Sốc: Xôn xao nữ sinh Hà Nội bị cô giáo Văn lập group nói xấu, chê béo, ngực như bát ô tô
Nữ sinh lớp 11 cho biết bị giáo viên cũ nói xấu chê béo như ***, thậm chí còn chụp lén ảnh để thi nhau bình phẩm ngoại hình. Sự việc đang được xác minh làm rõ.
Mới đây, trên mạng xã hội đang xôn xao về vụ việc 1 nữ sinh trung học tên là H.L bất ngờ bị giáo viên chê xấu, bodyshaming cơ thể với hàng loạt từ ngữ phản cảm như: “béo như ***”, “như khúc giò”, “ngực như bát ôtô”…
Đáng chú ý hơn, cô giáo tên H. này lại là người trực tiếp dạy môn Văn của nữ sinh suốt 3 năm cấp 2. Còn những người tham gia group chat cũng là những bạn học cũ – học cùng lớp với nữ sinh này.
Nữ sinh “bóc phốt” giáo viên Văn lớp 7 dùng những từ ngữ tục tĩu nói về ngoại hình của học trò
H.L – nữ sinh là nạn nhân vì quá bức xúc đã đăng tải ảnh chụp màn hình các đoạn chat trong group nói xấu trên.
Cụ thể, cô H. là giáo viên dạy môn Văn của nữ sinh H.L suốt 3 năm cấp 2 tại một trường học trên địa bàn quận Long Biên. Khoảng từ năm 2018 – 2019 (khi H.L học lớp 8 – 9), cô H. đã lập group chat với những học sinh cùng lớp với H.L. Đó là những học trò thân thiết, hay tâm sự và nói chuyện với cô H.
Trong group chat đã có những lời châm biếm ngoại hình của nữ sinh H.L nhưng vì nhiều lý do các đoạn tin nhắn này đã không được công khai.
Cho đến hiện tại, khi H.L đang học lớp 11, nữ sinh này được 1 người bạn từng trong group chat đó cap lại màn hình năm xưa. Nữ sinh H.L cảm thấy bị xúc phạm trước những lời chê bai ngoại hình như: “béo như ***”, “như khúc giò”, “cảm thấy thương cái ghế H.L ngồi vào vì mông cô bạn quá to”…
Cô giáo chê học sinh béo, “ngực như bát ô tô”.
Cô giáo dùng những từ ngữ nhạy cảm khi nói về ngoại hình học sinh.
Video đang HOT
Nữ giáo viên cùng hùa với học sinh bodyshaming bạn cùng lớp, chê bai hoàn cảnh gia đình.
H.L cho biết cảm thấy vô cùng buồn và thất vọng trước những dòng tin nhắn của cô giáo dạy Văn năm lớp 7. Nữ sinh tâm sự: “Mọi người trong group chat đấy đã hàng loạt cùng a dua miệt thị ngoại hình, xúc phạm danh dự, dùng những lời lẽ khinh miệt gia đình mình. Họ so sánh mình với cả những loài động vật chỉ vì ngoại hình mình không được đẹp lắm.
Bố mẹ mình cũng rất thất vọng khi đọc được dòng tin nhắn này. Gia đình mình dự định tối nay sẽ phản ánh lại với nhà trường để làm việc lại với phía giáo viên”.
Sự việc sau khi được đăng tải đã gây bất bình không hề nhỏ trong cộng đồng mạng. Tới thời điểm hiện tại, bài chia sẻ của H.L đã nhận về hàng nghìn lượt like và share. Hầu hết đều cảm thấy bất bình trước thái độ của nữ giáo viên khi đã hùa cùng học sinh dùng những từ ngữ tục tĩu, nói bậy khi chê bai ngoại hình các thành viên trong lớp.
Học sinh cùng lớp còn bày ra trò đùa chụp lại ảnh của H.L, sau đó đăng lại trong group chat để bình phẩm ngoại hình.
Hiện tại, nữ sinh cũng cho biết có rất nhiều số máy lạ gọi điện đến đe dọa H.L xóa bài nên cô bạn đã phải tạm khóa bài viết lại.
Về phía giáo viên H, cô giáo này đã liên hệ với gia đình song H.L khẳng định chỉ làm việc trực tiếp chứ không giải quyết nội bộ qua tin nhắn hay gọi điện riêng.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin sớm nhất về vụ việc này.
Nguồn: Nhân vật cung cấp
Tik Toker làm clip cổ xúy điều xấu độc: Ai tiếp tay?
Buông lỏng giáo dục các giá trị đạo đức nhưng lại coi trọng đồng tiền dễ dẫn tới những sai lệch trong nhận thức và hành động
GS.TS Trần Thành Nam - chuyên gia tâm lý, trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) đồng cảm với cách phản ứng của dư luận trước những clip có nội dung phản cảm, thiếu văn hóa, có dấu hiệu cổ xúy cho hành vi xấu để câu view của nhiều TikToker Việt.
Đặc biệt liên quan tới hai clip gần đây, một được đăng tải từ tài khoản TikTok có tên D.V.P, với hơn 3,5 triệu người theo dõi với nội dung một cô gái uống rượu say và được người bạn đi cùng đưa vào phòng với lời hứa "không làm gì cả". Tuy nhiên, sau đó tiếng kêu cứu thảm thiết của cô gái phát ra từ trong phòng, còn TikToker D.V.P trong vai người anh trai đang đứng ở ngoài đã tấm tắc đầy tự hào: "Đúng là em trai của mình".
Trước đó, vào ngày 30/5, một TikToker nổi tiếng khác có tên N.A.D cũng đã đăng lên tài khoản TikTok clip có nội dung một thanh niên đang sử dụng smartphone để chụp lén dưới váy cô gái. Điều đáng nói, khi cô gái phát hiện ra hành động biến thái này, nạn nhân không những không bày tỏ thái độ phẫn nộ, mà thậm chí còn lấy điện thoại để... tự chụp dưới váy của mình giúp kẻ biến thái.
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển bền vững và Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế, tại Việt Nam, hơn 66% trẻ em có thể tiếp cận kết nối internet và 43% trẻ em tiếp cận mạng internet từ 30 phút đến 1 tiếng/ngày.
Với khối lượng hơn 500 clip, video được đăng tải lên mạng xã hội mỗi ngày, sẽ có một lượng thông tin rất lớn tác động đến suy nghĩ, phát ngôn, và làm theo của trẻ. GS Nguyễn Thành Nam lo ngại, khi những điều phản cảm lặp đi, lặp lại nhiều lần sẽ dần trở thành bình thường, cuối cùng là bắt chước và những điều xấu, hại sẽ trở hành định hướng cho trẻ em.
"Với bản tính tò mò, những video có những nội dung nhảm nhí, xấu, độc lại càng dễ thu hút người xem, như vậy cũng giúp người đăng tải nhanh chóng đạt được mục đích câu view, câu like, mục đích kiếm tiền của mình. Khi đạt được mục đích, cũng lại thôi thúc, khuyến khích họ sản xuất, cho ra nhiều hơn những video có nội dung không hay, không phù hợp", vị chuyên gia bày tỏ.
Điều khiến ông Nam lo lắng nhiều hơn là những tư duy, cách kiếm tiền trên lại xuất hiện một cách công khai, thậm chí còn có nhiều khóa học dạy cho giới trẻ cách kiếm tiền trên mạng xã hội bằng những nội dung video không phù hợp.
"Kể cả những chương trình đội mác "giáo dục giới tính", chia sẽ những nội dung mang tính chất thầm kín giữa vợ chồng, quan hệ tình dục hay những quảng cáo chỉ dẫn về cách "kéo dài thời gian", "làm tăng kích thước"... khiến cho những đứa trẻ khi còn chưa được trang bị đủ kiến thức đã phải tiếp nhận những thông tin này sẽ có những suy nghĩ lệch lạc, méo mó, dẫn tới việc hiểu sai, làm sai nhưng lại trở thành hiển nhiên, thành đúng", chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam bày tỏ bức xúc.
Lấy ví dụ từ hai video cổ xúy hành vi quấy rối tình dục đang bị lên án ở trên, vị GS cho biết, hiện còn có nhiều video dạy cách rủ người yêu vào nhà nghỉ; hoặc thách thức nhau, xem việc không rủ được người yêu vào nhà nghỉ là sự thua kém, là "gà"... Chính từ lối nghĩ này khiến giới trẻ lại càng ganh đua, không muốn thua kém và để không bị thua kém thì lại học theo, làm theo những thứ nhảm nhí như vậy.
Trong khi đó, từ phía gia đình có nhiều trường hợp cũng xem nhẹ giá trị giáo dục nền nếp, văn hóa, đạo đức gia đình, kiếm tiền phải dựa trên việc rèn luyện, học tập, dựa trên sức lao động của mình thay vào đó lại dạy con cách tiêu tiền, kiếm tiền bằng mọi cách. Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành hành vi, tính cách của mỗi đứa trẻ.
Theo GS Nguyễn Thành Nam, việc buông lỏng giáo dục các giá trị văn hóa, đạo đức, nhân văn sẽ khiến cho những đứa trẻ thiếu đi các kỹ năng sàng lọc, các kỹ năng phòng vệ, dễ bị dẫn dụ, làm theo điều xấu.
Cần nhiều giải pháp
Về mặt quản lý, GS Trần Thành Nam cho hay hiện đã có những quy định khá chặt chẽ, tuy nhiên, vì mục đích câu like, câu view những nhóm này cũng có những hình thức biến tướng và không từ mọi cách nhằm lách qua các biện pháp, công cụ kiểm duyệt của các cơ quan quản lý cũng như các thuật toán công nghệ của các kênh xã hội để đạt được mục đích của mình.
Đây là lỗ hổng của công nghệ cũng như quy định của pháp luật khiến chúng ta luôn phải chạy theo đuôi, khó kiểm soát, quản lý được hết các nội dung bị lan truyền trên mạng xã hội.
Do đó, giải pháp căn cơ không thể chỉ chờ đợi ở một giải pháp có thể mang lại hiệu quả mà phải là sự thực hiện đồng bộ từ nhiều giải pháp khác nhau.
Theo đó, PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng, các công ty công nghệ cần xây dựng nội dung số thật khoa học, phù hợp với từng lứa tuổi. Đồng thời dựng lên các hàng rào kỹ thuật hiện đại đủ khả năng phát hiện, sàng lọc, loại bỏ những video, clip có nội dung phản cảm, không phù hợp.
Bên cạnh đó, cơ quản quản lý phải có một cơ quan kiểm duyệt những nội dung đăng tải lên internet, bài trừ chất liệu không khoa học, chuẩn hóa những đối tượng làm Youtuber để các em có môi trường học tập phù hợp, lành mạnh.
Với những đối tượng làm Youtuber, phải thực hiện đăng ký kênh và tham gia khóa học tập để đủ kiến thức sản xuất được những nội dung đảm bảo tính giáo dục. Các cơ quan quản lí phải có quy định, nguyên tắc làm nghề đối với những Youtuber, như đào tạo, cấp chứng chỉ, hướng họ tới làm những nội dung lành mạnh, hấp dẫn, không đặt mục tiêu kiếm tiền bằng mọi giá, bằng các video nội dung gây sốc, sến.
Về phía nhà trường, phải có khóa học trang bị kỹ năng học tập trên internet cho học sinh. Bên cạnh đó, phụ huynh là chốt chặn để sàng lọc nội dung trên internet cho con. Theo đó, phụ huynh phải nâng cao năng lực công dân số và có những quy định cụ thể với con khi dùng internet để có bất cứ điều gì không đúng trẻ phải báo với cha mẹ. Phụ huynh cũng cần cài đặt những ứng dụng ngầm trên máy của con để cảnh báo cho cha mẹ trẻ truy cập vào địa chỉ không phù hợp.
Cuối cùng là vai trò giám sát của cộng đồng, phải có được một loại vaccine về ý thức, trách nhiệm của cộng đồng nhằm tăng khả năng giám sát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hạn chế tối đa phạm vi phát tán những nội dung không phù hợp.
Bồ cũ tỷ phú 72 tuổi làm hẳn clip hướng dẫn cách "cua" đại gia cho ai cần Đoạn chia sẻ mới nhất của Cổ Ngân - gái Việt 26 tuổi từng yêu tỷ phú 72 tuổi khiến nhiều người chú ý. Cổ Ngân - gái Việt 26 tuổi là một trong những tên tuổi nhận được đông đảo sự quan tâm của netizen bởi cuộc tình ồn ào với tỷ phú 72 tuổi tên Wynn Katz. Cô nàng từng rất...