Sốc với lễ hỏi không phong bì của nhà trai
Hàng xóm hỏi “Người ta nhà Hà Nội, chắc phải ngoài hai chục triệu dẫn cưới nhỉ?”, bố mẹ tôi chỉ biết ậm ừ “chắc cũng khoảng đó” nhưng đắng lòng là chẳng hề có một đồng nào.
Nhắc đến chuyện cưới xin mà tôi cũng đang rầu lòng vì liên quan đến tiền nong. Tôi là người tỉnh lẻ còn bạn trai là người Hà Nội, chúng tôi yêu nhau đến nay cũng hơn 2 năm thì quyết định cưới. Hôm vừa rồi hai nhà có tổ chức đám hỏi, tiền nong là vấn đề tế nhị nên bố mẹ tôi không thách cưới gì cả, chỉ bảo với nhà trai là tùy tâm.
Đám hỏi nhà trai mang tới 5 cái tráp (1 tráp xôi và lợn quay, 1 tráp trầu cau, 1 tráp bánh hỏi, 1 tráp chè, 1 tráp rượu thuốc). Sau khi thủ tục xong xuôi, nhà tôi còn chia lễ cho nhà trai mang về. Tối hôm đó mẹ tôi mới thắc mắc rằng không thấy phong bì tiền dẫn cưới đâu cả. Tôi hỏi chồng thì anh trả lời rằng tráp xôi cộng heo quay ấy là thay cho tiền.
Sự việc sau đó còn được bố chồng của tôi giải thích rằng nhà trai có 18 người tới ăn ở nhà gái nên tráp xôi thịt là chia sẻ khoản ăn uống thay cho tiền. Còn cái tráp có rượu và thuốc là để nhà gái đặt lên ban thờ gia đình, hai bên nội ngoại.
Nghe thế bố tôi mới bực mình vì lúc chia lễ cho nhà trai mang về có cả rượu thuốc, nhà trai biết mà cũng không thèm nói lại. Có 3 chai rượu cộng với 3 bao thuốc để đặt ban thờ gia đình tôi và hai bên nội ngoại, giờ chia rồi biết đặt bằng gì.
Điều khiến bố tôi bực nữa là mang tiếng 5 tráp mà thực ra con gái ông được hỏi có 3 cái. Chưa kể còn không được một đồng dẫn cưới nào. Tôi có nói lại với chồng thì anh bênh bố mẹ anh, cãi cùn rằng như thế là được rồi và trước nay cưới các anh chị của anh đều thủ tục như thế. Anh còn xúc phạm gia đình tôi rằng: “ Sao không thách cưới từ đầu để giờ lại trách móc. Cả nhà em ai cũng sồn sồn giống nhau, đòi hỏi phức tạp”.
Video đang HOT
Tôi nhắc anh không được phép nói gia đình tôi như thế và giải thích rằng bố mẹ mình không thách cưới là để cho nhà trai thoải mái tâm lý, nhà gái cũng đỡ mang tiếng thách cưới cao thấp. Tránh được việc thiên hạ cười chê rồi lại bảo gả bán con, tôi về làm dâu cũng không bị mẹ chồng mượn cớ thách cưới để chê trách đại loại như “đoảng vụng mà ngày xưa thách cưới rõ cao”… Nhưng chồng tôi vẫn không nghe, anh còn nói tôi không biết gì thì tốt nhất im mồm vào.
Nói thật với mọi người, gia đình tôi ở quê nhưng điều kiện kinh tế cũng chẳng kém gì nhà chồng. Nhưng có lẽ vì cái mác người Hà Nội mà nhà anh khinh gia đình tôi. Cái chuyện cưới hỏi cả đời con gái chỉ có một lần, nhà tôi chuẩn bị mọi thứ vô cùng cẩn thận. Dựng rạp như đám cưới, cỗ bàn không mời nhiều nhưng hết sức đàng hoàng sang trọng. Ngược lại gia đình nhà anh thì làm theo kiểu hời hợt, sơ sài khiến bố mẹ tôi có suy nghĩ bị người ta coi thường, con gái mình không có giá.
Hàng xóm ai cũng khen bố mẹ tôi có con gái tốt số lấy được chồng Hà Nội đẹp trai tri thức. Thậm chí nhiều người còn hỏi “Người ta nhà Hà Nội, chắc phải ngoài hai chục triệu dẫn cưới nhỉ?”, bố mẹ tôi chỉ biết ậm ừ “chắc cũng khoảng đó”. Nhưng đắng lòng là chẳng hề có một đồng nào, thắc mắc còn bị quát cho là im mồm. Nghĩ mà tôi thấy xấu hổ, tủi thân với bố mẹ, hàng xóm.
Mới đám hỏi thôi mà đã như thế này, sau không biết họ đối xử với gia đình tôi sao.
Tôi đang nghĩ xem mình có nên hủy hôn hay không nhưng cũng sợ đang trong lúc nóng giận mất khôn. Vì thế mong các anh chị có kinh nghiệm trong chuyện này hãy chỉ bảo và cho tôi lời khuyên sáng suốt nhất. Tôi xin cảm ơn!
Theo Blogtamsu
Tiền dẫn cưới: Nhà trai mặc cả như mua rau ngoài chợ
Ngày gặp mặt hai bên gia đình, ông trưởng họ nhà tôi bảo phong tục ở làng, nhà trai phải dẫn cưới từ 25-30 triệu cộng với 5 lễ hỏi.
Mẹ chồng "chỉ thị" rằng chuyện tiền gánh cưới tuyệt đối không được nói với ai. (Ảnh minh họa)
Song, khi biết được tục lệ dẫn cưới của nhà gái, phía nhà trai nhảy cẫng lên rồi về nhà gọi điện thoại cho nhà gái mặc cả tiền dẫn cưới như thể đi mua rau ngoài chợ...
Sau khi lấy chồng được 3 năm nhưng cứ nhắc đến chuyện tiền dẫn cưới mà đến giờ tôi vẫn còn đỏ mặt vì mẹ chồng tôi hồi đó cứ than tiền dẫn cưới nhiều, rồi mặc cả lên mặc cả xuống.
Tôi sinh ra ở Phú Thọ, lấy chồng quê ở Hà Nam đã được gần 2 năm nay nhưng tôi không thể quê được cái ngày mẹ chồng tôi gọi điện thoại cho tôi nói rằng tiền dẫn cưới 25-30 triệu đồng thì cao quá nên có khi nhà trai chỉ dẫn cưới 10 triệu đồng.
Mẹ chồng tôi tâm sự: "Mẹ điện cho các bác nói ở trên đó có tục dẫn cưới 25-30 triệu đồng, các bác bảo đúng rồi, lấy vợ cho con trai ở đâu thì phải theo phong tục ở đó và các bác bảo nếu nhà không có tiền thì các bác cho vay chứ không được dẫn cưới với số tiền ít hơn người ta nói. Nhưng mẹ nghĩ rồi, mẹ nghĩ chỉ dẫn cưới 10 triệu là đủ". Sau khi tâm sự với tôi, thấy tôi ậm ừ bảo tùy hai gia đình, ngay lập tức mẹ chồng tôi điện thoại lên để nói chuyện với bố mẹ đẻ của tôi về chuyện tiền dẫn cưới. Thế là bố tôi cũng ừa thì tùy tâm nhà trai, gánh bao nhiêu cũng được chứ bố tôi không phải là đem gả bán con gái mà mặc cả lên mặc cả xuống.
Đến ngày ăn hỏi, nhà trai dẫn đúng 5 lễ theo yêu cầu của nhà gái, bên trong có kèm cái phong bì dẫn cưới nhưng thay vì 10 triệu thì phong bì chỉ có 9 triệu đồng bởi mẹ chồng tôi giải thích rằng để con số lẻ cho may mắn. Lúc đó, thay vì để trưởng họ bóc phong bì, bố tôi phải nhanh tay túm lấy cái phong bì cất đi vì ngại bởi số tiền trong phong bì không giống với con số mà vị trưởng họ yêu cầu, sợ họ hàng, làng xóm lại đàm tiếu cười chê.
Đám hỏi vừa xong, tôi đã nhận được điện thoại của mẹ chồng "chỉ thị" rằng chuyện tiền gánh cưới tuyệt đối không được nói với các bác bên chồng bởi các bác không đồng ý cho làm thế, kể cả với bố chồng tôi tôi cũng không được hé răng nói đến chuyện tiền thách cưới. Nghe xong tôi mới vỡ lẽ ra, từ đầu đến giờ, tất cả mọi chuyện đều là chủ đích của mẹ chồng tôi còn những người khác thì chẳng ai hay biết gì.
Chưa hết, đến ngày cưới, mẹ chồng tôi cho tôi một chỉ vàng gọi là cho hai vợ chồng tôi chút vốn liếng theo phong tục. Ấy thế mà chưa đầy một tháng, mẹ chồng tôi lại hỏi vay lại chính chỉ vàng đó nói là cần dùng đến. Tôi và chồng tôi vui vẻ đưa cho và bảo mẹ chồng tôi không cần trả lại vì chỉ vàng đó đằng nào cũng là vàng của mẹ chồng tôi cho.
Nói thật, nhà tôi cũng chẳng phải dạng nghèo, thậm chí còn có của ăn của để hơn nhà chồng tôi, nhưng nhà chồng tôi cậy đã mua nhà được cho con ở Hà Nội suốt ngày nói nhà tôi ở dân tộc. Giờ có con rồi mà mẹ chồng tôi nhiều khi còn bảo: "Nhà con ở gần núi, nhà dân có nhiều không" hay "Hôm nay hai đứa về tộc (tức về nhà bố mẹ đẻ của tôi) chơi à".
Tôi nghe mãi thành quen, lại phận làm dâu nên chẳng dám nói gì nhưng bố chồng tôi không chịu được kiểu nói như vậy nên thường bảo "Nhà bà đã giàu bằng nhà người ta chưa mà nói dân tộc. Dân tộc người ta là thành phố ở nhà 2-3 tầng, còn nhà bà đồng bằng thẳng cánh cò bay mà cái nhà cũng không ra hồn còn chê". Những lúc bị nói như vậy mẹ chồng tôi chỉ cười trừ, lờ đi như không nghe thấy gì.
Đến giờ này, khi tôi và em gái chồng cùng sinh con, mẹ chồng tôi chọn lên bế con cho em chồng tôi thay vì bế con hộ vợ chồng tôi với lý do hai vợ chồng đứa em nó trả lương 3 triệu đồng/tháng cho, còn nếu bế con cho vợ chồng tôi thì không được gì. Tuy nhiên, các bác bên nhà chồng tôi hỏi thì mẹ chồng tôi chối bay, chỉ nói do em gái chồng tôi sinh con trước, mẹ chồng tôi lên bế trước, còn tôi sinh sau thì chịu thiệt.
Trải qua những chuyện như thế, chồng tôi cũng chỉ biết an ủi rằng tính mẹ chồng tôi vậy, cả nhà ai cũng biết nên khuyên tôi bỏ qua. Tôi thì cũng tặc lưỡi cho qua chuyện vì cả năm mới về quê chồng được 2-3 lần, mỗi lần được vài ngày là nhiều nên cố nhịn cho chồng vui vẻ, gia đình hòa thuận.
Theo VNE
Vừa sảy thai, nhà trai hủy cưới Khi biết tôi sẩy thai, gia đình anh vội vàng hủy cưới và họ cho rằng, không phải chịu trách nhiệm gì với tôi nữa. Một mình nằm trong căn phòng vắng tanh, trên bàn là bát cháo mẹ bưng vào từ sớm mà tôi chẳng thể nào nuốt trôi. Một cảm giác nghẹn ứ ở cổ họng, rã rời thân xác, tái...