Sốc với “công nghệ” chế nước tương Maggi độc hại
Mashable dẫn tin theo tờ Tin tức Bắc Kinh, một nhóm gồm khoảng 50 nhà máy đã bị phát hiện sản xuất các loại nước chấm và hương liệu nhân tạo, trong đó có một số có chứa các thành phần trái phép, ở thành phố Thiên Tân, Trung Quốc.
Cơ sở sản xuất hàng giả. (Nguồn: mashable.com)
Sốc với “công nghệ” chế nước tương Maggi độc hại
Bài báo điều tra cho biết các sản phẩm đã được dán nhãn các thương hiệu nổi tiếng như Nestlé, Knorr và Lee Kum Kee.
Một trong số các sản phẩm của Nestlé do các nhà máy này làm giả là nước tương Maggi -một sản phẩm rất phổ biến và thường có mặt trong các siêu thị ở châu Á.
Knorr thuộc quyền sở hữu của Unilever, chuyên sản xuất các loại hạt nêm và gia vị; Lee Kum Hee là một thương hiệu dầu hào nổi tiếng của Hong Kong.
Video đang HOT
Theo Tin tức Bắc Kinh, có khoảng 100 triệu nhân dân tệ giá trị hàng hóa giả được sản xuất mỗi năm ở Độc Lưu, một thị trấn ở Thiên Tân, nơi vụ việc bị phát hiện. Các sản phẩm đã được bày bán trên khắp cả nước, và các nhà máy có liên quan đã hoạt đông trong hơn 1 thập kỷ, bài báo cho biết.
Các nguyên liệu có trong những loại gia vị giả này bao gồm nước máy và muối công nghiệp, vốn bị cấm sử dụng cho con người tiêu thụ bởi nó có thể gây tổn hại tới gan và thận do sự có mặt của các tác nhân gây ung thư và kim loại nặng.
Các nhà máy cũng đã mua các loại gia vị và thảo mộc đã qua sử dụng, chẳng hạn như hoa hồi và hạt tiêu từ các nhà máy lân cận, sau đó sấy khô và nghiền thành bột.
Hoạt động sản xuất được thực hiện trong điều kiện hết sức mất vệ sinh, với nhiều nhà máy hoạt động trong các tòa nhà đổ nát. Không ít nhà máy sử dụng tới hàng chục công nhân và được lắp đặt camera giám sát bên ngoài các tòa nhà để báo động khi có người lạ tới. Điều này đã khiến cho lực lượng cảnh sát gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều tra.
Đây không phải là lần đầu tiên các cơ quan chức năng phát hiện các nhà máy Trung Quốc sản xuất hàng giả.
Năm ngoái, hàng nghìn hộp sữa công thức giả đã được đưa vào thị trường Trung Quốc, trong đó có 1000 hộp sữa bột Similac bị cảnh sát thu giữ trong nhiều cuộc truy quét.
Dụng cụ tại sở sản xuất hàng giả. (Nguồn: mashable.com)
(Theo Vietnam )
Thông tin bất ngờ liên quan đến vật nghi là triện vua được tìm thấy ở Nghệ An
Vật thể nghi là triện vua ở Nghệ An đang gây xôn xao dư luận trong nước. Tuy nhiên vật thể này khá giống với ấn triện dưới triều Thanh, đang được bảo quản trong Tử Cấm Thành.
Theo mục Bách khoa trên trang công cụ tìm kiếm hàng đầu Trung Quốc Baidu, ấn triện có tên Đại Thanh Tự Thiên Tử Bảo (loại ấn để phong Thái Tử của triều Mãn Thanh - Trung Quốc) là một trong 25 ấn triện được thống nhất sử dụng dưới thời nhà Thanh ở Trung Quốc từ năm Càn Long thứ 11.
Trên ấn triện này có khắc các chữ Hán giống hệt với vật thể vừa được phát hiện ở Nghệ An, nghi là ấn tín của vua như: Đại Thanh Tự Thiên Tử Bảo hay dòng chữ song ngữ Mãn Hán.
Đại Thanh Tự Thiên Tử Bảo dưới triều Thanh đang được bảo quản trong Tử Cấm Thành.
Tuy nhiên, Baidu không đề cập đến dòng chữ Hán "Cửu Long Kim Tỷ" như vật thể mà người dân ở Nghệ An vừa tìm thấy.
Các số liệu ghi chép do Baidu cung cấp cũng cho thấy, ấn triện Đại Thanh Tự Thiên Tử Bảo cao 16,2 cm, diện tích 1414cm, chất liệu làm bằng vàng, khác với kết luận về vật thể vừa tìm thấy có vỏ ngoài được làm bằng đồng, phía trong thân của vật thể không đặc.
Một điều đáng nói nữa là, cùng với 24 ấn triện khác được vua Càn Long thống nhất sử dụng từ năm Càn Long thứ 11, Đại Thanh Tự Thiên Tử Bảo đang được bảo quản cẩn thận trong điện Thái Hòa của Tử Cấm Thành.
dòng chữ song ngữ Mãn Hán trên ấn triện Đại Thanh Tự Thiên Tử Bảo.
Hiện vẫn chưa có kết luận cuối cùng về vật thể lạ nghi là ấn tín của vua vừa được phát hiện ở Nghệ An nhưng có vẻ như đó không phải là hàng thật.
Tại Trung Quốc hiện nay, những đồ vật mô phỏng ấn triện, ngọc tỉ của hoàng đế xưa được sản xuất hàng loạt và bày bán rất nhiều dưới danh nghĩa là mặt hàng phong thủy. Nhiều ý kiến cho rằng có thể đây chỉ là một trong số những món đồ giả này mà thôi.
"Hàng giả" được bán online tại Trung Quốc khá giống với nguyên mẫu và vật thể lạ được tìm thấy ở Nghệ An.
(Theo ZIng News)
Hàng giả len lỏi, người tiêu dùng "bó tay" Không ít ý kiến cho rằng nạn hàng giả là thực phẩm, thuốc chữa bệnh đang khá phổ biến trên thị trường là do công tác xử lý không hiệu quả và chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Thậm chí, ngay cả khi xử lý bằng hình sự thì tính trừng phạt và răn đe cũng không...