Soi bí quyết quán bánh đúc “chảnh” nhất SG vẫn hút khách 40 năm qua
Khách đến quán phải tự kiếm ghế làm bàn, phải chờ 20-30 phút mới được ăn và có khi còn bị chủ quán “mắng”, vậy mà quán bánh đúc có thâm niên hơn 40 năm trong con hẻm nhỏ ở Sài Gòn chưa lúc nào vắng khách.
Ẩm thực đường phố Sài thành có một sức hút riêng đối với nhiều tín đồ ẩm thực và cả khách du lịch. Ở trong một con hẻm trên đường Phan Đăng Lưu (Quận Phú Nhuận, TP.HCM) có một quán bánh đúc nổi tiếng, có tuổi đời hơn 40 năm luôn tấp nập thực khách. Nhiều tín đồ ăn vặt ở đất Sài thành, nhất là giới trẻ đã không ngần ngại chờ đợi để được ăn món bánh đúc dân dã nhưng lại có sức quyến rũ này bởi đây là món ăn rất thích hợp ăn vào bữa xế, lót bụng trước bữa ăn chính.
Món bánh đúc có màu vàng mơ hấp dẫn. Ảnh: diadiemanuong
Quán bánh đúc của bà chủ tên Hồng, nổi tiếng không chỉ vì vị ngon của bánh mà còn bởi thái độ phục vụ quá… chảnh của chủ quán khiến không ít khách đến vì tò mò. Ban đầu, bà chủ quán cũng chỉ bán hàng rong trong khu vực phường 3 này. Buôn bán dần cũng giữ được nhiều mối quen, rồi tích lũy được chút vốn liếng nhỏ nên bà mở quán tại nhà bán đến hôm nay.
Những người đã xác định đến ăn là phải ngồi chờ thì chấp nhận thái độ phục vụ không cần khách của chủ quán. Cũng có nhiều người gọi điện đặt trước, mang về nên đỡ mất công chờ đợi. Tuy nhiên nhiều thực khách đến phải chưng hửng ra về vì bán hết sớm.
Video đang HOT
Nếu đến đây vào lúc chiều tối, bạn sẽ thấy vô cùng đông đúc. Quán ăn nhỏ xíu với một khoảng sân nhỏ đằng trước, chẳng bàn ghế đàng hoàng mà chỉ là vài chiếc ghế nhựa thấp, vừa để ngồi ăn, cũng vừa để làm bàn. Khách ngồi san sát nhau, đủ mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất vẫn là giới trẻ.
Không chỉ chờ đợi, khách đến quán còn thường xuyên bị chủ quán mắng với rất nhiều lý do như đưa tiền mệnh giá cao, hối thúc… nhưng dường như đã quá quen thuộc với cảnh đó, nên nhiều thực khách vẫn chấp nhận.
Dù là chủ quán hay ngay cả người giữ xe cũng chảnh nhưng một điều níu chân thực khách đến đây chính là chất lượng và hương vị của bánh đúc. Bánh đúc ở đây hấp dẫn thực khách bởi màu bánh vàng mơ, bánh đúc nóng mềm, nhân thơm và nước mắm ngon tất cả hòa quyện thật nhuần nhuyễn tao nên một hương vị thơm ngon khó tả.
Nguyên liệu để chế biến món ăn dân dã này rất đơn giản, nhưng bí quyết nằm ở cách pha nước mắm. Ảnh: I.T
Khi khách gọi, bánh đúc nóng sẽ được múc vào bát, cho vào một ít gia vị gồm thịt băm xào với mộc nhĩ, hành tây và hành phi. Nhìn bề ngoài chẳng có gì đặc biệt nhưng lại là món ăn khiến nhiều người phải “nghiện”. Nhiều thực khách lý giải việc sẵn sàng chờ đợi để được ăn món bánh đúc “chảnh” này là bí quyết của chủ quán trong công thức pha chế nước mắm. Nước mắm pha loãng có vị ngọt, khi chan ngấm vào bánh ăn rất ngon.
Hiện tại, bánh đúc có giá khoảng 20.000 đồng/bát, được xem là giá bình dân với nhiều người. Có lẽ đây là món ăn dân dã, nhẹ nhàng vừa đủ lưng lửng bụng nên rất nhiều người đi xa là thấy thèm, thấy nhớ.
Quán cháo lòng gần nửa thế kỷ đông nghịt khách ở Sài Gòn
Mỗi tô cháo được phục vụ cùng giò, quẩy còn kèm theo một bát hành tím ngâm giòn, vị chua ngọt ăn kèm với thịt rất vừa miệng, hấp dẫn cả những thực khách khó tính.
Nhiều thực khách sành ăn ở Sài thành không còn lạ gì quán cháo lòng của cô Ba trên đường Nguyễn Huy Tự, quận 1 từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Quán nằm ở một khu đông dân cư, nằm ngay đầu lối vào với một không gian nhỏ nhắn, bàn ghế đơn sơ được xếp gọn gàng. Ban đầu chỉ là một xe cháo ven đường nhưng chủ quán phát triển dần lên, trở thành một địa chỉ thường xuyên của những người đã trót mê hương vị cháo mà không thể tìm thấy ở những hàng cháo khác.
Tô cháo lòng trông rất hấp dẫn, được phục vụ đầy đặn. Ảnh: Zing
Mỗi tô đầy đủ ăn tại chỗ hay mang đi đều có giá 40.000 đồng, giá cao hơn mặt bằng chung nhưng ở đây lúc nào cũng đông nghịt khách. Khách quen không thắc mắc về giá cả nhưng khách ăn lần đầu sẽ thắc mắc vì giá cao hơn nhiều các quán khác. Nhưng khi thưởng thức tô cháo, mọi sự lăn tăn biến mất khi tô cháo bưng ra cho khách lúc nào cũng nóng hỏi, đầy đặn, nhấm nháp từng thành phần hay húp đến những giọt cháo cuối cùng, bạn sẽ nhận thấy "đắt xắt ra miếng".
Theo chủ quán, để chế biến món ăn này hàng ngày gia đình cô đều phải đi chợ từ sớm, công đoạn sơ chế cũng rất cầu kỳ, các nguyên liệu được làm sạch sẽ, lòng được chiên lên một cách khéo léo cho dậy vị, không đơn giản chỉ luộc như các quán khác. Đặc biệt, tô cháo lòng không thể thiếu đi món dồi được chế biến theo công thức gia truyền, được nhồi thăn heo mà không phải huyết kèm đậu phộng và rau thơm như thường thấy.
Để nấu cháo, chủ quán cũng chọn loại gạo ngon ninh cùng xương nên ngọt, nở bung mà không bị nát. Những hạt cháo còn nguyên hạt thơm mềm cùng nước dùng béo ngậy. Tô cháo được dọn ra trông đầy đặn và bắt mắt khiến thực khách phải xuýt xoa.
Món dồi được chế biến trông rất hấp dẫn. Ảnh: Zing
Ăn kèm với cháo còn có hành ngâm chua ngọt mê hoặc khách với vị chua nhẹ, giòn cùng màu sắc bắt mắt. Hành được xử lý khá kỹ nên bạn có thể ăn riêng hành mà không bị quá cay, hăng, có thể thêm chút nước mắm để chấm lòng.
Quán mở bán từ đầu giờ chiều cho đến khi đóng cửa lúc nào cũng đông khách.
Những quán mì gốc Hoa thâm niên lâu đời, đắt khách ở Sài Gòn Món ăn này du nhập vào miền Nam đã hơn 100 năm và nhanh chóng trở nên phổ cập, là món ăn bình dân và quen thuộc đặc biệt với những người lao động ở Sài Gòn. Quán mì Nguyên Lợi bán thâu đêm suốt sáng Quán Nguyên Lợi có thâm niên khoảng 55 năm, nằm ngay mặt đường Xô Viết Nghệ Tĩnh,...