Sốc với cảnh mạng nhện “khủng” giăng kín đất trời sau cơn lũ ở Úc
Các mạng nhện rất lớn, trông giống như những tấm lưới trong suốt bao phủ đồng cỏ, trải dài khắp các con đường.
Mạng nhện “khủng” giăng kín lối đi.
Nhiều ngày sau khi một cơn bão lớn đổ bộ vào đông nam nước Úc và gây ra lũ lụt, người dân vẫn đang phải vật lộn để trở lại trạng thái bình thường với đường dây điện và các tòa nhà bị hư hại. Thế nhưng khi nước lũ rút đi, cư dân của thị trấn East Gippsland ở bang Victoria còn ngỡ ngàng trước một thứ khác là mạng nhện.
Những lớp mạng nhện “khủng” giăng kín đặc trên lề đường, cột điện, biển báo giao thông, cây cối và mọi thứ dù cao hay thấp. Những mạng nhện khổng lồ đến nỗi trông giống như những tấm lưới trong suốt bao phủ đồng cỏ.
Hình ảnh về mạng nhện đã xuất hiện trên một diễn đàn của trang mạng Reddit.
Những con nhện đan những tấm mạng phức tạp như vậy nhằm mục đích di chuyển lên vùng đất cao hơn để thoát khỏi dòng nước lũ và rời khỏi những chiếc tổ đã bị hư hại của chúng ở khu vực thấp.
Theo một báo cáo của BBC, các chuyên gia cho biết “mạng nhện khổng lồ” được tạo ra bởi một chiến thuật sinh tồn được gọi là “bong bóng”, khi những con nhện nhả tơ để đón gió, giúp chúng bay lên không trung và leo lên vùng đất cao hơn.
Rất nhiều cư dân mạng đã cảm thấy ngỡ ngàng với thảm mạng nhện khổng lồ.
Một bài báo trên tờ The Guardian dẫn lời chuyên gia cho biết vết cắn của nhện dùng chiến thuật “bong bóng” như vậy không gây nguy hiểm cho con người nhưng chúng có thể gây kích ứng cục bộ nhẹ. Chuyên gia nói thêm rằng mọi người không nên lo lắng vì răng nanh của hầu hết các loài nhện này “có thể quá ngắn để xuyên qua da người”.
Ủy viên Hội đồng khu vực Wellington Shire thuộc bang Victoria là Carolyn Crossley nói rằng “những con nhện rất bận rộn” để thoát khỏi vùng nước dâng cao đã tạo ra những mạng nhện này. Carolyn thậm chí còn chia sẻ một video trên trang Facebook của mình cho thấy một mạng nhện lớn đang bay trong gió.
Mạng nhện giăng khắp bãi cỏ.
Tiến sĩ Ken Walker, một nhà côn trùng học tại bảo tàng Victoria, cho biết những mạng nhện này “đẹp một cách choáng ngợp”. Ông nói thêm rằng những con nhện cần phải rời khỏi mặt đất rất nhanh chóng: “Chúng thả tơ để bám vào thảm thực vật và nhờ đó chúng có thể trốn thoát”.
Mạng nhện tạo ra âm thanh đặc biệt gì?
Chuyển cấu trúc mạng nhện thành âm nhạc là dự án của một nhóm các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts.
Mạng nhện tạo ra âm thanh đặc biệt gì?
Mạng nhện có thể tạo ra âm thanh? Nghe tưởng chừng không thể nhưng các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts ở Mỹ đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để nghiên cứu tạo ra điều không tưởng.
Âm nhạc tạo ra từ mạng nhện là một giai điệu kỳ lạ, mang tính điềm báo nhưng đủ khiến bạn cảm thấy đau nhói dọc sống lưng.
Markus Buehler, giáo sư kỹ thuật tại Viện Công nghệ Massachusetts, cho biết: "Nhện sử dụng rung động như cách để giao tiếp với môi trường và với các loài nhện khác. Chúng tôi đã ghi lại những rung động này và sử dụng trí tuệ nhân tạo để hiểu hơn về mô hình và liên kết với một số hành động nhất định, về cơ bản là học ngôn ngữ của loài nhện".
Markus Buehler và nhóm các nhà nghiên cứu đã tạo ra mô hình 3D của mạng nhện khi chúng đang làm nhiều hoạt động khác nhau như xây dựng, sửa chữa, săn bắn. Sau đó, họ lắng nghe các mẫu tín hiệu của nhện và tái tạo âm thanh bằng máy tính cùng các thuật toán.
Mạng nhện vừa là nhà vừa là cái bẫy đặc biệt diệt con mồi
Markus Buehler nói: "Nhện là loài động vật hoàn toàn khác lạ. Những gì chúng nhìn thấy hoặc cảm nhận không phải là điều con người có thể nhìn bằng mắt thường hoặc nghe bằng tai. Do vậy, bằng cách chuyển đổi, chúng tôi bắt đầu trải nghiệm điều này".
Markus Buehler hy vọng công việc của nhóm có thể giúp con người hiểu được ngôn ngữ của loài nhện và một ngày nào đó có thể giao tiếp với chúng.
Ước tính có hơn 47.000 loài nhện và tất cả đều cố gắng nhả tơ để làm nhà ở hoặc bắt con mồi khi chẳng may sa vào lưới. Tất nhiên, một số loài nhện không sử dụng mạng để bắt trực tiếp con mồi, thay vào đó nó lao ra từ nơi ẩn náu ví dụ như nhện cửa sập hoặc chúng chạy theo mồi trong cuộc rượt đuổi mở ví dụ như nhện sói. Một số con nhện quay nhiều sợi tơ để đón gió và sau đó đi theo gió đến một địa điểm mới.
Các nhà khoa học cho rằng tơ từ mạng nhện bền gấp 5 lần thép. Markus Buehler cho biết cấu trúc mạng nhện có thể dẫn đến những đổi mới trong xây dựng, bảo trì và sửa chữa.
Giáo sư Markus Buehler và các cộng sự đã từng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để biến đổi mô hình cấu trúc protein gai của virus gây bệnh thành một bản nhạc cổ điển có tiết tấu khi trầm khi bổng, minh chứng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và khoa học
Choáng với mạng nhện khổng lồ đủ giăng bắt người trong khu rừng Mỹ Mạng nhện đã được tìm thấy sâu trong khu rừng ở Missouri, Mỹ và cư dân mạng lo lắng rằng chúng đủ lớn để "bắt" con người. Vào thời điểm này, nhiều mạng nhện khổng lồ được tìm thấy trong rừng Một mạng nhện khổng lồ đã được cơ quan bảo tồn Missouri tìm thấy trên một con đường mòn gần Springfield và...