“Soi” điểm chính trong màn đấu khẩu của Trump-Clinton
Cuộc “so găng” đầu tiên giữa hai đối thủ Trump và Clinton trên vũ đài chính trị ở thành phố New York có nhiều điểm gay cấn, thú vị.
Hai ứng viên đã có màn tranh luận nảy lửa dài 90 phút trên sóng truyền hình.
Clinton sải bước trên sân khấu và mỉm cười rất tươi: “Xin chào, ông khỏe chứ Donald?”. Trump im lặng. Cả hai sau đó nắm chặt tay nhau trong cuộc tranh luận được chờ đợi nhất thời gian qua giữa. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2005 khi hai người gặp nhau trực tiếp trong đám cưới lần 3 của Donald Trump.
Trump “trả miếng” ngay lập tức khi bị gọi là “Donald”. Ông trùm bất động sản gọi bà Clinton là “Ngoại trưởng Clinton” và hỏi: “Tôi gọi thế được chứ? Tôi muốn chắc chắn rằng bà cảm thấy hạnh phúc. Điều này rất quan trọng với tôi”. Phần mở màn của cuộc tranh luận căng thẳng từng giây một.
Tranh luận về thị trường nhà đất và khủng hoảng năm 2008.
Về vấn đề kinh tế, Clinton “ra đòn” bằng luận điểm cứng rắn: “Donald là một trong những người phải chịu trách nhiệm về khủng hoảng nhà đất năm 2008. Ông ta nói năm 2006 rằng: “Chúa ơi, tôi hy vọng thị trường nhà đất sụp luôn cho rồi để tôi còn mua nhà và kiếm chút đỉnh chứ”, Clinton nhắc lại. “Và nó đổ sụp thật”.
Trump cũng không vừa khi nói “Người ta gọi đó là kinh doanh, thưa bà”. Clinton đáp: “9 triệu người mất việc, 5 triệu người mất nhà, 13 nghìn tỉ USD trong mỗi gia đình bị tiêu tán. May mắn là chúng ta đã phục hồi”, bà nói. Trump cắn chặt môi, lắc đầu và nhấp một ngụm nước.
Trump tấn công lại bằng cách cho rằng cựu ngoại trưởng “không có tư chất lãnh đạo” trong thời gian tại vị dưới thời Obama. Clinton mỉm cười và nói: “Tôi đồ rằng tới cuối buổi tranh luận ngày hôm nay, tôi sẽ bị chỉ trích về tất cả những gì xảy ra”.
Trump chớp thời cơ: “Đúng rồi, tại sao lại không cơ chứ?” và Clinton đáp trả: “Tại sao lại không nhỉ, ông cứ việc nói những điều điên rồ ấy đi”. Trump kết luận: “Mẫu chính trị gia điển hình. Toàn nói. Chẳng làm. Nghe thì hay. Làm thì dở”.
Hai bên chỉ trích lẫn nhau vì “chỉ nói mà không làm”.
Video đang HOT
Khi được người dẫn chương trình Lester Holt của đài NBC đặt câu hỏi khi nào thì Trump sẽ công khai bảng thuế cá nhân, ứng viên đảng Cộng hòa nói: “Tôi ngại gì đâu. Tôi kiểm kê tài sản mỗi ngày”. Ông Trump cũng hứa sẽ nộp báo cáo thuế sớm nhất khi hoàn thành. Ngoài ra, ông trùm bất động sản cũng muốn Clinton “công bố 33.000 email cá nhân bị xóa” trước khi ông gửi báo cáo thuế.
Clinton dự đoán Trump không giàu có như thường tuyên bố và cũng không mạnh tay chi cho từ thiện như thường nói. Clinton công kích: “Tất cả là con số không. Binh lính, cựu chiến binh, trường học, chương trình y tế, chẳng ai nhận được xu nào”.
Khi được Holt hỏi Trump tại sao đưa ra “thuyết âm mưu” về nơi sinh của Ohama, ứng viên đảng Cộng hòa đáp: “Tôi nghĩ rằng mình có một mối quan hệ hết sức tốt đẹp với cộng đồng người Mỹ da màu. Tôi làm tốt việc của mình, không chỉ cho tổ quốc mà còn cho cả Tổng thống Obama. Tôi đã bắt ông ta phải công bố giấy khai sinh”.
Clinton đáp lời bằng một nụ cười nhẹ: “Nghe ông ấy nói kìa. Rõ ràng như Donald thừa nhận, ông ấy biết Holt sẽ hỏi về vấn đề giấy khai sinh của Tổng thống Obama. Ông ta đang muốn ỉm đi sự thật nhưng tiếc là không dễ dàng thế đâu. Ông Trump đã đưa ra những lời nói dối phân biệt chủng tộc về tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, rằng Obama không phải là công dân Mỹ”.
Clinton tiếp tục: “Không có bằng chứng cho những gì Trump phát biểu nhưng ông ấy cứ nói đi nói lại, năm này qua năm khác và buộc những người ủng hộ phải tin vào lời dối trá ấy”.
Tranh luận về nơi sinh của Tổng thống Barack Obama.
Tiếp đó, Trump nói rằng “sở hữu khí chất tốt hơn Clinton”. Khán giả bên dưới ồ lên những tràng cười lớn. Clinton mỉm cười. Trump tiếp lời: “Tôi nghĩ rằng tài sản lớn nhất của tôi là khí chất. Tôi có khí chất chiến thắng”.
Cuộc tranh luận đầu tiên trong 3 phiên trực tiếp trên truyền hình đã kết thúc. Đây được xem là dấu mốc hết sức quan trọng cho cả hai ứng viên trong cuộc đua vào Nhà Trắng đang ở giai đoạn nước rút.
Theo thống kê, hơn 100 triệu người đã xem chương trình này ở Mỹ, vượt xa cả giải đấu Super Bowl nổi tiếng. Ngay cả Tổng thống Obama cũng xem sự kiện chính trị này khi đang làm việc.
Theo Danviet
Với lối chơi truyền thống, Clinton có thể hạ bệ Trump?
Chiến lược của bà Clinton tương tự như những gì đã giúp Obama thắng cử nhiệm kỳ thứ 2 trước đối thủ Mitt Romney.
Suốt hàng tháng trời, Đảng Dân chủ tự nhủ: Cử tri rồi sẽ "nghiêm túc" hơn khi tới mùa thu, tức là chặng nước rút của kỳ bầu cử, và phản đối lối chơi "thiếu chừng mực" của Donald Trump.
Giờ họ vẫn đang chờ đợi.
Thực ra, không chỉ có Đảng Dân chủ chờ đợi. Rất nhiều cử tri Mỹ, thậm chí cả thành viên Đảng Cộng hòa đều băn khoăn: Tới bao giờ thì Trump chuyển hướng? Khi nào thì Trump phô bày con người mới - một ứng viên có thể thu hút đông đảo cử tri hơn, không chỉ dừng lại ở một bộ phận người đang bất mãn?
Nội bộ Đảng Cộng hòa đã chờ đợi sự chuyển hướng của Trump từ 4 tháng trước, khi ông ta loại bỏ những đối thủ cuối cùng trong Đảng. Thế rồi Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng hòa diễn ra, Trump chính thức được đề cử. Và người ta nghĩ, đã đến lúc chuyển hướng rồi. Nhưng không, Trump không làm như vậy.
Đêm nay, khi cuộc tranh luận đầu tiên diễn ra, Trump sẽ đứng trước một cử tọa lớn nhất trong quá trình tranh cử. Nhưng sự chuyển hướng tất cả đều mong đợi vẫn chưa có dấu hiệu xuất hiện.
Trước sức ép của những người vẫn còn lưỡng lự bỏ phiếu cho mình vì những phát ngôn mạnh bạo, trong vài tuần trở lại đây, Trump đã nỗ lực thể hiện rằng mình hoàn toàn có khả năng đi vào khuôn khổ. Ông ta bắt đầu dùng máy nhắc chữ, đồng thời nỗ lực tiếp xúc với các nhóm thiểu số.
Tuy nhiên, nền tảng của Trump, những quan điểm cứng rắn về các chính sách chủ chốt thì vẫn vậy. Và những người phản đối ông ta lo ngại, tại cuộc tranh luận, những điều tưởng như cốt lõi ấy sẽ bị lu mờ. Trên khán đài, trước màn hình vô tuyến, vẻ ngoài và phong thái sẽ làm nên người thắng cuộc, chứ không phải lập trường chính sách.
"Lối chơi" truyền thống
Chỉ còn chưa đầy 50 ngày nữa và kết quả khảo sát dự báo một chặng đua "nghẹt thở" khi Trump đang ngày càng "nổi" ở các bang chiến địa.
Trong khi phương pháp gây sự chú ý của Trump đạt được kết quả thì Hillary Clinton vẫn gắn chặt với lối chơi truyền thống: Quảng cáo công kích rầm rộ, tập trung mời gọi cử tri tham gia bầu cử và chuẩn bị kỹ lưỡng cho những cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình.
Nhóm ủng hộ Clinton mạnh tay chi tiền chiếu quảng cáo phản đối Trump trên đường phố.
Ban vận động tranh cử của bà Clinton đã chi hơn 180 triệu USD cho các hoạt động quảng bá trên truyền hình và đài phát thanh từ giữa tháng 6 cho tới nay, hệ thống theo dõi quảng cáo chính trị của Kantar Media cho biết. Trong cùng khoảng thời gian đó, Trump và người ủng hộ chỉ chi có 40 triệu USD.
Chiến lược của bà Clinton tương tự như những gì ông Obama đã làm khi ra tranh cử nhiệm kỳ thứ 2 trước đối thủ Mitt Romney. Mùa hè năm 2012, Mitt Romney đã được ban vận động của Obama tô vẽ thành một kẻ tài phiệt lạnh lùng.
Nhưng nói đi thì phải nói lại, Clinton khác xa Obama. Tỷ lệ ủng hộ bà, so với đương kim Tổng thống Mỹ, thì thấp hơn nhiều. Thực tế này lại một lần nữa gợi lên câu hỏi tâm điểm của kỳ bầu cử năm nay: Liệu chiến lược chính trị "an toàn" có giúp Clinton đánh bại một đối thủ "rắc rối" như Trump?
Không còn cách nào khác
Thậm chí Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng phải lên tiếng cảnh báo người ủng hộ Đảng Dân chủ về một chặng đua sống còn mà có thể Clinton sẽ thua cuộc. "Ông ta [Trump] không đủ năng lực làm Tổng thống", ông Obama nói với các nhà tài trợ tại sự kiện gây quỹ ở Manhattan hồi tuần trước.
Theo AP, phe Cộng hòa có thể nắm ưu thế ở Iowa, cũng như Ohio và chắc chắn sẽ cạnh tranh khốc liệt với Clinton tại Florida, Bắc Carolina.
"Bang chiến địa được gọi như vậy là có nguyên do của nó. Tỷ lệ cạnh tranh ở các khu vực ấy sẽ rất cao, từ giờ cho tới ngày bầu cử", người quản lý chiến dịch của Clinton - Robby Mook - cho biết.
"Nhưng chúng tôi sẽ thắng bởi chúng tôi đã dành cả một năm trời để xây dựng chiến lược nhằm truyền tải thông điệp của mình và kêu gọi cử tri thực thi quyền bầu cử. Thế nên, thay vì lo lắng, chúng tôi sẽ bắt tay vào việc".
Thế nhưng, Trump, dù không có những nỗ lực mang tính hệ thống như Clinton, lại không phải một đối thủ thông thường. Trong vòng sơ bộ, ông ta đã đánh bại hơn 10 đối thủ, những người đã sử dụng các phương pháp truyền thống để xử lý những phát ngôn khó lường của Trump.
"Ở vòng sơ bộ, các ứng viên đều cố hạ bệ Trump bằng cách mà bạn thường làm để loại bỏ những người chỉ biết nói mà không biết làm", Rick Tyler, cựu cố vấn của Ted Cruz nhận định, "Bà ấy [Clinton] cũng làm như vậy. Nhưng cách đó đâu có ích gì".
Cố vấn của Clinton coi cuộc tranh luận sẽ diễn ra vào đêm nay (26/9) tại Đại học Hofstra là một thời khắc quyết định. Đây sẽ là dịp để cử tri có cơ hội để so sánh các ứng viên. Mặc dù các cố vấn không tiết lộ chi tiết về quá trình chuẩn bị nhưng rõ ràng bà Clinton đã dành không ít tâm sức cho trận quyết đấu.
"Trong một cuộc đua khó đoán, trước một đối thủ khó lường, rõ ràng điều duy nhất bạn có thể kiểm soát chính là hành động của mình", Mo Elleithee, chuyên gia phân tích của Viện Chính sách thuộc Đại học Georgetown nhận định, "Họ đang tập trung vào điều đó".
Về phần mình, Clinton cho biết: Bà đã sẵn sàng đối đầu với bất cứ điều gì Trump "ném" về phía mình.
"Tôi sẽ cố gắng hết sức để trao đổi một cách rõ ràng và mạnh bạo nhất có thể trước những lời lăng mạ và hành động công kích, cố chấp, dọa dẫm mà ta vẫn thấy từ đối thủ của tôi", bà Clinton nói trên sóng truyền hình, "Tôi biết đây là một trận đấu tay bo".
Theo Soha News
Đám đông nhất loạt quay lưng với bà Hillary để selfie Gần như tất cả mọi người đều quay lưng lại với ứng viên tổng thống Mỹ nhằm có được một (hoặc nhiều) bức ảnh chụp chung với bà. Khoảnh khắc này được nhiếp ảnh gia Barbara Kinney ghi lại trong cuộc gặp gỡ các cử tri của bà Hillary Clinton tại Orlando tối 25/9. Sau vài giờ đăng trên Twitter, bức ảnh đã...