Soi cổ vật 5.000 tuổi có ‘chữ ký đầu tiên’ của nhân loại
Cổ vật 5.000 tuổi được làm từ đất sét mô tả chi tiết công thức làm bia được khai quật tại thành phố cổ Uruk, ở miền nam Iraq ngày nay. Đáng chú ý là trên tấm bia có ‘chữ ký đầu tiên’ của nhân loại.
Trong cuộc khai quật tại thành phố cổ Uruk, ở miền nam Iraq ngày nay, các nhà khảo cổ tìm thấy một cổ vật 5.000 tuổi. Đó là tấm bia bằng đất sét.
Trên tấm bia này có mô tả chi tiết công thức làm bia và mang “chữ ký đầu tiên trên thế giới”.
Chữ ký này được biểu thị bằng các ký hiệu dịch là “KU” và “SIM” ở góc trên cùng bên trái của cổ vật đặc biệt này.
Theo các chuyên gia, đây là cách viết tên “Kushim” có thể là tên của người ghi chép hay người đã khắc nội dung lên tấm bia bằng đất sét 5.000 năm tuổi.
Những chữ khắc trên tấm bia thể hiện cách thức sản xuất bia của con người từng dùng tại Đền Inanna ở Trung Đông vào năm 3100 trước Công nguyên.
Cổ vật này có kích thước 7,6 x 7,6 cm. Chuyên gia Timothy Bolton tại Nhà đấu giá Bloomsbury cho hay chữ ký trên tấm bia này vô cùng quan trọng. Nguyên do là vì nó là một phần cơ bản và đầu tiên xác định danh tính của cá nhân nào đó.
Chính vì vậy, tấm bia cổ này mới được bán với giá 175.000 bảng Anh (hơn 5 tỷ đồng) trong một cuộc đấu giá tổ chức ở London (Anh).
Mời độc giả xem video: Nhức nhối nạn mất cắp cổ vật trong đình chùa. Nguồn: VTC1.
Tìm dấu vết sự sống cổ xưa trên sao Hỏa
Xe tự hành Perseverance (Kiên trì) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ đã được phóng về hướng sao Hỏa ngày 30/7. Theo nữ tiến sĩ Natalia Zalewska - chuyên gia về địa chất hành tinh ở Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan, xe tự hành sẽ giúp mở rộng kiến thức nhân loại về sao Hỏa. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của xe tự hành là tìm kiếm các dấu vết của sự sống cổ xưa trên Hành tinh Đỏ.
Hố va chạm Jezero trên sao Hỏa.
Có sự sống hay không?
Perseverance là robot tự hành không người lái, với khối lượng 1043 kg và kích cỡ hố va chạm Jezero của sao Hỏa ngày 18/2/2021. Nó sẽ hoạt động trên Hành tinh Đỏ trong thời gian ít nhất là 1 năm sao Hỏa (tương đương khoảng 687 ngày Trái đất).
"Xe tự hành được trang bị nhiều loại dụng cụ, thiết bị - những thứ này có thể đưa chúng ta đến gần hơn câu trả lời cho câu hỏi liệu sự sống có tồn tại trên sao Hỏa hay không" - bà Natalia Zalewska cho biết. Các thông tin đặc biệt quý giá về đất nền Sao Hỏa sẽ được radar địa chất gắn trên xe tự hành cung cấp. Nhờ vậy, các nhà khoa học sẽ biết được cấu trúc đất đá sao Hỏa thậm chí đến độ sâu 10m (họ sẽ trả lời được câu hỏi liệu dưới mặt đất sao Hỏa có đá xốp hay không, và có cái gọi là thấu kính băng hay không).
Những nhiệm vụ chủ yếu của sứ mệnh xe tự hành Perseverance là khám phá những khác biệt địa chất tại khu vực đổ bộ, tìm kiếm dấu vết tiềm năng về sự sống sao Hỏa cổ đại, thu thập các mẫu đá để sau này đưa về Trái đất thông qua các sứ mệnh tương lai do NASA thực hiện. "Cho đến nay chưa có mẫu đất đá nào được đưa về Trái đất từ sao Hỏa" - nữ tiến sĩ Zalewska cho biết. Các mẫu vật sẽ chờ bên ngoài xe tự hành để một con tàu thăm dò sao Hỏa trong tương lai đến lấy.
Tuy nhiên xe tự hành sẽ gửi về Trái đất các thông tin liên quan đến thành phần khoáng chất bề mặt sao Hỏa, bởi nó được trang bị phổ kế huỳnh quang tia X có khả năng xác định chính xác thành phần nguyên tố. Thêm nữa, hệ thống một vài thiết bị sử dụng tia hồng ngoại cũng có thể phát hiện thành phần khoáng chất. Bên cạnh đó, laser tia cực tím cũng có khả năng tìm kiếm các hợp chất hữu cơ - tức là dấu hiệu của sự sống.
Xe tự hành Perseverance sẽ đổ bộ xuống hố va chạm Jezero (đường kính 50km). Bà Zalewska nói rằng các nhà khoa học sẽ còn tranh luận rất lâu về khu vực mà xe tự hành sẽ hoạt động. Một trong những lý do chủ yếu để thực hiện sứ mệnh Perseverance là mong muốn trả lời câu hỏi, liệu trên sao Hỏa từng có sự sống hay không. "Hố va chạm Jezero có thể mang đến câu trả lời, vì ở đó từng có hồ nước" - bà Zalewska nói.
Xe tự hành Perseverance được tên lửa Atlas V đưa vào vũ trụ.
"Ứng viên" nhiều tiềm năng nhất
Nhân dịp này, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA cũng muốn thử nghiệm các công nghệ dành cho các chuyến bay khám phá sao Hỏa không có phi hành đoàn. "Xe tự hành thực hiện thí nghiệm lấy oxy từ carbon dioxide trên sao Hỏa. Đây sẽ là công nghệ mang tính tiên tiến dành cho khu định cư tương lai trên Hành tinh Đỏ" - bà Zalewska nhấn mạnh.
Theo bà Zalewska, các tàu thăm dò sao Hỏa trước đây đã phát hiện một lượng rất nhỏ methane trên hành tinh này. Khi đó, trong giới khoa học đã có cuộc tranh luận khá quyết liệt, bởi các cơ thể sống có thể tạo ra methane. Tuy nhiên, mặt khác, các hoạt động núi lửa cũng có thể làm methane xuất hiện.
"Vài tỉ năm trước, sao Hỏa có nhiều núi lửa hoạt động. Các tàn dư núi lửa đến nay vẫn có thể quan sát thấy trên địa bàn bởi trên hành tinh này không có thực vật gây hiện tượng xói mòn" - bà Zalewska nói. Hiện giờ, sao Hỏa gần như không có khí quyển; tuy nhiên trước kia các núi lửa thải ra một lượng khí lớn. Điều đó có nghĩa là trước kia khí quyển sao Hỏa có thể dày hơn, đậm đặc hơn, và cùng với đó là có các điều kiện tốt hơn cho sự sống tồn tại.
Sao Hỏa không phải là nơi đặc biệt ấm áp. Nhiệt độ cao nhất tại khu vực xích đạo sao Hỏa là khoảng 30 độ C; tuy nhiên nhiệt độ tại vùng cực thậm chí xuống tới âm 150 độ C (- 150 độ C). "Tuy nhiên, tại các khu vực gần xích đạo có những điều kiện thuận lợi cho tàu thăm dò và xe tự hành đổ bộ. Các hành tinh khác trong hệ Mặt trời không có những điều kiện này" - bà Zalewska nhận xét. Chính vì lẽ đó mà có khá nhiều sứ mệnh lên sao Hỏa được tổ chức. Ngoài ra, nếu trong lân cận Trái đất từng có sự sống, thì sao Hỏa là "ứng viên" nhiều tiềm năng nhất. Đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy các nhà nghiên cứu hướng về sao Hỏa.
'Lò mổ' ngựa tiết lộ bí mật của loài người tuyệt chủng Cuộc khai quật tại Boxgrove, Sussex (Anh) đã giúp các nhà khảo cổ học phát hiện được những đầu mối để giải mã bí ẩn về một loài người cổ đại đã tuyệt chủng, qua... 'lò mổ' ngựa. Không phải đến hiện tại thịt ngựa mới được biết đến là một món ăn bổ dưỡng. Kết quả cuộc khai quật tại di chỉ...