Soi điểm khác biệt trong phim Tây Du Ký 1986 so với nguyên tác
Được coi là bộ phim sát với nguyên tác nhất trong các bộ Tây Du Ký từ trước đến nay nhưng Tây Du ký 1986 của đạo diễn Dương Khiết cũng có một vài chi tiết khác biệt thú vị
Hình ảnh trong phim bốn thầy trò đường tăng trên đường đi thỉnh kinh
Trần Quang Nghị – thân sinh của Đường Tăng
Trong phim Tây Du ký 1986, Trần Quang Nghị sau khi thi đỗ Trạng Nguyên, cưới được tiểu thư con tể tướng và bị ám sát trên thuyền lúc đang đi nhậm chức tri huyện.
Thật ra trong nguyên tác, Trần Quang Nghị sau khi bị ám sát thì được Long Vương giữ lại xác (vì đã có lần cứu một con cá vàng – là Long Vương hóa thân), sau đó 18 năm thì được hồi sinh và đoàn tụ với vợ và mẹ đẻ cùng với con trai Trần Huyền Trang (tức Đường Tăng).
Ngọc Hoàng thượng đế
Là một nhân vật thần thông quảng đại tối cao và đứng đầu tiên giới, dĩ nhiên pháp lực không hề nhỏ.
Trong nguyên tác không hề có chi tiết lần thứ 2 Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung khiến Ngọc Hoàng phải chui xuống gầm bàn và kêu người đi gọi Phật Tổ Như Lai đến. Đối với Ngọc Hoàng, cai quản cả Tam giới thì Tôn Ngộ Không chẳng qua cũng chỉ là một con khỉ đá trời đất sinh ra, không hơn không kém.
Vậy nên việc Ngọc Hoàng phải chui xuống gầm bàn kêu cứu là việc mà đạo diễn Dương Khiết cố tình dựng nên để tôn anh khỉ của chúng ta lên một đẳng cấp cao hơn.
Bạch Cốt Tinh
Trong nguyên tác thì Bạch Cốt Tinh vốn là yêu quái hành động một mình. Tức là lúc Tôn Hành Giả nhảy lên không trung để dò đường, vô tình làm kinh động đến tên yêu quái này đang ẩn trong gió gần chỗ thầy trò Đường Tăng nghỉ ngơi. Sau đó, y mới nảy ra ý định bắt Đường Tăng.
Tuy nhiên trong phim thì Bạch Cốt Tinh là yêu quái xinh đẹp, tàn ác, đứng đầu sơn động một vùng, trong tay có rất nhiều tiểu yêu. Ý định ăn thịt Đường Tăng đã được tính toán trước hết.
Pháp lực của Bạch Cốt Tinh trong phim cũng được mô tả lợi hại hơn hẳn trong nguyên tác. Bên cạnh Bạch Cốt Tinh là nhân vật Hắc Cốt Tinh, nhân vật này cũng không có trong nguyên tác.
Nhờ bàn tay tài hoa của đạo diễn Dương Khiết mà nhân vật Bạch Cốt Tinh trong phim trở nên cực kỳ ấn tượng với khán giả của Tây Du Ký.
Tây lương nữ quốc và sư phụ trong phim Tây Du Ký 1986
Tây Lương Nữ quốc
Trong tập phim về Tây Lương Nữ quốc, đạo diễn Dương Khiết đã lãng mạn hóa mối quan hệ của Đường Tăng và Nữ Vương của nước này.
Ở đó, khán giả nhận thấy một mối tình mà “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” của đôi trai tài gái sắc. Cảm giác khi xem tập này là Tam Tạng rất “lung lay”.
Tuy nhiên trong nguyên tác thì Đường Tăng vốn rất kiên định và không hề rung động trước Nữ Vương. Hơn nữa, hai người cũng không phải là “cặp trời sinh, có duyên nhưng không có phận” như chủ đích của đạo diễn.
Hơn nữa, theo mưu kế của Tôn Ngộ Không, Đường Tăng giả đồng ý kết hôn với Nữ vương. Sau đó sẽ bỏ trốn nhân lúc Tam Tạng và Nữ vương tiễn 3 đồ đệ, và khi đó thì Bọ Cạp tinh xuất hiện.
Tuy nhiên, trong phim, Bọ Cạp tinh xuất hiện vào đêm “động phòng”, khi mà Đường Tăng suýt ngã lòng trước vẻ đẹp kiều diễm của Nữ vương.
Trên đây là một vài những chi tiết tiêu biểu mà Tây Du Ký 1986 làm khác nguyên tác. Còn nhiều chi tiết nho nhỏ khác mà bộ phim đã bỏ qua. Nhưng cuối cùng, đạo diễn tài năng Dương Khiết đã tạo nên một tác phẩm ấn tượng mãi với khán giả.
Hoàng Dung
Video đang HOT
Cãi vã gay gắt sau hậu trường 'Tây du ký 1986', 'Đại chiến Xích Bích'
Dương Xuân Hà hận đoàn phim "Tây du ký" 1986, Trương Vệ Kiện tranh cãi với đài TVB vì vai Tôn Ngộ Không... là những mâu thuẫn ít ai biết phía sau loạt phim chuyển thể nổi tiếng.
Nói về hậu trường của những bộ phim nổi tiếng chuyển thể từ danh tác văn học như Tây du ký hay Tam quốc diễn nghĩa, ê-kíp sản xuất thường nhắc tới bí mật trong khâu chế tác, sự đầu tư và nỗi khổ cực. Tuy nhiên, câu chuyện phía sau màn ảnh không chỉ có thế. Đôi khi, trong quá trình sáng tạo nên thước phim để đời, giữa đạo diễn, nhà sản xuất và diễn viên cũng xảy ra xung đột. Có những tranh cãi có thể bỏ qua, nhưng cũng có một số trường hợp để lại nỗi oán hận cả đời.
Tây du ký 1986 và cú lừa với Dương Xuân Hà
Tây du ký bản 1986 là bệ phóng nâng tầm tên tuổi cho nhiều ngôi sao, trong đó có Dương Xuân Hà. Hình tượng Bạch Cốt Tinh do bà thể hiện được coi là phiên bản hoàn hảo nhất trong mọi phiên bản, cũng là vai diễn để đời trong sự nghiệp của nữ nghệ sĩ gạo cội.
Thế nhưng Dương Xuân Hà lại không mặn mà, thậm chí tỏ ra khó chịu khi nhớ về Tây du ký 1986. Mỗi lần họp báo hay xuất hiện trước đám đông, bà thường nhăn mặt trước những câu hỏi về vai diễn ấn tượng một thời. Dương Xuân Hà còn từ chối tham gia bất cứ chương trình truyền hình nào có sự góp mặt của nghệ sĩ phim Tây du ký bản 1986.
Dương Xuân Hà chán ghét Tây du ký 1986, dù bà từng đóng góp cho bộ phim một vai diễn hay.
Sở dĩ Dương Xuân Hà có thái độ chán ghét bộ phim kinh điển nói trên là vì cú lừa của đạo diễn Dương Khiết. Năm xưa, khi vị đạo diễn này tuyển diễn viên cho Tây du ký, bà đặc biệt ấn tượng với Dương Xuân Hà trong Chim sơn quyên. Song, nữ nghệ sĩ họ Dương tỏ ra không hứng thú với lời mời gọi từ ê-kíp Tây du ký.
Dương Khiết không bỏ cuộc. Nữ đạo diễn vẫn gửi cho Dương Xuân Hà hai tập kịch bản, đồng thời nhờ người quen năn nỉ. Ngôi sao Chim sơn quyên rốt cuộc cũng bị lung lay. Bà đồng ý tham gia phim, kèm theo đề nghị được đóng trong hai tập Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh và Nữ nhi quốc, đảm nhận vai quốc vương. Dưới áp lực về mặt thời gian, phải gấp rút tiến hành quay dựng, đạo diễn Dương Khiết vội vàng chấp nhận yêu cầu của Dương Xuân Hà.
Sự việc đã qua nhiều năm nhưng Dương Xuân Hà khó lòng quên đi lỗi lầm thuở trước của đạo diễn Dương Khiết.
Sự việc trở nên căng thẳng khi không lâu sau đó, nữ đạo diễn của Tây du ký 1986 chủ động tuyên bố Chu Lâm vào vai nữ vương Tây Lương, thất hứa với Dương Xuân Hà. Những người quen biết ngôi sao họ Dương đều hiểu bà tôn trọng chữ tín. Bởi vậy, hành động của Dương Khiết khiến Dương Xuân Hà phẫn nộ. Bà từ mặt đoàn phim Tây du ký, không bao giờ muốn nhắc tới dù chỉ là cái tên.
Châu Nhuận Phát và lùm xùm với Đại chiến Xích Bích
Năm 2007, Châu Nhuận Phát được đạo diễn Ngô Vũ Sâm nhắm cho vai Chu Du ở bom tấn Đại chiến Xích Bích. Song, một ngày sau khi phim khởi quay, truyền thông Trung Quốc đưa tin tài tử họ Châu bị mời ra khỏi danh sách casting.
Một loạt tin đồn bủa vây Châu Nhuận Phát, xoay quanh nguyên nhân thực sự dẫn đến việc anh đánh mất vai diễn trên. Một số tờ báo Hong Kong đặt nghi vấn về việc nam diễn viên đưa ra quá nhiều yêu sách, khiến ê-kíp Đại chiến Xích Bích khó lòng chấp nhận. Những trang tin khác lại cho là do Châu Nhuận Phát già hơn nhiều so với hình tượng nhân vật Chu Du.
Châu Nhuận Phát từng vướng lùm xùm rời Đại chiến Xích Bích vì đưa ra quá nhiều yêu sách.
Trước những lùm xùm này, Ngô Vũ Sâm từng lên tiếng khẳng định mối quan hệ của ông và Châu Nhuận Phát không hề sứt mẻ, sau khi đội ngũ sản xuất loại tài tử này ra khỏi danh sách diễn viên. "Tôi biết Châu Nhuận Phát có tài diễn xuất. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác trong tương lai", vị đạo diễn nhấn mạnh. Phía Châu Nhuận Phát cũng giải thích rằng anh không đóng Đại chiến Xích Bích vì nhận kịch bản quá muộn.
Ngoài Châu Nhuận Phát, còn một ngôi sao nữa cũng khiến ê-kíp Đại chiến Xích Bích đau đầu là Lương Triều Vỹ. Tài tử được mời vào vai Gia Cát Lượng. Song, anh từ chối vì không muốn phải đóng phim suốt 6 tháng. Vai Gia Cát Lượng cuối cùng chuyển đến tay Kim Thành Vũ.
Lương Triều Vỹ được đạo diễn mời vào vai Gia Cát Lượng, nhưng anh nhiều lần từ chối và rồi cuối cùng chọn đảm nhận vai Chu Du.
Sau đó, dưới sự kiên trì thuyết phục của đội ngũ sản xuất, Lương Triều Vỹ cũng chấp nhận lời mời diễn xuất. Vai Chu Du khi ấy vẫn để trống. Đúng lúc này, Lương Triều Vỹ đồng ý hóa thân thành Chu Du.
Trương Vệ Kiện và mâu thuẫn với đoàn phim Tây du ký của TVB
Trương Vệ Kiện từng đảm nhận vai Tôn Ngộ Không trong bản phim Tây du ký (1996) do TVB sản xuất. Tài tử đem tới hình ảnh Tề Thiên Đại Thánh đúng chất, có hồn, chiếm trọn cảm tình của độc giả tiểu thuyết kinh điển do Ngô Thừa Ân viết lẫn người hâm mộ của bản Tây du ký 1986.
Từ thành công của phần một, TVB tiếp tục sản xuất Tây du ký phần hai (1998). Trương Vệ Kiện vẫn được mời vào vai Tôn Ngộ Không. Song, không lâu sau, nhà đài lại bất ngờ chuyển suất diễn đến tay Trần Hạo Dân. Khán giả tỏ ra khó hiểu trước hành động của TVB, bởi Trương Vệ Kiện vốn thể hiện thuyết phục hình tượng Tề Thiên Đại Thánh trong phần một, không có gì đáng chê trách đến mức phải loại anh ra khỏi danh sách diễn viên.
Trương Vệ Kiện từng hóa thân thành Tôn Ngộ Không trong phiên bản Tây du ký do TVB sản xuất.
Một thời gian sau, khi nhắc đến chuyện cũ trong một chương trình truyền hình, tài tử họ Trương cho biết vào thời điểm đó, hợp đồng giữa anh và TVB đã đến lúc đáo hạn. Anh có đàm phán hợp đồng mới cùng nhà đài. Thế nhưng, do TVB trả thù lao quá thấp, Trương Vệ Kiện từ chối ký tiếp. Vì vậy, nam diễn viên bị loại ra khỏi dự án Tây du ký 2.
Chuyện không chỉ dừng lại ở đó, mâu thuẫn giữa Trương Vệ Kiện và TVB trở nên gay gắt kể từ lúc nhà đài tung tin tài tử hét giá cát-xê cao ngất ngưởng, mắc bệnh ngôi sao, nhằm bôi nhọ danh tiếng của anh. Chưa hết, một lãnh đạo TVB còn xúc phạm danh dự của Trương Vệ Kiện, cho rằng nếu không có mấy sợi lông khỉ trên mặt thì nam diễn viên "chẳng đáng giá một xu".
Vì câu nói đó, Trương Vệ Kiện quyết định cạo trọc đầu để chứng minh rằng dù không có tóc, anh "vẫn có thể nổi tiếng và kiếm được nhiều tiền".
Nguyên Hạnh
Trư Bát Giới trong lịch sử Tây Du Ký: Đỉnh nhất vẫn là Mã Đức Hoa! Thành công của Tây Du Ký 1986 đã mang hình ảnh bốn thầy trò Đường Tăng đi sâu vào ký ức của các thế hệ. Qua nhiều tác phẩm và cải biên, hình tượng Trư Bát Giới ngày càng được trau chuốt. Phiên bản năm 1986 luôn là phiên bản kinh điển nhất và để lại dấu ấn sâu sắc với mọi thế...