Sóc Trăng: Nuôi loài thú ăn chay, muốn xem thì chỉ có cách túm đuôi dốc ngược, bán làm thịt đặc sản giá 700.000 đồng/kg
Trong vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã phát triển mô hình nuôi dúi đem về nguồn thu nhập tốt.
Trong số đó có mô hình nuôi con dúi của anh Nguyễn Văn Tàu, ấp Cảng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề (Sóc Trăng).
Được nhiều người dân biết đến, bởi anh Nguyễn Văn Tàu, ấp Cảng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) cung ứng con dúi giống, dúi thịt cho hộ nuôi và nhiều nhà hàng, quán ăn trong và ngoài tỉnh.
Ngoài việc cung cấp con giống, anh Tàu còn thu mua lại con dúi thịt cho người đã từng mua dúi giống, vừa góp phần giải quyết đầu ra, vừa giúp người nuôi tăng thu nhập…
Anh Nguyễn Văn Tàu (ấp Cảng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) bên chuồng nuôi dúi của gia đình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm (ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát). Ảnh: TL
Video đang HOT
Anh Tàu chia sẻ, dúi là loài động vật thích gặm nhấm, đặc biệt chúng chỉ thích ăn các loài thực vật nhưng là loại cây, củ, quả cứng như: thân tre, thân mía, thân cỏ vôi, khoai lang, bắp…
Đối với thân cây tre, để giúp dúi ăn dễ dàng, anh thường chẻ ra thành từng mảnh nhỏ, còn mía thì chặt khúc, cỏ vôi bỏ hết lá, chặt ra từng đoạn nhỏ, khoai lang để nguyên củ, còn bắp thì lột vỏ để nguyên trái, cứ như thế các loại thức ăn trên bỏ vào chuồng là dúi tự ăn.
Nhờ ăn các loại thực vật trên, phân dúi không hề bị hôi nên khâu dọn vệ sinh chuồng nuôi rất thuận lợi và phân dúi được tận dụng để trồng các loại cây nêu trên để cung cấp lại cho dúi ăn mỗi ngày.
Qua tìm hiểu được biết, anh Tàu bắt đầu nuôi dúi từ năm 2018, sau nhiều năm nghiên cứu thị trường cần những loại thực phẩm mới, lạ cùng với nhu cầu của người tiêu dùng về việc sử dụng thịt dúi làm thức ăn ngày càng nhiều.
Thịt dúi được tiêu thụ ngày càng phổ biến, nhất là tại các quán ăn, nhà hàng. Để phục vụ thực khách món thịt dúi đặc sản nên anh quyết định đầu tư xây dựng chuồng nuôi dúi.
Anh Tàu mua 34 cặp dúi bố mẹ, do chưa có kinh nghiệm nên hao hụt chỉ còn lại 18 con, trong đó 11 con cái và 7 con đực.
Với đàn dúi cái nêu trên, trong năm đầu tiên nuôi đến cuối năm, đàn dúi tăng lên 140 con và số lượng dúi tăng dần theo từng năm. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng đàn dúi tại hộ anh Tàu là 377 con. Ngoài số lượng dúi nhà sinh sản, anh Tàu còn thu gom dúi giống của hộ dân bên ngoài khoảng 130 – 140 con dúi con/tháng.
Cũng theo anh Tàu, con dúi có 2 loại: dúi mốc có trọng lượng trưởng thành khoảng 2,6kg; dúi má đào trọng lượng 5,4kg.
Dúi từ lúc mới sinh đến trưởng thành, sinh sản được khoảng 8 tháng và dúi đẻ 4 lứa/năm, dúi mẹ đẻ từ 2 – 6 dúi con/lứa. Khi dúi con 2 tháng tuổi tách mẹ là dúi mẹ sẽ sinh sản tiếp lứa dúi mới và dúi có thể sinh sản liên tục từ 7 – 8 năm.
Bên cạnh đó, dúi giống khoảng 2 – 4 tháng sau sinh là bán được, dúi mốc 1 cặp giá bán 1,2 triệu đồng, dúi má đào có giá từ 2,5 triệu đồng đến hơn 3 triệu đồng/cặp (tùy thời điểm). Riêng dúi thịt giá bán khoảng 700.000 đồng/kg.
Như vậy, với số lượng đàn dúi nuôi sinh sản tại hộ anh Tàu và thu gom bên ngoài của hộ dân, trong năm 2021, anh Tàu xuất bán khoảng 3.000 dúi giống và hơn 2,1 tấn dúi thịt, trừ hết các khoản chi phí lợi nhuận hơn 350 triệu đồng.
“Trong năm 2022, tôi sẽ xây thêm 500 chuồng nuôi dúi hậu bị để thay thế dần đàn dúi sinh sản. Để nuôi dúi thành công, người nuôi phải cho dúi ăn đầy đủ thức ăn, nhất là với dúi trong giai đoạn bú sữa, cần chú ý cho ăn đủ để tránh dúi cắn con…”, anh Tàu cho biết.
'Tiếp sức đến trường' cho 154 tân sinh viên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 31/12, tại Trung tâm Văn hóa Hội nghị tỉnh Sóc Trăng, báo Tuổi trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Sóc Trăng tổ chức lễ tuyên dương và trao học bổng "Tiếp sức đến trường" dành cho các tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 11 tỉnh, thành phố gồm: Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau.
Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn và các đại biểu trao giấy chứng nhận học bổng và quà cho tân sinh viên.
Tại buổi lễ, 154 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 11 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được trao học bổng, mỗi suất trị giá 10 triệu đồng và suất học bổng đặc biệt là 15 triệu đồng để trao cho những hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn. Tổng kinh phí học bổng cho đợt này hơn 1,595 tỷ đồng do Quỹ "Đồng hành nhà nông"của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền tài trợ, trong đó tỉnh Sóc Trăng có 16 em tân sinh viên được trao học bổng.
Tỉnh Sóc Trăng là điểm trao thứ 9 của Chương trình học bổng "Tiếp sức đến trường" năm 2021 dành cho tân sinh viên khó khăn, thuộc chương trình "Vì ngày mai phát triển" của Báo Tuổi trẻ. Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ "Đồng hành nhà nông" (Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền), Quỹ khuyến học Vinacam (Công ty cổ phần Vinacam) cùng các tổ chức, cá nhân và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ.
Sau 18 năm thực hiện, học bổng "Tiếp sức đến trường" đã hỗ trợ cho 20.395 tân sinh viên khó khăn đến với giảng đường đại học, cao đẳng với tổng số tiền hơn 146,5 tỷ đồng. Riêng năm 2021, năm thứ 19 của chương trình, báo Tuổi trẻ phối hợp với 63 tỉnh, thành Đoàn tiếp tục xét trao học bổng cho hơn 1.000 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước, với tổng kinh phí hơn 12 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng cho rằng, mỗi suất học bổng được trao tặng có ý nghĩa rất thiết thực và là nguồn động viên, khích lệ to lớn để tiếp bước cho các em vươn tới tương lai tươi sáng hơn. Qua đó, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng mong các em tân sinh viên sẽ sử dụng có hiệu quả học bổng, tiếp tục nỗ lực trong học tập, gặt hái thành công, xứng đáng với niềm tin, sự mong đợi của chương trình và các mạnh thường quân.
Sóc Trăng: Nuôi con đặc sản dày đặc trong bể xi măng, toàn con to dài, cứ bán 1 đợt nông dân lời 100 triệu Với đặc điểm dễ nuôi, thời gian nuôi ngắn, chi phí thấp, dễ tiêu thụ, nuôi lươn không bùn trong bể xi măng đã được người dân tại một số địa phương trong tỉnh Sóc Trăng áp dụng thành công. Anh Lương Văn Đức, ấp Phước Thuận, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú nuôi lươn và bước đầu mang lại hiệu quả kinh...