Sốc với thứ duy nhất “sống sót” trong thành phố bị núi lửa chôn vùi 2.000 năm
Bên dưới thành phố Pompeii điêu tàn là một “ thế giới ngầm” đáng kinh ngạc – hệ thống thoát nước quy mô, vẫn “chạy tốt” sau 2.300 năm được xây dựng.
Theo ông Massimo Osanna, Giám đốc khu vực bảo tồn Pompeii, các nhà khoa học dự định sẽ dọn dẹp và sử dụng đường cống này để thoát nước mưa cho thành phố cổ, bởi lẽ nó “trong tình trạng tuyệt vời”.
Đường cống thoát nước khó tin được xây dựng 300 năm trước Công Nguyên – ảnh: CÔNG VIÊN KHẢO CỔ POMPEII
Với tuổi đời 2.300 năm, kiến trúc ngầm dài gần 500 m gây kinh ngạc bởi trình độ kỹ thuật khó tin mà những người Pompeii trước Công Nguyên đã thể hiện. Lạ lùng hơn, sau thảm họa núi lửa Vesuvius phun trào năm 79 sau Công Nguyên, toàn bộ thành phố đã bị chôn vùi, hầu hết người dân tử nạn, chỉ riêng đường cống ngầm này vẫn “sống sót”. Nó có lẽ là thứ duy nhất chưa bị điêu tàn tại Pompeii.
Bản đồ “thê giới ngầm” (đường kẻ màu xanh) – ảnh: CÔNG VIÊN KHẢO CỔ POMPEII
Các nhà khoa học cho biết đây là một hệ thống phức tạp có nhiệm vụ dẫn mưa và nước lũ từ trung tâm thành phố xuống biển, giữ cho khu đô thị phồn hoa này khỏi cảnh ngập lụt. Hệ thống kéo từ một địa điểm mang tên Pompeii Forum, nơi nhiều người tụ tập, đến Via Marina, kết thúc ở khu Biệt thự Hoàng Gia.
Nghiên cứu cũng cho thấy nó được xây dựng bởi người Samnites.
Đó là một cấu trúc phức tạp được xây dựng bằng kỹ thuật cao, vẫn nguyên vẹn bên dưới thành phố bị tàn phá – ảnh: CÔNG VIÊN KHẢO CỔ POMPEII
Các lối vào cống hiện đang bị chặn, nhưng do các nhà khảo cổ trong khu vực thường xuyên gặp rắc rối với lũ lụt, nên họ quyết định sử dụng nó một lần nữa, sau 2.000 năm. “Thực tế việc chúng ta có thể làm điều này minh chứng cho các kỹ thuật xuất sắc vào thời điểm đó” – ông Osanna nhấn mạnh.
Pompeii là một thành phố cổ La Mã, thuộc địa phận nước Ý ngày nay, một địa danh nổi tiếng với những thi hài người bị “hóa đá” trong cơn bão tro bụi, với đủ mọi tư thế sinh hoạt hay quỵ ngã. Hiện thành phố đã trở thành một “công viên khảo cổ học”.
A. Thư
Theo Dailly Mail, Acient-Origins
Đoạn Vạn Lý Trường Thành "mất tích" đã lộ diện
Nhờ hạn hán, đoạn Vạn Lý Trường thành vốn chìm trong hồ Panjiakou đã nổi lên cho phép du khách tham quan thay vì phải lặn dưới nước.
Sau 40 năm ngập trong nước, đoạn tường thành thuộc kỳ quan Vạn Lý Trường Thành tại Panjiakou của tỉnh Hà Bắc nước này đã lộ diện.
Hồ chứa lớn này được xây dựng từ năm 1978 để cung cấp nước cho thành phố Thiên Tân và Đường Sơn ở phía nam. Tuy nhiên, trước khi con đập được tạo ra thì hồ nước đã hình thành. Một đoạn lớn của Vạn Lý Trường Thành chạy quanh các đồi gần đó đã cua qua Panjiakou. Mỗi lần nước rút, một phần nhỏ của đoạn tường thành này nhô cao thành hòn đảo nhỏ giữa hồ, biến nó thành điểm du lịch nổi tiếng.
Đoạn tường thành dấu mình dưới nước nổi lên như đảo giữa hồ khi nước rút.
Nhưng do sự phát triển nông nghiệp và hoạt động công nghiệp những năm gần đây khiến mực nước hồ giảm hơn nhiều so với thường lệ. Nhờ vậy, các phần bị mất của bức tường đã lộ ra rõ ràng hơn.
Thông tin từ đài địa phương cho thấy công trình với phần gạch xây tường và phần tháp canh vẫn còn nguyên vẹn. Cấu trúc này được xây dựng suốt triều đại nhà Minh cách đây hơn 500 năm như là một phần của bức tường phòng thủ lớn Trung Quốc. Đoạn tường này chạy giữa pháo đài xây ở Panjiakou và pháo đài ở Tây Phong. Nó đóng vai trò như cầu nối giữa vùng biên giới phía bắc và đông bắc.
Tuy nhiên, khi đập nước Panjiakou được xây cao đến 353 feet (107m) vào năm 1975, nó đã biến cả vùng ngập dưới 644.510 triệu gallon nước. Cả thị trấn Panjiakou bị bao phủ dưới 164 feet (50m) nước. Do vậy, đoạn tường thành cũng ẩn sâu trong làn nước. Chính vì thế nó được gọi là "Vạn Lý Trường Thành dưới nước" hoặc "Vạn Lý Trường Thành mất tích".
Theo Men's Jounal, trong khi hàng chục ngàn người chen chúc dọc theo phần phổ biến nhất của Vạn Lý Trường Thành trong mùa du lịch cao điểm thì đoạn tường thành thuộc Panjiakou chỉ là nơi ghé qua của khoảng 50 du khách/năm. Do vậy, quang cảnh cũng hoang sơ hơn với đường đi ngập cây cỏ. Muốn ngắm Vạn Lý Trường Thành dưới nước, du khách phải biết lặn để được trải nghiệm.
Các quan chức địa phương cho biết dù đoạn tường thành đang nổi lên nhưng họ sẽ không can thiệp gì. Khi hạn hán ở Hà Bắc kết thúc, tường sẽ lại như xưa, chìm trong biển nước một lần nữa.
Tạ Ban
Theo Khám phá
Kiểu qubit mới cho máy tính lượng tử? Các nhà khoa học ở Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Mỹ (NIST) vừa tạo ra những chấm lượng tử (quatum dot) liên kết, có thể được sử dụng như các qubit (đơn vị thông tin cơ bản dành cho máy tính lượng tử). Vấn đề là ở chỗ hành vi của các chấm lượng tử này không đồng nhất với...