“Soi” dàn vũ khí hạng nặng của Triều Tiên trong lễ diễu binh
Ngoài các vũ khí đáng chú ý như tên lửa, xe tăng, máy bay chiến đấu, trực thăng…. Triều Tiên còn lần đầu tiên khoe các máy bay không người lái trong cuộc diễu binh quy mô lớn nhân kỷ niệm “Ngày Chiến thắng” hôm qua.
Tên lửa Taepodong của Triều Tiên gây chú ý trong cuộc diễu binh ngày 27/7.
Hàng loạt tên lửa khác cũng xuất hiện trong cuộc diễu binh.
Dàn xe tăng di chuyển qua quảng trường Kim Nhật Thành trong cuộc diễu binh mừng 60 năm ngày kết thúc chiến tranh Triều Tiên.
Các dàn phóng rocket đa nòng.
Video đang HOT
Cận cảnh một dàn pháo đa nòng của Triều Tiên.
Các xe tăng song hành cùng các dàn pháo đa nòng.
Các trực thăng quân sự bay bên trên quảng trường Kim Nhật Thành.
Các xe tăng giương nòng chầm chậm lướt qua quảng trường Kim Nhật Thành.
Các xe quân sự chở máy bay không người lái của Triều Tiên lướt trên quảng trường Kim Nhật Thành, trong khi các phi cơ khác bay trên bầu trời.
Cuộc diễu binh hôm 27/7 một trong những dịp hiếm hoi thế giới được chiêm ngưỡng tiềm lực quân sự của Triều Tiên.
Theo Dantri
Diễu binh hoành tráng kỷ niệm 60 năm Chiến tranh Triều Tiên
Triều Tiên sáng nay tiến hành một cuộc diễu binh lớn nhằm kỷ niêm 60 năm chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, cuộc diễu binh có sự tham dự của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (thứ hai từ phải sang) và Phó chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều (đầu tiên bên phải) dõi theo lễ diễu binh tại Bình Nhưỡng ngày 27/7.
Hàng ngàn binh sỹ Triều Tiên bước đều tăm tắp đã tiến vào quảng trường Kim Nhật Thành rộng lớn ở thủ đô Bình Nhưỡng. Dẫn đầu đoàn quân là các đội quân nhạc.
Cuộc diễu binh cũng bao gồm phần phô diễn sức mạnh quân sự, nhằm kỷ niệm 60 năm Chiến tranh Triều Tiên ngừng bắn vào ngày 27/7/1953.
Giới quan sát theo dõi sát sự kiện này để tìm hiểu xem Triều Tiên có đạt được thêm tiến bộ nào trong chương trình tên lửa đạn đạo hay không.
Một cuộc diễu binh hoành tráng cũng được tổ chức vào năm ngoái, ở thủ đô Bình Nhưỡng, vào ngày 15/4, kỷ niệm ngày sinh của lãnh đạo sáng lập Kim Nhật Thành.
Kể từ đó, Triều Tiên đã phóng thành công một tên lửa tầm xa vào tháng 12 và tiến hành vụ thử hạt nhân lần 3 vào tháng 2. Cả hai sự kiện này đã khiến Liên hợp quốc gia tăng lệnh trựng phạt và châm ngòi cho một đợt căng thẳng quân sự kéo dài nhiều tháng trên bán đảo Triều Tiên.
Trong cuộc diễu binh năm ngoái, công chúng Triều Tiên lần đầu tiên được nghe bài phát biểu của lãnh đạo Kim Jong-un kể từ khi ông lên nắm quyền thay cha vào tháng 12/2011.
Dự kiến nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên cũng có bài phát biểu tương tự trong cuộc diễu binh năm nay.
Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều, trưởng phái đoàn Trung Quốc được mời tham dự lễ kỷ niệm, xuất hiện cùng ông Kim trong lễ diễu binh.
Mối quan hệ Trung-Triều, nổi tiếng được Chủ tịch Mao Trạch Đông ví như "môi với răng", được củng cố trong cuộc chiến Triều Tiên 1950-53. Nhưng trong vòng vài năm qua, mối quan hệ này giảm sút trông thấy. Bắc Kinh mới đây đã gia nhập cùng lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc, giới hạn các hoạt động tài chính của Bình Nhưỡng ở Trung Quốc. Đây là các hoạt động bị cộng đồng quốc tế cho là công cụ hỗ trợ chính cho chương trình vũ khí hạt nhân Triều Tiên.
Ông Lý là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc tới thăm Bình Nhưỡng kể từ khi ông Kim lên nắm quyền. Trong các cuộc hội đàm hôm thứ tư, Tân Hoa xã đưa tin ông đã thông báo với ông Kim rằng Bắc Kinh sẽ hối thúc nối lại bàn đàm phán về phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Tối quan, ông Lý đã cùng ông Kim tham dự buổi biểu diễn Arirang của hàng chục ngàn vận động viên thể dục, diễn viên múa và sinh viên tại sân vận động 1/5, sân có sức chứa 150.000 người.
Trước buổi biểu diễn, người đứng đầu Hội đồng nhân dân tối cao Triều Tiên Kim Yong-Nam đã có bài phát biểu ca ngợi "chiến thắng vĩ đại" của Triều Tiên trong cuộc chiến 60 năm trước.
"Đế quốc Mỹ đã gánh chịu thất bại nặng nề lần đầu tiên trong lịch sử hơn 100 năm chiến tranh xâm lược của nước này", ông Kim Yong-Nam cho hay.
Theo Dantri
Chiến tranh Triều Tiên 60 năm nhìn lại Cách đây đúng 60 năm, cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên, hay còn gọi là Chiến tranh Triều Tiên, chứng kiến một sự kiện quan trọng: Ngày 27/7/1953, các bên liên quan chính thức ký kết Hiệp định đình chiến. Tuy nhiên, từ đó đến nay, hai miền Nam - Bắc vẫn ở trong tình trạng chiến tranh về mặt kĩ thuật,...