Soda gây bệnh trầm cảm
Các chuyên gia nghiên cứu Mỹ nói rằng soda có đường hoặc soda cho người ăn kiêng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, nhưng uống cà phê giúp giảm nhẹ nguy cơ này.
Tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Honglei Chen thuộc Viện Nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia ở Research Triangle Park, bang North Carolina (Mỹ), cho biết cuộc nghiên cứu thực hiện trên 264.000 người tuổi từ 50-71 có uống soda, trà, nước trái cây và cà phê trong khoảng thời gian từ năm 1995-1996.
Khoảng 10 năm sau đó, Tiến sĩ Chen và các cộng sự đã hỏi các đối tượng nghiên cứu rằng liệu họ có bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm hay không kể từ năm 2000. Tổng cộng, đã có 11.311 ca chẩn đoán trầm cảm, ông Chen nói.
Những người uống hơn bốn lon hoặc tách soda mỗi ngày có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn 30% so với những người không uống, trong khi những người uống bốn lon nước trái cây mỗi ngày có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn 38% so với những người không uống các loại nước có đường.
Các chuyên gia nghiên cứu Mỹ nói rằng soda có đường hoặc soda cho người ăn kiêng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, nhưng uống cà phê giúp giảm nhẹ nguy cơ này (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Những người uống bốn tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn khoảng 10% so với những người không uống. Nguy cơ có vẻ lớn hơn đối với những người uống soda dành cho người ăn kiêng so với soda thường, nước trái cây dành cho người ăn kiêng so với nước trái cây bình thường, và trà đá dành cho người ăn kiêng so với trà đá bình thường.
“Cuộc nghiên cứu cho thấy việc loại bỏ hoặc cắt giảm nước uống dành cho người ăn kiêng có đường và thay chúng bằng cà phê không đường có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm. Cần tiến hành nghiên cứu thêm để xác nhận điều này, và những người bị trầm cảm nên tiếp tục uống thuốc do các bác sĩ kê đơn”, Tiến sĩ Chen nói.
Theo dantri
5 nguyên nhân thường gặp gây ung thư họng
Ung thư họng là một căn bệnh khá phổ biến và gây nguy hiểm cho người mắc.
Dưới đây là 5 nguyên nhân thường gặp gây ung thư họng
1. Hút thuốc lá
Ung thư họng có mối liên quan mật thiết với hút thuốc lá. Hút thuốc lá không có đầu lọc được cho là làm tăng nguy cơ ung thư họng. Hút thuốc lá không chỉ gây ung thư họng mà còn là nguyên nhân dẫn tới nhiều loại ung thư khác trên cơ thể như ung thư phổi và ung thư bàng quang.
2. Các chất liệu công nghiệp
Một nghiên cứu cho thấy hóa chất amiăng hoặc các loại sợi tổng hợp được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp có thể gây ung thư họng và dẫn tới sự có mặt của các tế bào ung thư ở thanh quản.
3. Virus u nhú ở người (HPV)
Tình trạng viêm nhiễm do virus HPV (một loại virus lây truyền qua đường tình dục) gây ra cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư họng. Ung thư do nhiễm HPV thường xuất hiện quanh amiđan hoặc mặt dưới của lưỡi.
1/3 số bệnh nhân ung thư họng có thói quen uống rượu (Ảnh minh họa)
4. Trào ngược dạ dày mạn tính
Trào ngược dạ dày là do acid ở trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra. Nếu tình trạng này xảy ra mạn tính thì đây cũng có thể là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư họng.
5. Uống rượu
Gần 1/3 số bệnh nhân ung thư họng có thói quen uống rượu. Nguy cơ ung thư họng tăng nếu uống nhiều rượu. Theo các chuyên gia thì việc uống rượu gây kích thích các mô họng như việc hút thuốc lá. Chính điều này làm tăng nguy cơ ung thư họng.
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì nguy cơ ung thư họng cũng tăng cao hơn với những người hút thuốc lá thụ động, người thường xuyên phơi nhiễm với hóa chất và những người giữ vệ sinh răng miệng kém.
Theo dantri
Dấu hiệu cảnh báo của sức khỏe Vẻ ngoài bất thường có thể là dấu hiệu cho thấy hoạt động của các cơ quan bên trong đang trục trặc. Hãy chú ý đến những thay đổi nho nhỏ dưới đây để kịp thời phát hiện các rắc rối về sức khỏe: 1. Chân mày mỏng Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng suy giảm hoạt động tuyến giáp,...