“Soi” đội quân rô-bốt hùng hậu của Nga
Nga đang tập trung vào phát triển rô-bốt chiến đấu. Theo tờ báo RG, quân đội Nga có kế hoạch thành lập một cơ quan chỉ huy chung của cả rô-bốt và binh lính thông thường, nhằm nâng cao được tối đa khả năng thực hiện nhiệm vụ trong các tình huống khác nhau.
Hiện nay Bộ Quốc phòng Nga đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng của hệ thống rô-bốt dò mìn Uran-6. Hiệu quả gỡ mìn của Uran-6 rất cao, mỗi giờ có thể di chuyển khoảng cách 1.000m, quét sạch bãi mìn rộng 2.000m2. Nhân viên vận hành có thể đứng ở khoảng cách an toàn sử dụng thiết bị điều khiển Uran-6, cự ly điều khiển xa nhất đến 1km.
Rô-bốt Uran-6
Uran-6 chịu được sức phá hủy của khối thuốc nổ TNT nặng 60kg và đồng thời nó cũng có khả năng tự kiểm tra loại vật thể để đưa ra những biện pháp xử lí thích hợp. Rô-bốt này đã được Nga triển khai đến dò mìn ở Palmyra sau khi quân đội Syria giải phóng được thành phố này vào cuối tháng 3-2016. Nga cho biết, Uran-6 và các lính công binh đã vô hiệu hóa được tổng cộng 3.000 vật liệu nổ tại đây.
Để làm các nhiệm vụ chiến đấu “hạng nặng”, Nga sẽ sử dụng rô-bốt Uran-9. Đây là loại rô-bốt chiến đấu mới nhất được Nga chế tạo với việc trang bị nhiều vũ khí như súng máy 7,62mm, súng cối 30mm có khả năng nhả đạn ở tốc độ 350 đến 400 viên/phút và một tổ hợp tên lửa chống tăng có dẫn đường.
Video đang HOT
Rô-bốt Uran-9
Khi được trang bị đầy đủ vũ khí, Uran-9 sẽ nặng 10 tấn và có diện mạo giống với một chiếc xe tăng cỡ nhỏ. Nó cũng có hệ thống cảnh báo bằng laze, các thiết bị phát hiện và định vị mục tiêu hiện đại.
Ngoài ra, quân đội Nga còn có khung gầm rô-bốt Nerechta với tùy chọn lắp đặt 18 mô-đun để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Nó có thể cứu các binh sĩ đang bị thương trên chiến trường hay vận chuyển thêm khí tài tới cho binh lính chiến đấu.
Nerechta được trang bị động cơ điện – diesel. Khi làm nhiệm vụ trinh sát, nó sẽ ngừng sử dụng diesel mà chỉ dùng điện để tránh gây ra tiếng động lớn.
Rô-bốt MRK-27
Một rô-bốt đa nhiệm khác của Nga là Platform-M, được trang bị vũ khí để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, nhưng nó cũng có thể do thám quân địch, dò mìn hoặc vận chuyển vũ khí.
Những loại rô-bốt đáng chú ý khác của Nga như Uran – 14 được sử dụng để mở đường hoặc dập lửa. Strelok là rô-bốt có trang bị súng máy hay MRK-27 được trang bị 2 súng phun lửa Schmel, một súng máy, 2 súng phóng lựu đạn nổ và 6 súng phóng lựu đạn khói. Nga còn đang lên kế hoạch cho cả một phiên bản rô-bốt của xe tăng Armata.
Rô-bốt Uran-14
Đối với các máy bay không người lái, Nga gần đây đã bắt đầu sử dụng chiếc Frigate với nhiệm vụ tìm kiếm, giải cứu hay do thám ở khu vực Bắc Cực hay chiếc Orion chuyên dùng cho các nhiệm vụ trinh sát và vận tải hạng nhẹ với khả năng mang tới 300 kg hàng hóa.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ mua 44 trực thăng cánh quạt nghiêng CMV-22B biên chế trên tàu sân bay
Hải quân Mỹ vừa cho biết, một phiên bản nâng cấp của dòng máy bay cánh quạt nghiêng V-22 Osprey có tốc độ lên đến hơn 600 km/giờ để thực hiện nhiệm vụ vận tải trên tàu sân bay (COD) đã bắt đầu được chế tạo.
Lực lượng này có kế hoạch thay thế 35 chiếc máy bay vận tải trên tàu sân bay C-2 Greyhound, dòng máy bay vận tải 2 động cơ lần đầu được biên chế từ những năm 1960, bằng việc mua 44 chiếc máy bay cánh quạt nghiêng CMV-22B Osprey.
Không giống máy bay cánh cố định C-2, máy bay cánh quạt nghiêng Osprey có thể bay với tốc độ của máy bay cánh cố định và bay lơ lửng như một trực thăng để hạ cánh thẳng đứng trên tàu sân bay. Hiện tại, hải quân Mỹ đang sử dụng máy phóng máy bay hình chữ Y để đẩy máy bay C-2 cất cánh, việc này làm tăng rủi ro và chi phí cho hoạt động COD.
Máy bay cánh quạt nghiêng MV-22 hạ cánh trên một tàu đổ bộ của hải quân Mỹ
Máy bay Osprey của hải quân sẽ sở hữu tầm bay lớn hơn so với phiên bản của lực lượng hải quân đánh bộ, với khả năng bay thêm 320km trước khi cần tiếp dầu. Hải quân Mỹ đã trao cho Bell-Boeing hợp đồng phát triển những thay đổi về cơ khí để đáp ứng nhu cầu về tầm bay.
"Yêu cầu về tầm bay tác chiến của hải quân đối với hoạt động COD là 1.850km để đảm bảo hậu cần cho các tàu sân bay, và có nghĩa là tầm bay sẽ tăng khoảng 320km so với phiên bản MV-22B cơ bản", phát ngôn viên hải quân Mỹ Marc Rockwellpate cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Scout Warrior hôm 24-5.
Dự kiến được biên chế hoạt động vào năm 2021, phiên bản Osprey của hải quân sẽ thực hiện những nhiệm vụ tương tự như máy bay C-2, bao gồm vận tải, cứu hộ, cung cấp lương thực, cũng như cung cấp phụ tùng và trang thiết bị cho các thủy thủ trên tàu sân bay.
Theo_An ninh thủ đô
[Infographic] Tàu tên lửa Project 1241.8 Molniya - Tia chớp phòng thủ trên biển Tàu tên lửa thuộc lớp Project 1241.8 Molniya được mệnh danh là tia chớp vì sự lanh lẹ của loại chiến hạm mặt nước hạng nhẹ này. Chúng được thiết kế để tiêu diệt nhóm tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các phương tiện mặt nước khác một cách độc lập hoặc theo biên đội. Ngoài ra, Molniya có thể...