Sốc vì được Trump ân xá
Gary Hendler, người bị kết án với tội danh ma túy, ngạc nhiên vì có tên trong danh sách ân xá của Trump, dù ông chưa từng cầu xin.
Gary, 67 tuổi, bị kết án năm 1984 nhưng không phải ngồi tù, chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ được ân xá dưới thời chính quyền tổng thống Donald Trump. Ông từng gửi đơn xin ân xá dài 90 trang tới Bộ Tư pháp dưới thời Obama năm 2016, nhưng dường như vô ích.
Gary Hendler, 67 tuổi. Ảnh: NBC
Cựu tổng thống Obama từng ban một số lệnh khoan hồng cho 1.927 người vào cuối nhiệm kỳ thứ hai, nhưng không có tên Gary.
“Tôi nghĩ đời mình đã hết”, Gary, người dẫn chương trình phát thanh ở Pennsylvania, từng nghiện ngập và đã dành 30 năm cuộc đời giúp mọi người cai nghiện, nói.
Ông không liên lạc với chính quyền Trump suốt 4 năm qua, cũng không ai liên hệ với ông để thông báo về lệnh ân xá. Ông xem danh sách ân xá được Nhà Trắng công bố hôm 20/1 chỉ vì tò mò và “không thể tin nổi” khi thấy tên mình.
“Đó là đêm cuối cùng của ông ấy ở Nhà Trắng. Tôi biết ông ấy sẽ ân xá cho nhiều người”, Gary, người đã bỏ phiếu bầu cho Joe Biden, nói. “Tôi có nghĩ rằng mình sẽ có tên trong đó không ư? Điều đó quá xa vời, chẳng hề hài hước tí nào”.
Gary vướng vào ma túy năm 1973 khi đang học đại học Temple ở Philadelphia. Ông sử dụng methaqualone, một loại thuốc có tác dụng an thần thường được sử dụng trong các tụ điểm giải trí những năm 1970.
Video đang HOT
Trong thời gian học đại học, Gary có cuộc sống phóng túng nhờ nhờ gia đình có điều kiện và cậu làm việc cho công ty ghi âm Universal có trụ sở tại Philadelphia từ hồi học cấp 3.
“Năm 19 tuổi, tôi đã tự mua được xe Bentley”, Gary kể. “Tôi thường xuyên gặp những nghệ sĩ nổi tiếng nhất thế giới như nhóm Temptations, nhóm Four Tops, Barry Manilow”.
Bạn cùng phòng với Gary thời đại học đã cho ông dùng thử methaqualone và ông rơi vào nghiện ngập trong gần 10 năm sau đó. Gary và ba người bạn vào tháng 1/1981 mở một “phòng khám tâm lý” ở Philadelphia, thuê bác sĩ tâm lý kê đơn thuốc methaqualone cho người nghiện.
Tuy nhiên, bị bạn bè cắt quan hệ làm ăn, Gary lang thang trên đường trong năm tiếp theo trước khi vào trại cai nghiện năm 1982.
“Điều hữu ích duy nhất khi bị đẩy khỏi phòng khám là nó buộc tôi phải đương đầu với cuộc đời”, ông viết trong đơn xin ân xá năm 2016. “Khoảng một năm sau, vào tháng 5/1982, tôi đăng ký tham gia chương trình điều trị tại bệnh viện Pennyslvania và điều này đã cứu sống tôi”.
Phòng khám vẫn mở cửa tới năm 1984, khi đặc vụ liên bang đột kích và bắt giữ đối tác cũ của Gary, cũng như các bác sĩ và dược sĩ làm việc cho họ. Gary, người vẫn có tên trên giấy tờ công ty, bị thẩm vấn. Khi đó, ông đã cai nghiện và chuẩn bị lấy vợ.
“Tôi đã thay đổi đời mình và nhận ra việc mở phòng khám chỉ là một chương tệ hại trong cuộc đời cũ”, Gary viết trong đơn xin ân xá gửi Obama.
Ông đồng ý nhận tội và hợp tác với chính phủ. Gary bị kết án ba năm tù treo và bị phạt 300 USD.
“Tôi đã rất may mắn”, Gary nói sau khi hay tin được ân xá. “Nếu không phải bị đá khỏi phòng khám, tôi có lẽ đã phải ngồi tù với họ”.
Ông lấy vợ, sinh được hai con gái, mở một công ty kinh doanh bất động sản thành công ở Philadelphia. Năm 1984, ông bắt đầu tổ chức các cuộc trò chuyện giúp đỡ người cai nghiện và vẫn duy trì tới nay.
Ông cũng là người dẫn một chương trình radio, mời các nhạc sĩ, vận động viên, chính trị gia thảo luận về cuộc đấu tranh chống lạm dụng chất kích thích. Năm 2015, thống đốc Tom Wolf đã bổ nhiệm ông vào hội đồng cố vấn về lam dụng ma túy và rượu của Pennsylvania.
“Ông ấy đã cố vấn cho nhiều người trên hành trình cai nghiện nhờ chương trình phát thanh”, là mô tả về Gary trong quyết định ân xá của chính quyền Trump. “Cựu nhân viên giám sát ông đã lưu ý Gary Hendler trở thành người ‘không thể thiếu’ trong cuộc đời của nhiều thành viên trong cộng đồng, những người đang đối phó với vấn đề lạm dụng chất gây nghiện”.
Gary, người đang sống cùng vợ tại Ardmore, Pennsylvania, cho hay các nhân viên FBI đã tới thăm ông và hỏi han hàng xóm cũng như gia đình ông năm 2016. Ông không rõ làm thế nào mà tên mình được đưa tới bàn làm việc của Trump.
Margaret Love, luật sư phụ trách quá trình ân xá cho Gary, cho hay lệnh ân xá do cựu thứ trưởng bộ tư pháp Rod Rosenstein và Cục Tư vấn Ân xá đề nghị, cho thấy việc ân xá diễn ra theo đúng quy trình bình thường, từ Bộ Tư pháp tới bàn làm việc của tổng thống.
Gary đã khóc khi nhìn thấy tên mình trong danh sách ân xá sáng 20/1. Ông vẫn nhớ chính xác ngày 3/5/1982, lần cuối cùng ông uống rượu và dùng ma túy. “Đó là chương cuối cùng đóng lại cuộc đời nghiện ngập của tôi và những điều khủng khiếp đi cùng nó”, ông nói.
Người thừa kế Samsung bị kết án hơn 2 năm tù, cổ phiếu lao dốc
Người thừa kế của Tập đoàn Samsung Lee Jae-yong bị kết án hai năm sáu tháng tù vì tội hối hộ trong phiên tòa kết thúc cách đây ít giờ.
Đeo cà vạt sẫm màu và khẩu trang đến tòa, ông Lee bị bắt giam ngay sau khi bản án được tuyên. Các chuyên gia pháp lý Hàn Quốc cho biết Lee được phép kháng cáo vụ việc của mình lên Tòa án Tối cao. Tuy nhiên, việc lật lại bản án mới gần như là không khả thi.
Năm 2017, Lee Jae-yong - cháu trai của người sáng lập Samsung - bị kết án 5 năm tù vì vai trò trong vụ bê bối của cựu Tổng thống Park Geun-hye. Lee bị cáo buộc cung cấp 8,9 tỷ won để hỗ trợ việc học cưỡi ngựa của con gái của Choi Soon-sil - bạn thân của bà Park và quyên góp cho một quỹ thể thao do gia đình bà Choi điều hành.
Thái tử Samsung xuất hiện tại phiên tòa hôm 18/1. (Ảnh: CNN)
Tuy nhiên, Lee được trả tự do vào năm 2018 sau khi một tòa phúc thẩm cho ông này hưởng án treo 2 năm rưỡi.
Tới năm 2019, Tòa án Tối cao Hàn Quốc lật lại phán quyết trên và ra lệnh xét xử lại.
Chae Yi-bai, một nhà lập pháp Hàn Quốc khẳng định đây là một tin sốc đối với Samsung. "Nhưng tập đoàn này nên kết thúc các tranh chấp pháp lý và tiến về phía trước" , ông Chae cho biết.
Cổ phiếu của Samsung đã giảm tới hơn 4% sau khi bản án được tuyên.
Luật sư cho Lee gọi quyết định này là "đáng tiếc". Samsung từ chối bình luận về bản án trên.
Dù công việc kinh doanh hàng ngày của Samsung được điều hành bởi một đội ngũ các nhà quản lý song sự vắng mặt của Lee có thể làm đình trệ các kế hoạch đầu tư và chiến lược dài hạn của tập đoàn này.
Bản thân Lee đóng vai trò quan trọng tại công ty, thường xuyên tham gia nhiều sự kiện liên quan tới chính phủ sau khi được ra tù.
Shin Se-don, giáo sư tới từ Đai học Sookmyung cho rằng bản án trên có phần "khá nặng". "Ông Lee có thể quản lý công ty từ trong tù nhưng sẽ có một số trở ngại. Việc bắt giam Lee sẽ gây nên một cú sốc với mọi người. Samsung là trụ cột của nền kinh tế và mọi người sẽ rất buồn vì phán quyết này ", Shin nhận định
Lee Jae-yong đã được chuẩn bị trong vài thập kỷ để tiếp quản Samsung, tập đoàn do ông nội sáng lập và cha mình gây dựng thành một đế chế công nghệ. Tuy nhiên, sau khi cha của Lee qua đời hồi tháng 10 năm ngoái, Samsung vẫn chưa thể bổ nhiệm ông làm Chủ tịch ngay bởi Lee bị kẹt giữa hai vụ xét xử với cáo buộc hối lộ và gian lận kế toán để dọn đường cho việc kế nghiệp.
Thủ lĩnh giáo phái tình dục bị kết án hơn 1.000 năm tù Nhà truyền giáo người Thổ Nhĩ Kỳ bị kết án 1.075 năm tù vì các tội danh bao gồm tấn công tình dục, lạm dụng tình dục trẻ em, lừa đảo và âm mưu gián điệp. Adnan Oktar là nhà truyền đạo Hồi giáo người Thổ Nhĩ Kỳ năm nay 64 tuổi. Người này bị bắt năm 2018 cùng hơn 200 nghi phạm...