Sóc Trăng: Một thanh niên nguy kịch vì bị ong mật đốt
Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa tiếp nhận 4 người trong cùng một gia đình ở thị trấn Cái Côn (huyện Kế Sách, Sóc Trăng) đến cấp cứu do bị ong rừng đốt.
Anh H. đã qua cơn nguy kịch nhưng bị tổn thương gan, thận
Theo lời người nhà, do vô tình làm động một tổ ong mật rừng trong vườn, 4 người trong gia đình đã bị ong đốt, trong đó anh N.T.H. bị nặng nhất với hàng loạt vết đốt trên trán, lưng cùng hơn 10 vết đốt trên 2 tay
Sau bị đốt, anh H. bị sốc phản vệ, huyết áp tụt, bất tỉnh, khó thở, phù mi mắt, đỏ toàn thân, lạnh run, co giật. Do ba mẹ làm trong ngành y nên gia đình đã nhanh chóng tiêm cho anh 2 ống thuốc chống dị ứng, truyền dịch nâng huyết áp, rút ra nhiều mũi kim do ong đốt và nhanh chóng đưa anh đi cấp cứu.
Bệnh nhân nhập viện tại khoa Cấp cứu (Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long) trong tình trạng lơ mơ, lạnh run, tiêu tiểu không tự chủ, phù mi mắt, khó thở, đỏ da toàn thân, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp 80/40 mmHg. Ekip cấp cứu nhanh chóng lập đường truyền tĩnh mạch lớn để truyền dịch nâng huyết áp, tiêm thêm thuốc chống dị ứng, thuốc kháng viêm và làm các kiểm tra cần thiết cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Sau khi cấp cứu được khoảng 30 phút, anh H. tiếp xúc được, huyết áp ổn định. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân đã bị tổn thương gan, thận nặng, dù đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn cần phải tiếp tục theo dõi tại khoa Hồi sức tích cực chống độc.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân khi bị ong đốt nên dùng tay bới đất cát vung lên để xua đuổi ong; và nhanh chóng chạy khỏi khu vực có ong; người bị ong đốt phải nằm yên, tránh cử động nhiều; sau đó khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ngòi chích nọc độc của ong ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy ngòi vì túi độc có thể sẽ vỡ, làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.
Rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng và nước ấm hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm đá lên vùng bị đốt để làm giảm đau và giảm sưng; Uống nước để thải bớt độc tố; Đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, đặc biệt khi có các biểu hiện bệnh nặng hơn.
Theo infonet
Cứu sống bệnh nhân bị vỡ tim, máu phun xối xả do tai nạn giao thông
Sau tai nạn, nạn nhân rơi vào tình trạng lơ mơ, kích thích, da xanh, huyết áp tụt, đau ngực dữ dội, khó thở... và được xe cấp cứu 115 đưa vào Bệnh viện E.
Các bác sỹ chăm sóc cho bệnh nhân sau phẫu thuật. (Ảnh: PV/Vietnam )
Ngày 21/5, các bác sỹ Bệnh viện E đã cứu sống một bệnh nhân nam (30 tuổi, ở Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) bị vỡ tim, máu phun xối xả do tai nạn giao thông.
Giáo sư Lê Ngọc Thành - Giám đốc Bệnh viện E cho hay, bệnh nhân đã được đưa vào cấp cứu trong ngưỡng "thời gian vàng" để cứu sống. Chỉ cần chậm hơn vài giây, bệnh nhân sẽ đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao do mất máu ồ ạt.
Vào 2 giờ sáng 21/5, nạn nhân bị tai nạn giao thông do đâm vào phía sau xe tải trên đường Võ Chí Công (theo hướng Hà Nội đi sân bay Nội Bài), gây vỡ túi khí trong xe.
Sau tai nạn, nạn nhân rơi vào tình trạng lơ mơ, kích thích, da xanh, huyết áp tụt, đau ngực dữ dội, khó thở... và được xe cấp cứu 115 đưa vào Bệnh viện E.
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng: đau vùng thành ngực trước, cảm giác khó thở, đồng tử giãn, đa chấn thương vùng ngực, xuất hiện bầm tím trước thân xương ức... Các bác sỹ đã nghĩ ngay đến chấn thương ngực kín, không loại trừ khả năng bệnh nhân bị vỡ tim.
Các bác sỹ đã chỉ định chụp cắt lớp vi tính 64 dãy lồng ngực, phát hiện trong lồng ngực bệnh nhân có dịch ngoài màng tim, gây ép tim, làm tim ngừng đập và quyết định mổ tối cấp cứu cho bệnh nhân.
Sau khi gây mê nội khí quản, các bác sỹ phẫu thuật đã mở ngực dọc đường giữa xương ức toàn bộ, mở màng ngoài tim giải phóng ép tim. Khi các bác sỹ mở màng ngoài tim, trong lồng ngực có rất nhiều dịch và máu nên đã phải hút hơn 3 lít máu tươi và máu cục.
Các bác sỹ tiến hành kiểm tra, xác định vết thương thấu ngực gây thủng phễu thất phải ngay dưới động mạch phổi với đường kính 2cm, đang phun máu xối xả... Bệnh nhân lập tức được khâu vết thương tim và bổ sung 10 đơn vị hồng cầu khối (tương đương với 3.500ml) và 1.200ml plasma (yếu tố đông máu) cho bệnh nhân. Thực tế, một người bình thường có 5.000-6.5000ml máu thì để cứu sống bệnh nhân này, các bác sỹ đã phải truyền 4.200ml máu cho bệnh nhân.
Thạc sỹ Ngô Thành Hưng - người tham gia cấp cứu trực tiếp cho bệnh nhân cho biết, vị trí tim vỡ của bệnh nhân là ca hiếm gặp, đa phần bệnh nhân sẽ tử vong trước khi kịp cấp cứu vào bệnh viện. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bệnh nhân được cấp cứu kịp thời. Đến nay, tình trạng bệnh nhân đã dần ổn định./.
Thuỳ Giang
Theo Vietnamplus
Tiếp đãi bạn rượu quý, cả 2 cùng nhập viện nguy kịch Trong lúc ăn sáng, anh L. lôi bình rượu quý của nhà ra mời. Sau uống 15 phút, cả 2 thấy hoa mắt, đau đầu dữ dội nên được đưa đi cấp cứu. BV đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân bị ngộ độc rượu ngâm củ ấu tẩu trong tình trạng nguy kịch. Cả 2 bệnh nhân Đoàn...