão,Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thủy Nguyên... đang có nguy cơ ngập lụt.
Rau màu bị ngập tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy. Ảnh: NNVN.
Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 (Sinlaku), tại TP Hải Phòng từ 19h ngày 31/7 đến ngày 3/8 diễn ra mưa lớn rải rác kéo dài và chưa có dấu hiệu dừng lại khiến mực nước sông lên cao, có nơi xấp xỉ mức báo động 2, ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước khiến hoa màu và lúa 1 số địa phương bị ngập lụt.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Phòng, qua kiểm tra sơ bộ tại một số huyện cho thấy, mưa bão chưa gây thiệt hại lớn đến sản xuất trồng trọt, tuy nhiên đã có một số diện tích cây trồng bị ảnh hưởng.
Cụ thể, tại huyện Kiến Thụy có mô hình chanh leo tại xã Thụy Hương bị sập giàn, 2ha dưa lê và 2ha rau màu tại xã Tú Sơn, 4,5ha lúa mới cấy tại xã Minh Tân và Du Lễ bị ngập nước.. Tại huyện Tiên Lãng, có 3ha diện tích dưa hấu mới trồng tại xã Tiên cường bị táp lá. Tại huyện An Dương, một số diện tích lúa mới cấy tại xã An Hòa bị ngập buổi sáng, buổi chiều nước đã rút.
Lúa mới cấy có nguy cơ bị ngập tại xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên. Ảnh: NNVN.
Hiện tại, TP Hải Phòng đang có 30.370ha lúa mới cấy, trà lúa cấy trước 15/7 đang giai đoạn đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ, còn lúa mới cấy đang giai đoạn bén rễ - hồi xanh. Diện tích cây rau màu Hè Thu đã trồng ước 2.742 ha, trong đó diện tích hiện còn trên đồng ruộng ước 2.231 ha, diện tích cây rau màu đang kỳ thu hoạch ước 1.306 ha.
Theo cơ quan chức năng, bão số 2 tuy đã qua và không đổ bộ vào Hải Phòng, tuy nhiên,do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp với rãnh áp thấp đi qua khu vực Bắc Bộ nối với cơn bão Hagupit ở phía Đông đảo Đài Loan nên mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 8/8.
Do đó, TP Hải Phòng đang có khoảng 4.630ha diện tích trồng lúa và trồng hoa màu tại các huyện Vĩnh Bão, Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thụy, quận Kiến An, quận Đồ Sơn... có nguy cơ ngập nước. Trong đó, địa phương có diện tích lúa có nguy cơ bị ngập nhiều nhất là huyện Vĩnh Bảo với 2.000ha, sau đó là huyện An Lão và huyện Tiên Lãng, mỗi địa phương có 1.000 ha.
Ông Nguyễn Hữu Rạng, Chủ tịch UBND xã Chiến Thắng, huyện An Lão cho biết: "Ngày hôm qua tại địa phương có ngập khoảng 10ha lúa mới cấy, đây là những chỗ trũng nhưng chúng tôi vẫn điều tiết nước ra được. Tuy nhiên, nếu hôm nay tiếp tục mưa to, mực nước sông cao, không tháo ra được thì sẽ tiếp tục có diện tích lúa bị ngập".
Trái cây "vượt rào" vào siêu thị Để đưa trái cây từ vườn đến với siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ... là một bài toán khó. Hiện chính quyền, cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đang cố gắng gỡ những rào cản để đưa sản phẩm vào các kênh phân phối hiện đại này. "Vươn tay" vào siêu thị Theo Chi cục Trồng trọt, bảo vệ thực vật...