Soi chi tiết tiêm kích – bom ‘át chủ bài’ của Trung Quốc
Trong biên chế của Không quân Trung Quốc hiện tại có một loại máy bay tiêm kích – bom được coi là nguy hiểm nhất, đông đảo nhất mà quốc gia này có thể tự chế tạo được.
Loại tiêm kích – bom nguy hiểm bậc nhất mà Không quân Trung Quốc có thể tự sản xuất trong nước hiện tại là các tiêm kích Xi’an JH-7 hay còn có tên Hán Việt là Tiêm Oanh – 7. Nguồn ảnh: 81CN.
Loại tiêm kích – bom này lần đầu tiên cất cánh từ năm 1988 và tính tới năm 2018, tổng cộng trong biên chế Quân đội Trung Quốc đang có khoảng 270 chiếc loại này phục vụ. Nguồn ảnh: 81CN.
Tiêm Oanh 7 có tên NATO là Flounder – nghĩa là con Cá Bơn, đây là loại tiêm kích – bom hai chỗ ngồi (xếp dọc), hai động cơ và được Trung Quốc tự hoàn thiện, chế tạo. Nguồn ảnh: 81CN.
Về cơ bản, có thể coi Tiêm Oanh – 7 là loại cường kích chuyên được sử dụng vào các nhiệm vụ oanh tạc mục tiêu mặt đất. Tuy nhiên Không quân Trung Quốc khẳng định đây là loại tiêm kích – bom – nghĩa là vừa có khả năng tấn công mặt đất, vừa có khả năng chiến đấu trên không như một tiêm kích đúng nghĩa nên xếp nó vào hạng tiêm kích – bom. Nguồn ảnh: 81CN.
Tiêm kích – bom JH-7 có hai phi công bao gồm một phi công lái chính và một sĩ quan điều khiển vũ khí. Trong trường hợp khẩn cấp sĩ quan điều khiển vũ khí này cũng có thể điều khiển chiến đấu cơ thay thế phi công từ vị trí của mình. Nguồn ảnh: 81CN.
Máy bay có trọng lượng rỗng 14,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 28,5 tấn trong đó có thể mang theo tối đa 9 tấn vũ khí các loại dưới 9 giá treo. Nguồn ảnh: 81CN.
Máy bay được trang bị hai động cơ Xian WS-9 và là một trong những loại máy bay hiếm hoi do nước này tự chế tạo sử dụng động cơ nội địa hoàn toàn. Nguồn ảnh: 81CN.
Tốc độ tối đa của JH-7 lên tới Mach 1,25 – tương đương với 1800 km/h kèm theo đó là bán kính chiến đấu lên tới 1760 km, tầm bay tối đa khi mang đầy nhiên liệu và không mang vũ khí lên tới 3700 km. Nguồn ảnh: 81CN.
Chiếc tiêm kích – bom này của không quân Trung Quốc có khả năng vươn tới độ cao tối đa 16.000 mét nhưng được coi là có độ cơ động chỉ ở mức trung bình. Nguồn ảnh: 81CN.
Xi’an JH-7 được trang bị một khẩu pháo nòng đôi 23mm kèm theo đó là cơ số đạn dự trữ 300 viên. 9 giá treo của máy bay bao gồm 6 giá ở dưới hai bên cánh, 2 giá ở 2 đầu cánh và 1 giá treo dưới bụng. Nguồn ảnh: 81CN.
JH-7 có khả năng mang theo gần như mọi loại vũ khí hiện đang được sử dụng không quân Trung Quốc, trong đó bao gồm nhiều loại tên lửa không đối không, các loại tên lửa đối hải, tên lửa đối đất, bom hoặc thậm chí là cả tên lửa chống bức xạ. Nguồn ảnh: 81CN.
Mời độc giả xem Video: Tiêm kích – bom JH-7A của Trung Quốc tiến hành huấn luyện trên không.
Tuấn Anh
Theo kienthuc
Infographic: "Bầu sữa trên không" IL-78M-90A của Nga giờ có thêm cả khả năng phóng hoả
Nga vừa cho ra mắt máy bay tiếp dầu IL-78M-90A với nhiều cải tiến vượt trội.
Nó vừa có thể tiếp dầu cực hiệu quả cho phi đội máy bay tiêm kích đánh đường xa, lại vừa có thể phóng hỏa thiêu rụi căn cứ địch từ trên không trong trường hợp cần thiết.
Chiếc máy bay Il-78M-90A là phiên bản cải tiến của máy bay Il-78MD-90A, theo yêu cầu của nhiệm vụ hiện nay và trong tương lai. Ngoài khả năng tiếp dầu, loại máy bay mới này còn có khả năng phóng hỏa đốt cháy căn cứ đối phương nhờ thiết kế các đường ống tiếp nhiên liệu đặc biệt.
Il-78M-90A là chiếc máy bay tiếp nhiên liệu đầu tiên được sản xuất ở Nga. Trước đó tất cả dòng máy bay tiếp nhiên liệu trên không Il-78 được lắp ráp ở Uzbekistan, tại nhà máy sản xuất máy bay Tashkent Chkalov dưới thời Liên Xô. Theo kế hoạch sau khi hoàn thành máy bay này sẽ tiếp nhiên liệu trên không cho những máy bay tầm xa, tiêm kích và những máy bay đặc biệt của Nga. Phiên bản mới Il-78MD-90A cho phép tiếp nhiên liệu cùng lúc cho 3 chiếc máy bay tiêm kích sử dụng bộ phận nạp nhiên liệu được lắp trên cánh, tốc độ tiếp dầu vượt trội so với phiên bản tiền nhiệm. Còn khi sử dụng Il-78M-90A trên mặt đất chúng có thể cùng lúc nạp nhiên liệu cho 4 chiếc máy bay cùng lúc.
Theo Việt Hùng (An ninh Thủ đô)
Infographic: Cường kích "ngon-bổ-rẻ" của Mỹ sẽ thắng lớn tại Đông Nam Á? AT-6B Wolverine là phiên bản cường kích hạng nhẹ được Mỹ phát triển từ máy bay huấn luyện T-6 Texan II. Đây được coi là loại máy bay phù hợp cho các quốc gia đang phát triển và có ngân sách quốc phòng hạn chế như tại khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh phát triển các loại máy bay hạng trung và...