Sốc xỉu với phiên bản Elsa bị Nga đạo nhái trắng trợn, “sao y bản chính” nhưng nhìn như trò đùa kém sang là đây!
Phiên bản “Bà chúa Tuyết Elsa” của Nga liệu có lấy cảm hứng hơi nhiều từ bom tấn Disney?
Mới đây, hãng phim Wizart Animation của Nga vừa công bố một số hình ảnh đầu tiên về dự án The Snow Queen And The Princess, kể về chuyến phiêu lưu của một nàng công chúa nhỏ tuổi và Bà Chúa Tuyết. Hiện tại, nội dung phim chưa được hé lộ nhưng đã xuất hiện hàng loạt tranh cãi xoay quanh tạo hình nhân vật chính. Nhất là khi so sánh nhân vật Công Chúa với nữ hoàng Elsa trong bom tấn Frozen, cả 2 tương đồng bất ngờ từ khuôn mặt, trang phục đến mái tóc.
Poster phim The Snow Queen And The Princess
Trước tác phẩm mới này thì Wizart Animation đã sản xuất 4 phần phim tương tự trong chuỗi Snow Queen nổi tiếng. Tuy nhiên, chưa phim nào lấy cảm hứng triệt để từ “ông lớn” Disney như The Snow Queen And The Princess. Ngay trên poster chính thức, nhân vật nữ tóc vàng đã làm khán giả cảm thấy quen thuộc. Bởi lẽ cô nàng này gợi nhắc ngay đến “chị đại” Elsa – một nữ chính khác liên quan đến câu chuyện Bà Chúa Tuyết, đã vậy còn đầu tư thiết kế không bằng nên chẳng khác gì “hàng nhái”.
Giống Elsa, nhân vật Công Chúa trong The Snow Queen And The Princess cũng sở hữu đôi mắt xanh dương, bộ váy xanh đậm và mái tóc bạch kim hất ngược
Dẫu vậy, khán giả Châu Âu nói riêng vẫn đón nhận tạo hình này tích cực hơn nhiều so với khu vực Bắc Mỹ. Karen Levy Bencheton, chủ tịch của công ty phân phối loạt phim Snow Queen cho hay: “Dự án của chúng tôi từng thành công tại các rạp chiếu phim và đài truyền hình Pháp. Khán giả đã rất ưa chuộng loạt phim hoạt hình xúc động, mang tính phiêu lưu, hành động và ma thuật này. Thương hiệu ‘Snow Queen’ được khán giả Pháp yêu thích vì câu chuyện luôn dựa trên những giá trị mạnh mẽ như gia đình, tình bạn và lòng trắc ẩn, với nhiều phép thuật và chất lượng hoạt hình đáng kinh ngạc.”
Từ năm 2012 tới nay, loạt phim Snow Queen do Wizart Animation sản xuất đã gây “bão” thường xuyên do trùng ý tưởng với Frozen của Disney. Cả 2 phiên bản này đều dựa trên truyện cổ Andersen quen thuộc, vậy nên rất khó để phân định chuyện đạo nhái. Thực tế, các phần phim trước đây của Bà Chúa Tuyết nước Nga đều có nét riêng khác biệt, duy chỉ có phần phim thứ 5 sắp tới là gây tranh cãi.
Phần phim The Snow Queen: Mirrorlands năm 2018 mang tính sáng tạo cao, tạo hình nhân vật chính cũng khác biệt hơn nhiều so với năm 2021
Trailer The Snow Queen: Mirrorlands
Bên cạnh lịch chiếu mùa đông năm nay tại Nga thì The Snow Queen And The Princess đã có kế hoạch tiến ra thị trường quốc tế vào năm 2022.
Frozen từng giúp giải mã "thảm kịch núi tử thần" 62 năm không lời giải: 9 người chết bí ẩn với vết thương lạ, sự thật đằng sau là gì?
Tai nạn kinh hoàng từ năm 1959 tại Nga đã được "lật mở", tất cả nhờ vào sự tồn tại của bộ phim Frozen.
Tại Nga, có một thảm kịch chết người trên núi xảy ra từ năm 1959, tuy nhiên không ai có thể giải thích được. Cái chết bí ẩn của 9 sinh viên khoa học với những vết thương lạ tại vùng núi hiểm trở khiến giới chức trách và người dân đặt ra nhiều nghi vấn, giả thuyết. Tuy nhiên, không một giả thuyết nào có thể giải thích chính xác và hợp lý. Vụ án "đèo Dyatlov" mãi ngủ yên với bí ẩn kỳ lạ cho đến đầu năm nay, khi một nhà khoa học đã giải mã thành công nhờ vào... bộ phim Frozen.
Bí ẩn trên "ngọn núi tử thần" khiến 9 người thiệt mạng
Ngày 27/1/1959, 10 sinh viên của Học viện Bách khoa Ural tại Nga đã thực hiện chuyến leo núi 14 ngày trên núi Otorten ở đỉnh Sverdlovsk (Liên Xô cũ). Lộ trình này vô cùng khó khăn, được xếp vào cấp độ cao nhất là cấp độ III khi các thành viên phải chịu đựng nhiệt độ tới âm 30 độ C.
Trong quá trình thám hiểm, 1 thành viên bị ốm nên đã quay về. Còn lại 9 người tiếp tục thám hiểm mà không hề biết, họ đang đối mặt với những phút giây cuối cùng của cuộc đời mình.
Nhóm thám hiểm một đi không trở lại
Không thấy đoàn thám hiểm quay về khi đã tới ngày quy định, một đội cứu nạn đã lên đường tìm kiếm. Họ tìm thấy lều của nhóm đã bị huỷ hoại nặng nề trên dốc núi Kholat Syakhl (có thể dịch là "Ngọn núi tử thần"), nằm ở cách núi Otorten khoảng 20km. Điểm kỳ lạ là các vật dụng vẫn còn nguyên, chứng tỏ không phải một vụ cướp.
Ở dưới lều, đoàn cứu hộ tìm thấy 2 thi thể. Gần đó, có 3 thi thể nữa bao gồm trưởng đoàn 23 tuổi. Phỏng đoán được đưa ra là họ đã chết do hạ thân nhiệt khi tìm đường trở về lều.
Lều của nhóm được đội cứu nạn tìm thấy
Phải tận 2 tháng sau, đội cứu nạn mới tìm thấy thi thể của 4 thành viên còn lại trong khe núi. Trên cơ thể họ có nhiều vết thương nghiêm trọng như vết gãy ở hộp sọ và ngực. Cơ quan điều tra Liên Xô cũ kết luận cái chết của họ xảy ra do "một lực rất mạnh", nhưng nguồn gốc là gì thì không ai rõ. Nghi vấn tuyết lở khi đó bị loại bỏ vì không có dấu hiệu lở tuyết, vị trí dựng lều cũng dốc 30 độ - không đủ để hiện tượng này xảy ra.
Từ đó, vụ án đèo Dyatlov mãi trở thành bí ẩn vì không còn ai sống sót để kể lại điều gì đã xảy ra. Nhiều người cho rằng, các thành viên trong đoàn đã bị sát hại bởi người ngoài hành tinh hay thậm chí là nạn nhân của thí nghiệm quân sự.
Vụ án được giải mã nhờ... Nữ Hoàng Băng Giá
Chẳng ai ngờ tới năm 2021, vụ án đèo Dyatlov lại được "mở khoá" nhờ bom tấn hoạt hình Frozen hết sức thành công của Disney.
Johan Gaume - người đứng đầu một viện kỹ thuật liên bang Thuỵ Sĩ đã quyết tâm chứng minh giả thuyết tuyết lở với sự trợ giúp từ Frozen . Khi xem bộ phim này, ông đã bị bất ngờ bởi chuyển động tuyết quá sống động và xuất sắc - điều được thực hiện bởi đội ngũ làm phim. Chính vì thế, ông đã hỏi mượn các đoạn mã mô phỏng tuyết của Disney để tự chứng minh giả thuyết của mình.
Sau khi được cung cấp các mã hoạt hình của tuyết trong Frozen, ông Gaume và đồng đội là Alexander Puzrin đã trực tiếp sửa đổi chúng để mô phỏng các vụ tuyết lở của mình. Mục đích của các thí nghiệm này là để mô phỏng tác động của tuyết lở lên cơ thể con người.
Johan Gaume - người đã góp phần giải đáp bí ẩn 62 năm của đèo Dyatlov
Mô phỏng của ông đã cho thấy, một trận tuyết lở không chỉ dễ dàng giết chết một người, mà các khối tuyết lớn còn có thể gây ra các thương tính tương tự các nạn nhân. Những trận tuyết lở cũng có thể xảy ra trong địa hình không quá dốc, bởi vì các người thám hiểm thường xuyên cắt ngang tuyết để di chuyển - một hành động dễ tạo ra "điểm rơi" cho các khối tuyết ở trên. Mô phỏng dựa vào đoạn mã của Frozen cũng chứng minh rằng các khối tuyết có thể dễ dàng "làm gãy xương sườn và hộp sọ của con người" trên đường đi của nó.
Như vậy, một bí ẩn của quá khứ đã không thể được giải thích vì công nghệ thời đó kém phát triển. Tuy nhiên với công nghệ tiên tiến và sự nghiên cứu kỹ lưỡng của ekip Frozen về chuyển động tuyết, nhiều bí ẩn thiên nhiên đã được lật mở.
Khi công chúa Disney mặc cổ phục Việt: Bạch Tuyết - Lọ Lem xinh đáo để, kéo đến Người Đẹp Và Quái Vật mà suýt ngất vì đỉnh quá! Bộ ảnh dàn công chúa Disney được "Việt hóa" đang khiến cộng đồng mạng bùng nổ. Hệ thống dàn công chúa Disney vẫn luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho giới sáng tạo trên khắp thế giới. Ngay cả tại Việt Nam, những hình ảnh của Bạch Tuyết hay Lọ Lem cũng thường xuyên trở thành đề tài hot trên mạng xã...