Sốc với lời đề nghị bất ngờ của Assad
Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã trình lên Liên Hợp Quốc một kế hoạch chi tiết về việc chuyển vũ khí hóa học của nước này ra nước ngoài để phá hủy, kèm theo đó là một loạt đề nghị gây sốc đối với các cường quốc phương Tây.
Tổng thống Assad
Theo một tài liệu mật mà tạp chí Foreign Policy có được, Syria đã đòi triển khai nhiều lực lượng an ninh đồng thời được cung cấp hàng chục xe bọc thép hạng nặng và một đường dây liên lạc tối tân nối từ thủ đô Damascus đến Biển Địa Trung Hải để phục vụ tiến trình phá hủy kho vũ khí hóa học của nước này.
Khả năng cao nhất là vũ khí hóa học của Syria sẽ được chuyển đến Albania . Đây là nơi từng diễn ra quá trình phá hủy vũ khí hóa học năm 2007. Mỹ gần như sắp đạt được thỏa thuận với chính phủ Albania để đưa vũ khí hóa học của Syria đến nước này phá hủy, hai nhà ngoại giao của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tiết lộ như vậy. Theo đề xuất được công bố công khai của phía Mỹ, cường quốc số 1 thế giới sẽ cung cấp cho chính phủ Albania những phòng thí nghiệm di động để phá hủy chất độc hóa học.
Trong kế hoạch cụ thể mà Syria đệ trình lên Liên Hợp Quốc, chính quyền của ông Assad kêu gọi tổ chức quốc tế triển khai ít nhất 8 đội với mỗi đội có ít nhất 35 binh lính để đảm bảo an toàn cho con đường nối từ Damascus đến thành phố cảng Latakia – nơi từ đó vũ khí hóa học của Syria sẽ được chuyển ra nước ngoài để phá hủy. Syria cũng đề nghị được cung cấp những thiết bị trị giá hàng chục triệu đô la bao gồm 40 xe vận tải bọc thép, những máy quay camera hiện đại, máy tính, điện đài, 13 hệ thống phát điện, 5 cần cẩu xây dựng, 5 máy nâng hàng, các nguyên liệu đóng góp và 20 thùng kim loại có sức chứa mỗi thùng là 2.000 lít thuộc dòng Teflon để chứa vũ khí hóa học.
“Để chính phủ Syria có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình liên quan đến việc bảo vệ và vận chuyển vũ khí hóa học từ những địa điểm hiện nay… nước Cộng hòa Ả-rập Syria đã đưa ra một số những đề nghị sơ bộ cho việc thực hiện kế hoạch vận chuyển và đảm bảo an toàn vũ khí hóa học. Chúng tôi mong rằng, tất cả những đề nghị được đưa ra trong kế hoạch ban đầu sẽ được đáp ứng để đảm bảo việc chúng tôi có thể thực hiện thành công nhiệm vụ của mình”, bức thư mật để ngày 22/10 của Ngoại trưởng Syria gửi đến Tổng Giám đốc Tổ chức Cấm sử dụng Vũ khí Hóa học (OPCW) – Ahmet zmc đã viết như vậy.
Cũng theo kế hoạch của chính phủ Assad, giới chức Syria sẽ thiết lập một trụ sở liên lạc trung tâm ở Damascus với một loạt những nhánh con nằm dọc con đường nối tới Biển Địa Trung Hải, đi qua các thành phố như Homs và Tartus, tới cảng chính Latakia.
Giới chức Syria đề nghị được cung cấp tới 40 xe bọc thép có trọng tải 15 tấn để vận chuyển vũ khí hóa học từ những khu vực quanh Damascus và Homs đến Latakia. Syria cũng yêu cầu OPCW bảo đảm các thiết bị an toàn, trong đó có 10 xe cứu thương, 10 xe cứu hỏa và “10 xe chở nước 10.000 lít để sử dụng trong trường hợp xảy ra ô nhiễm từ vũ khí hóa học”. Chưa hết, chính quyền của ông Assad còn đòi hỏi cung cấp nơi ở các nhân viên an ninh Syria tham gia thực hiện nhiệm vụ, bao gồm 32 chiếc giường đóng sẵn và 8 bếp ăn dã chiến.
Phản ứng của các cường quốc phương Tây
Danh sách những thiết bị mà Syria đòi Liên Hợp Quốc cung cấp với số lượng khá lớn trên có thể phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự. Vì thế, nó đã gây ra một sự hoài nghi và lo lắng từ phía các cường quốc phương Tây. Các nhà ngoại giao phương Tây cho biết: “Chúng tôi chỉ có thể nói rằng, chúng tôi xem danh sách đề nghị của Syria với sự hoài nghi rất lớn, đặc biệt là những thứ mà có thể được dùng cho một chương trình quân sự”.
Rõ ràng, đề nghị bất ngờ và gây sốc của chính quyền Assad đang đặt Mỹ và các cường quốc phương Tây vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu họ đáp ứng yêu cầu của Syria , họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ trang bị cho chính quyền Assad những thiết bị có thể được dùng cho một chiến dịch quân sự. Nếu từ chối, phương Tây có thể làm cản trở nỗ lực của chính quyền Syria trong việc chuyển giao an toàn kho vũ khí hóa học của nước này ra nước ngoài để phá hủy.
Theo thông tin mới nhất được hãng tin Reuters tiết lộ ngày hôm qua (11/11), các cường quốc phương Tây sẽ từ chối đề nghị cung cấp thiết bị vận chuyển quân sự cho chính quyền Assad, nói rằng những chiếc xe vận tải bọc thép và hầu hết các thiết bị quân sự khác có thể được dùng để chống lại cuộc nổi dậy ở Syria.
“Sẽ không có chuyện chính quyền Assad được cung cấp những thiết bị mà quân đội của họ có thể sử dụng để giết hại thêm nhiều dân thường Syria”, một nhà ngoại giao thuộc ban điều hành của Tổ chức Cấm Sử dụng Vũ khí Hóa học (OPCW) ở The Hague cho biết.
Video đang HOT
“Chuyện đó sẽ không xảy ra”, vị quan chức trên nhấn mạnh thêm.
Một nhà ngoại giao của một cường quốc phương Tây cũng khẳng định: “Họ sẽ không nhận được những thứ đó từ chúng tôi và tôi nghĩ Liên Hợp Quốc hay Liên minh Châu Âu cũng sẽ quyết định giống chúng tôi”.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Syria từ chối bình luận về sự khước từ của phương Tây nói trên và hiện không rõ, liệu câu trả lời “không” của các cường quốc có khiến quá trình giải giáp vũ khí hóa học của Syria bị trì hoãn hay cản trở gì không.
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Philippines: Cảnh tượng kinh hoàng sau bão Haiyan
Cơn bão Haiyan mạnh nhất trong lịch sử đã quét qua Philippines khiến hầu hết các ngôi làng ở đây đều tan hoang, đã có khoảng 10.000 đến 15.000 người chết, và khoảng 500.000 người chịu cảnh vô gia cư.
Sau ảnh hưởng của bão, nhiều người dân còn sống sót lâm vào cảnh không lương thực, không nước uống. Họ sống vật vờ và tiếp tục bước vào cuộc chiến tàn nhẫn để tìm nơi trú ẩn, thức ăn và nước sạch. Những người còn sống được ví như "zombies (thây ma) đi tìm thức ăn".
Tại những trung tâm mua sắm và cửa hàng tiện ích ở thành phố Tacloban, bắt đầu có hiện tượng cướp bóc bởi đói và khát, trong khi hàng cứu trợ chưa đến được. Phương tiện liên lạc và hạ tầng bị phá hủy khiến việc cứu trợ bị cản trở.
Một giáo viên tên Andrew Pomeda, 36 tuổi, nói rằng: "Tacloban bị phá hủy hoàn toàn. Một số người đang mất đi tâm trí của họ vì đói và vì mất gia đình. Người dân đang trở nên bạo lực hơn".
Mirasol Saoyi, 27 tuổi cho biết thêm: "Tôi sợ rằng trong một tuần, mọi người sẽ giết chết đói".
Sau bão, quốc gia này tiếp tục bước vào cuộc chiến tranh giành lương thực, nước uống
Một bà mẹ trẻ (giấu tên) chia sẻ trong nước mắt, cơn bão đã giết chết 11 thành viên trong gia đình cô, trong đó có cả cô con gái mới 2 tuổi.
Một phụ nữ đang mang thai được 8 tháng là Jenny Dela Cruz nói thêm: "Tất cả những gì có thể làm bây giờ là sống sót qua ngày nhưng chúng tôi không biết điều gì sẽ tiếp tục xảy ra ngày mai, hoặc ngày sau".
Một sinh viên tên Jenny Chu cho biết: "Mọi người đang đi bộ vật vờ để tìm kiếm thức ăn như những thây ma di động...".
Một chủ cửa hàng cho biết: "Mọi người đều đói, khát, tôi sợ rằng một vài ngày nữa họ sẽ bắt đầu giết nhau. Thật là xấu hổ, chúng tôi đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa bão".
Mặc dù đã được chôn cất hàng loạt nhưng những người chết vẫn còn chất đống và bị mắc kẹt dưới đống đổ nát. Những người còn sống đang từng ngày phải đào bới để tìm người thân và sống trong môi trường ô nhiễm vì các nạn nhân bị tử vong.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino cũng cho rằng, nạn cướp bóc đang nổi lên và trở thành một mối quan ngại lớn sau khi chỉ có 20 trong số 390 sĩ quan cảnh sát của thành phố còn đi làm sau bão.
Hiện mọi nỗ lực cứu hộ vẫn đang bị cản trở do sân bay bị phá hủy hoàn toàn.
Những cảnh tượng kinh hoàng sau bão tại Philippines:
Theo ANTD
Nhật di dời thanh nhiên liệu hạt nhân của nhà máy điện Fukushima Các kỹ sư của Nhật chuẩn bị thực hiện một nhiệm vụ vô cùng phức tạp và nguy hiểm đó là di dời các thanh nhiên liệu hạt nhân khỏi nhà máy điện Fukushima, nhằm ổn định tình hình khu vực vốn bị hư hại nặng vì động đất, sóng thần năm 2011. Nhà máy điện Fukushima bị hư hại nặng sau động...