‘Social distancing’ có thể cứu sống hàng chục triệu người
Các nhà nghiên cứu từ Cao đẳng Imperial, London cho biết nếu những biện pháp như cách biệt cộng đồng không được thực hiện, Covid-19 có thể khiến 40 triệu người tử vong.
Covid-19 có thể gây tử vong cho 20 triệu người trên toàn thế giới ngay cả khi mọi người tuân thủ “social distancing” (cách biệt cộng đồng), theo một mô hình tính toán, phát triển bởi các nhà nghiên cứu ở Cao đẳng Imperial ở London.
Mô hình này chỉ ra rằng nếu các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội không được thực hiện, Covid-19 có thể khiến nhiều nhất là 40 triệu người tử vong trên toàn cầu. Nhưng con số này có thể giảm còn một nửa nếu mọi người giảm 40% các hoạt động tụ tập đông người và người già giảm 60% các hoạt động này. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết những biện pháp mạnh tay này có thể giảm con số tử vong xuống sâu hơn. Họ cảnh báo rằng các chính phủ sẽ phải đối mặt với nhiều quyết định khó khăn trong thời gian sắp tới. Nhà nghiên cứu tính toán rằng nếu biện pháp cách biệt cộng đồng được thực hiện triệt để trên diện rộng sớm hơn và duy trì đến khi dịch kết thúc, tức cắt giảm 75% các tiếp xúc giữa mọi người, thì sẽ cứu được 38,7 triệu người.
Người Anh thực hiện cách biệt cộng đồng khi đi mua sắm. Ảnh: AFP.
Trong nghiên cứu được đăng tải vào 27/3, họ đưa ra một số kịch bản. Ví dụ, điều gì có thể xảy ra nếu thế giới không thực hiện hành động nào để ngăn chặn virus nCoV.
Ngày 29/3, chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm tỉnh Chiết Giang, kêu gọi công nhân tiếp tục sản xuất nhưng nhắc nhở họ chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từ bỏ mục tiêu đưa nước này trở lại bình thường vào dịp lễ Phục sinh, mở rộng thời gian thực hiện cách biệt cộng đồng đến cuối tháng 4. Ông cho biết: “Không có việc nào tệ hơn tuyên bố chiến thắng trước khi thực sự giành chiến thắng”.
Để phản ánh ảnh hưởng của đại dịch đến y tế của 202 quốc gia, các nhà nghiên cứu từ Đội Phản ứng Covid-19 Cao đẳng Imperial thu thập dữ liệu về các kiểu tiếp xúc theo tuổi và về độ nghiêm trọng của Covid-19. Nghiên cứu cho biết: “Hướng tiếp cận duy nhất để tránh được việc sụp đổ hệ thống y tế trong những tháng sắp tới rất có thể là thực hiện triệt để các biện pháp cách biệt cộng đồng ở những nước bị ảnh hưởng nặng nhất. Những biện pháp này cần được duy trì ở một mức độ nhất định, song song với giám sát và cách ly các ca bệnh ở mức độ cao”.
Nghiên cứu cũng chỉ ra một số quốc gia thu nhập cao sẽ thấy rõ hơn sự giảm thiểu số ca tử vong và gánh nặng với hệ thống y tế nếu họ thực hiện các biện pháp cách biệt cộng đồng mạnh tay. Nhóm nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều lứa tuổi và nguồn lực chăm sóc y tế tốt hơn ở những nước phát triển góp phần tạo ra sự khác biệt của ảnh hưởng của dịch bệnh.
Ngoài ra, cách biệt cộng đồng mạnh mẽ là cách có ảnh hưởng mạnh nhất nếu được thực hiện sớm. Biện pháp này cần được duy trì cho đến khi thuốc hoặc vaccine đặc trị được sản xuất.
Nhưng chính phủ cũng phải cân nhắc sự bền vững của biện pháp này. Nghiên cứu không định lượng được chi phí kinh tế và xã hội của các biện pháp cách biệt cộng đồng nghiêm ngặt. Nghiên cứu chỉ ra: “Phân tích của chúng tôi nhấn mạnh những quyết định khó khăn mà các chính phủ sẽ gặp phải trong thời gian sắp tới nhưng vẫn mô tả được mức độ hiệu quả của những hành động quyết định trên, có thể cứu sống được hàng triệu người”.
Người dân Vũ Hán được khuyến cáo đeo khẩu trang và tránh tụ tập đông người, ít nhất đến khi gỡ phong tỏa vào 8/4. Ảnh: AFP.
Một nghiên cứu khác của các nhà kinh tế học ở Đại học Pennsylvania, Đại học Shanghai Tech và Đại học Hong Kong Trung Quốc, ước tính rằng đã có thể có thêm 65% số ca ở 347 thành phố ở Trung Quốc, nếu thành phố Vũ Hán không bị phong tỏa. Nhưng để cân bằng thời điểm và tốc độ gỡ lệnh phong tỏa với thành phố và nới lỏng kiểm soát cách biệt xã hội có thể là một bài toán khó với chính phủ, khi họ cũng phải cân nhắc tới ý kiến xã hội và áp lực kinh tế.
Các nhà nghiên cứu từ Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London chỉ ra rằng các biện pháp “physical distancing” (giãn cách vật lý) ở Vũ Hán sẽ hiệu quả nhất nếu thời điểm người dân đi làm trở lại được lùi đến tháng 4.
Trong nghiên cứu trên tờ Lancet vào tuần trước, các nhà khoa học cho biết những thay đổi trong các kiểu tiếp xúc có khả năng trì hoãn đỉnh điểm của đại dịch và giảm thiểu số ca nhiễm bệnh. Nghiên cứu cho biết đợt đỉnh điểm thứ hai của đại dịch, ước tính rơi vào cuối 8, có thể chậm lại khoảng hai tháng nếu trường học mở cửa lại vào tháng 4 thay vì tháng 3. Chính phủ Trung Quốc cũng thông báo rằng lệnh phong tỏa Vũ Hán sẽ được gỡ bỏ vào ngày 8/4.
Huyền Anh
Tổng thống Trump dự đoán đỉnh dịch Covid-19 tại Mỹ, kéo dài 'giãn cách xã hội'
Tổng thống Donald Trump cho biết, đại dịch Covid-19 ở Mỹ dự kiến sẽ chạm đỉnh trong 2 tuần tới khi số người thiệt mạng sẽ đạt mức cao nhất.
Phát biểu tại cuộc họp báo của nhóm đặc trách chống Covid-19 của Nhà Trắng ngày 29/3, Tổng thống Donald Trump thông báo đỉnh dịch Covid-19 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 tuần tới, khả năng rơi vào dịp Lễ Phục sinh 12/4.
Theo ông Trump, tại thời điểm đó, số ca chết người do Covid-19 sẽ cao nhất. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ hy vọng mọi hoạt động sẽ dần được khôi phục từ 1/6.
Tổng thống Donald Trump. (Ảnh: AP)
Ông Trump cũng cho biết, Nhà Trắng sẽ kéo dài thời gian áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội cho tới ngày 30/4 nhằm hạn chế tối đa số ca lây nhiễm và tử vong do Covid-19 từ nay cho tới khi đại dịch chạm đỉnh.
Các kế hoạch và hướng dẫn cụ thể sẽ được Nhà Trắng hoàn thiện và thông báo trong ngày 31/3.
Video: Thế giới thiếu hụt bao cao su do Covid-19
Mỹ hiện vẫn có số ca nhiễm SARS-CoV-2 cao nhất thế giới. Tính tới chiều tối ngày 29/3, Mỹ ghi nhận hơn 140.000 ca nhiễm SARS-CoV-2 với 17.000 ca nhiễm mới.
Mỹ đã xác nhận gần 2.500 ca thiệt mạng và gần 4.500 trường hợp đã hồi phục.
Một phần ba thế giới sống dưới lệnh phong tỏa Ấn Độ đã áp lệnh phong tỏa với hơn một tỷ người trong ba tuần, khiến khoảng một phần ba dân số thế giới phải ở nhà vì Covid-19. Thị trường tài chính tăng mạnh sau khi quốc hội Mỹ thông qua gói kích thích 2.000 tỷ USD nhằm cứu trợ kinh tế bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Tổng thống Donald Trump đã...