Sốc với kết quả “nhảy múa” của báo cáo tài chính Xây lắp Dầu khí
Cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát từ 4/4/2013 do lỗ ròng sau kiểm toán năm 2011 là19,1 tỷ đồng và 1.338,39 tỷ đồng vào 2012, nhưng phải đến nay, PVX mới có công văn khẳng định: năm 2011, công ty mẹ lãi 207 tỷ đồng, và lãi hợp nhất 196 tỷ đồng.
Ngày 3/4/2013, Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC – mã chứng khoán PVX) đã nhận được thông báo của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc đưa chứng khoán vào diện bị kiểm soát.
Ngày bắt đầu bị đưa vào diện kiểm soát là 4/4/2013, lý do bị kiểm soát là lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ trên Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán năm 2012 tại 2 năm gần nhất là số âm. Cụ thể, năm 2011 sau khi điều chỉnh hồi tố lỗ 19,1 tỷ đồng và năm 2012 lỗ 1.338,39 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tới nay, tức phải 9 tháng sau, PVX mới có công văn giải trình. Công văn này nêu rõ, “kết thúc năm 2011, PVX công bố kết quả kinh doanh kiểm toán với công ty mẹ lãi 207 tỷ đồng, còn lãi hợp nhất 196 tỷ đồng”.
PVX gây bất ngờ về số liệu “biến hóa kỳ ảo”.
Khi kết thúc năm tài chính 2012, PVX phải thực hiện điều chỉnh hồi tố số dư đầu kỳ (tức là điều chỉnh số liệu BCTC năm 2011) trên BCTC công ty mẹ và BCTC hợp nhất năm 2012, đồng thời, công ty đã thực hiện công bố thông tin theo quy định – công văn của PVX nêu.
Chính vì vậy, sau khi PVX thực hiện công bố BCTC 2012, ngày 4/4/2013, mã chứng khoán PVX bị Sở giao dịch chứng khoán Hà nội đưa vào diện bị kiểm soát với lý do lợi nhận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất có kiểm toán năm 2012 tại 2 năm gần nhất là số âm.
Video đang HOT
Cụ thể năm 2011 sau khi điều chỉnh hồi tố lỗ 19,12 tỷ đồng và năm 2012 lỗ 1.338,39 tỷ đồng.
Công văn của PVX nói rằng, “trong quá trinh làm việc và rà soát số liệu tài chính PVC đã phát hiện ra có sự nhầm lẫn/sai sót về mặt kỹ thuật hợp nhất trên BCTC hợp nhất đã được kiểm toán Nhà nước thực hiện cho BCTC năm 2011″.
Theo đó, trên BCTC Công ty mẹ – PVC, Kiểm toán Nhà nước đã điều chỉnh trích lập dự phòng bổ sung khoản đầu tư vào CTCP Xây lắp Dầu khí Sài Gòn (PVC-SG) với số tiền 19,7 tỷ đồng.
Mặc dù theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 07 thì được hoàn nhập lại trên BCTC hợp nhất khoản dự phòng đầu tư vào công ty liên kết, song, trên BCTC hợp nhất toàn Tổng công ty PVX, khi thực hiện các bút toán hợp nhất đã thiếu bút toán hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính này.
Việc thiếu bút toán hoàn nhập này đã làm cho chi phí tài chính trên BCTC hợp nhất tăng thêm 19,7 tỷ đồng và lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm tương ứng nên công ty bị lỗ hơn 19 tỷ đồng.
Theo PVX, nếu được Kiểm toán Nhà nước chấp thuận cho phép điều chỉnh bổ sung bút toán hoàn nhập này thì chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2011 sẽ là số dương với 590 triệu đồng.
Ngày 25/12/2013, Kiểm toán Nhà nước cũng đã thống nhất đề xuất của PVX việc bổ sung bút toán hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính vào PVC-SG với số tiền trên và lợi nhuận hợp nhất năm 2011 của PVX là 590 triệu đồng.
Theo đó, PVX đề nghị được ra khỏi diện bị kiểm soát do năm 2011 vẫn có lãi 590 triệu đồng.
Theo thông báo của HNX mới ban hành, cơ quan này quyết định đưa cổ phiếu PVX ra khỏi diện kiểm soát chuyển sang diện cảnh báo từ 7/2/2014. Lý do là lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ năm 2011 là số dương (năm 2011 là 590.715.236 đồng, sau khi điều chỉnh hoàn nhập khoản dự phòng đầu tư tài chính vào Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Sài Gòn số tiền là 19.714.440.667 đồng với sự chấp thuận của kiểm toán Nhà nước và xác nhận của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam).
Hiện tại, PVX vẫn chưa công bố BCTC quý IV và cả năm 2013. Tính 9 tháng/2013, công ty vẫn đang lỗ ròng gần 1.400 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm tới 2.634 tỷ đồng.
Mới đây, nguyên Chủ tịch và Phó Giám đốc PVC-ME (công ty con của PVX) cùng 10 đồng phạm cũng vừa bị khởi tố vì đã có sai phạm gây thiệt hại hơn 85 tỷ đồng tại công ty này.
Mai Chi
Theo Dantri
Vinashin chính thức "cáo chung" từ ngày mai
Chiều 30/12/2013, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) trên cơ sở tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Theo đó, tên Vinashin chính thức được xóa từ 1/1/2014.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công trao quyết định cho tân lãnh đạo SBIC
Theo Quyết định số 3287/QĐ-BGTVT về thành lập SBIC được công bố trước đó, Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (gồm Công ty mẹ và 8 công ty con là các doanh nghiệp chủ lực trong ngành đóng tàu); sắp xếp 234 doanh nghiệp thuộc Vinashin trước đây bằng các hình thức cổ phần hóa, bán, chuyển nhượng vốn, chuyển giao, sáp nhập doanh nghiệp, bán, giải thể, phá sản doanh nghiệp.
"Cho đến nay, mọi thủ tục pháp lý để thành lập Tổng công ty đã hoàn thành. Tổng công ty chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2014 với mô hình gồm công ty mẹ và 8 đơn vị chức năng, tập trung vào đóng và sửa chữa tàu" - Chủ tịch SBIC cũng chính là Chủ tịch Vinashin trước đây, ông Nguyễn Ngọc Sự khẳng định.
Cũng theo ông Sự, Tập đoàn đã hoàn thành tái cơ cấu cơ bản về các khoản công nợ, tình hình tài chính đã được rõ ràng, minh bạch hơn. Việc thành lập mới SBIC và chấm dứt hoạt động của mô hình Tập đoàn kinh tế đã đánh dấu một bước thành công trong việc tái cơ cấu Vinashin.
Phát biểu tại Lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ông Nguyễn Văn Công khẳng định việc chấm dứt mô hình Tập đoàn và thành lập SBIC là một chủ trương hết sức đúng đắn, phù hợp với thực tế.
Thứ trưởng yêu cầu SBIC phải khẩn trương triển khai Đề án tiếp tục tái cơ cấu Vinashin. Ngoài nhiệm vụ chính là xây dựng Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy, SBIC cần tiếp tục tái cơ cấu toàn diện cả về tài chính, sản xuất kinh doanh, lao động, tổ chức, nâng cao năng lực quản trị...
"Tổng công ty phải làm sao để thay đổi mô hình của Tổng công ty về chất. Chúng ta phải chứng minh được rằng những sai lầm trước đây chỉ là tạm thời. Chúng ta hoàn toàn có thể gánh vác, đảm nhiệm được nhiệm vụ chính trị quan trọng là xây dựng ngành đóng tàu Việt Nam phát triển, góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước, thực hiện Nghị quyết của Bộ chính trị về phát triển kinh tế biển cũng như đảm bảo thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng" - Thứ trưởng nhấn mạnh.
Lam Thanh
Theo Dantri
21 ngày nữa, Hiến pháp có hiệu lực Hôm qua (9-12), Văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố Hiến pháp sửa đổi, vừa được Quốc hội thông qua. Quyền sử dụng đất là một nội dung quan trọng được quy định trong Hiến pháp Tại cuộc họp báo, ông Giang Sơn - Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chủ...