SoftBank xác nhận đang đàm phán để bán ARM
CEO SoftBank Masayoshi Son xác nhận với The Telegraph rằng tập đoàn của Nhật Bản đang tìm cách bán ARM, với nhiều công ty sẵn sàng mua lại.
Có nhiều lựa chọn khác nhau cho SoftBank trong việc xử lý ARM
Theo Neowin, Masayoshi Son cho biết SoftBank đang đàm phán với khả năng sẽ bán một phần hoặc toàn bộ ARM, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng đưa ARM trở thành công ty đại chúng.
Trong thực tế, ARM từng được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán London và NASDAQ trước khi được Softbank mua lại vào năm 2016. Vào tháng trước, có một báo cáo cho thấy SoftBank có thể đưa ARM lên sàn giao dịch chứng khoán một nần nữa, vì vậy có vẻ như đây là một trong những lựa chọn được SoftBank nghĩ đến lúc này.
Mặc dù SoftBank chưa cho biết họ đang đàm phán với những ai trong nỗ lực bán ARM nhưng các báo cáo cho thấy Nvidia đang quan tâm đến công ty. Nvidia chủ yếu được biết đến với card đồ họa dành cho PC nhưng cũng có nhiều kinh nghiệm với chipset dựa trên ARM nhờ dòng Tegra cung cấp sức mạnh cho các thiết bị Shield của riêng mình cũng như Nintendo Switch.
Không rõ tại sao SoftBank muốn bán ARM vì các thiết kế của công ty này được sử dụng trong tất cả các loại thiết bị khác nhau. Các chip lớn hiện nay được sản xuất bởi Qualcomm, Samsung, HiSilicon hay Apple đều dựa trên thiết kế ban đầu của ARM. Thậm chí Apple gần đây thông báo sẽ bắt đầu sử dụng bộ xử lý dựa trên ARM cho các máy Mac của mình, điều này mở ra cơ hội tăng trưởng cho ARM trong tương lai.
Bloomberg: Nvidia đang đàm phán để mua lại ARM với giá 32 tỷ USD
Theo báo cáo mới nhất của Bloomberg, Softbank đang muốn bán lại ARM
Theo báo cáo mới nhất của Bloomberg, Softbank đang muốn bán lại ARM - công ty thiết kế chip có trụ sở chính tại Anh, cung cấp thiết kế chip xử lý di động cho Qualcomm, Apple, Samsung và Huawei. Theo Bloomberg, Nvidia hiện đang tham gia một cuộc "đàm phán cấp cao" để có thể mua lại ARM, với giá trị hợp đồng hơn 32 tỷ USD.
Nvidia được cho là công ty duy nhất hiện tại tham gia đàm phán với Softbank, do đó thỏa thuận có thể sẽ được ký kết và công bố trong một vài tuần tới, ngay cả khi chưa có gì được hoàn tất. Nếu thỏa thuận này thành hiện thực, đây sẽ là một trong những thương vụ lớn nhất trong ngành kinh doanh chất bán dẫn.
Softbank đã mua ARM vào năm 2016, với giá là 31 tỷ USD. ARM liên tiếp tăng giá trị kể từ đó, do các thiết kế chip được sử dụng rất rộng rãi trong ngành công nghiệp smartphone. Thậm chí, Microsoft còn tạo ra một chiếc máy tính Surface chạy Windows sử dụng chip ARM, mặc dù không mấy thành công.
Tuy nhiên gần đây, Apple cũng công khai tham vọng chuyển đổi máy tính Mac từ chip Intel sang chip ARM. Cho thấy rõ tầm quan trọng của ARM trong ngành công nghiệp công nghệ cao. Thế nhưng Softbank lại đang gặp nhiều khó khăn, nợ nần chồng chất, do đó phải đem bán ARM trong thời kỳ đỉnh cao này để củng cố tài chính.
Đây là thương vụ khiến Apple, Qualcomm 'đau đầu' "Miếng bánh" ngon trên thị trường bán dẫn có thể sẽ thuộc về ông lớn trong lĩnh vực sản xuất chip. Điều này có thể làm Apple, Qualcomm lo lắng. Tập đoàn SoftBank của tỷ phú Son Masayoshi có lẽ đã sẵn sàng nhượng lại ARM, công ty thiết kế chip có trụ sở tại Anh. Không phải Apple hay Qualcomm, những công...