Sóc Trăng: Làm rõ thông tin Bí thư Huyện ủy khai man tuổi
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sóc Trăng vừa có thông tin trả lời chính thức liên quan đến việc Bí thư Huyện ủy Long Phú khai man tuổi để kéo dài thời gian công tác.
Ông Thái Văn Tương, Nguyên Bí thư Đảng Ủy xã Trung Bình lý giải về việc nhầm lẫn tuổi của ông Hùng.
Trước đó, một số cán bộ hưu trí tỉnh Sóc Trăng có đơn tố cáo ông Nguyễn Thanh Hùng, Bí thư Huyện ủy Long Phú cố ý làm lại hồ sơ năm sinh từ năm 1960 thành năm 1964, nhằm kéo dài thời gian tại vị và được thăng chức trong nhiệm kỳ tới.
Cụ thể, tại nội dung tố cáo nêu: “Danh sách cán bộ theo học lớp hoàn chỉnh cao cấp lý luận chính trị khóa 3 năm học 2018-2019, ông Nguyễn Thanh Hùng ghi rõ năm sinh là 15/10/1960, nhưng đến bản điểm tổng hợp của khóa học này được công bố vào ngày 29/5/2019, thì tuổi của ông Hùng lại giảm đi 4 tuổi là năm 1964, so với hồ sơ ban đầu nhập học”.
Việc “lệch” 4 tuổi giảm đi theo hồ sơ của ông Hùng là lỗi có chủ đích, hoàn toàn không phải lỗi “đánh máy”. Để dẫn chứng thêm, nội dung đơn còn nêu rõ, trong 2 bản khai sơ yếu lý lịch viết ngày 20/3/2001 và ngày 23/10/2002, ông Hùng khai là sinh ngày 17/1/1960.
Lý giải về việc nội dung đơn thư tố cáo ông Hùng khai man tuổi, ông Thái Văn Tương, Nguyên Bí thư Đảng ủy xã Trung Bình (huyện Long Phú, Sóc Trăng), cho biết: Vào năm 1982, cha của ông Nguyễn Thanh Hùng có đến cơ quan tôi xin cho ông Hùng vào làm việc tại xã Trung Bình. Ông Hùng lúc đó 18 tuổi, quá trình công tác, ông Hùng rất năng nổ, nhiệt tình, viết chữ rất đẹp nên tôi chỉ đạo Chủ tịch UBND xã Trung Bình bấy giờ cho ông Hùng làm Thư ký Xã đội Trung Bình.
Nhầm lẫn tuổi ông Hùng là do thời điểm năm 1992, tỉnh Hậu Giang chia tách làm 2 tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng . Lúc đó nguồn nhân lực cán bộ thiếu nên tôi chỉ đạo các Hiệu trưởng trong Xã trưng dụng học sinh giúp chính quyền điền tên, năm sinh để thay đổi hộ khẩu cho người dân toàn tỉnh. Do đó, việc nhầm lẫn tên tuổi là điều bình thường, không chỉ riêng ông Hùng mà nhiều trường hợp tại tỉnh Sóc Trăng cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Thống, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sóc Trăng, khằng định: Năm 2007, ông Nguyễn Thanh Hùng là Phó chủ tịch huyện có báo với ông Trần Anh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Long Phú và tổ chức Huyện ủy lúc đó để xin điều chỉnh năm sinh cho đúng với tuổi thật của mình. Ý kiến của ông Hùng được Chủ tịch UBND huyện chấp thuận và Phòng Tư pháp có hướng dẫn, điều chỉnh năm sinh cho ông Hùng từ 1960 lên 1964. Sự việc này lãnh đạo huyện Long Phú thời điểm đó ai cũng biết.
Video đang HOT
“Riêng đối với nội dung tố cáo, chúng tôi cũng đã lập tổ kiểm tra xác minh từ năm 2018 và kết luận việc tố cáo ông Hùng khai man tuổi là không đúng sự thật”, ông Thống nhấn mạnh.
Còn theo ông Trần Anh Dũng, Nguyên Chủ tịch UBND Huyện Long Phú cho biết, thời điểm khi ông làm Chủ tịch UBND huyện Long Phú, ông Hùng có làm đơn xin cải chính lại năm sinh. Vì vậy, tôi có ban hành Quyết định ký ngày 04/12/2007 với nội dung thay đổi, cải cách chính hộ tịch giao cho các phòng ban huyện thực hiện.
Như vậy, sự việc cải chính năm sinh của ông Hùng đã cách đây 12 năm. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, khẳng định: Việc UBND huyện Long Phú quyết định cho phép cải chính và cấp lại Giấy khai sinh cho ông Hùng là thực hiện đúng theo Điều 36, 37, mục 7, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Các loại giấy tờ, lý lịch, hồ sơ công chức, hồ sơ đảng viên của ông Hùng ghi sinh ngày 15/10/1964 đều đúng quy định.
Minh Luân
Theo congluan.vn
Vùng ven biển Sóc Trăng nỗ lực ứng phó hạn hán, mặn xâm nhập
Hàng ngàn diện tích sản xuất nông nghiệp của Sóc Trăng đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước ngọt nghiêm trọng, nhất là các địa phương nằm ven biển
Do nằm giáp biển, Sóc Trăng là địa phương phải chịu tác động kép của mặn xâm nhập và thiếu nước ngọt từ thượng nguồn đổ về. Vì vậy, trong đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm 2019-2020 được dự báo là nghiêm trọng, hàng ngàn diện tích sản xuất nông nghiệp của Sóc Trăng đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước ngọt nghiêm trọng, nhất là các địa phương nằm ven biển.
Thủy lợi nội đồng đang được huyện Trần Đề tích trữ nước phục vụ sản xuất.
Mới sáng sớm, ông Lý Nao, ở ấp Sóc Lèo, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề đã có mặt tại ruộng lúa của gia đình để tranh thủ bơm nước vào ruộng. Ông Nao cho biết, 1ha lúa của gia đình đang trong giai đoạn làm đòng đã phải chịu khô hạn hơn 10 ngày nay, nắng nóng làm cây sinh trưởng kém dần, may mà độ mặn giảm, các cống ngăn mặn đã được mở lấy nước vào nội đồng nên ông tranh thủ ra bơm vào ruộng để kịp thời cứu lúa.
Cán bộ đo độ mặn tại một kênh thủy lợi ở xã Lịch Hội Thượng (Trần Đề, Sóc Trăng).
"Mấy hôm trước thấy nước sông cạn khô, rồi nghe nói nước mặn, lo sợ giữ lắm. Mà thấy 2 hôm nay mình coi truyền hình thấy có mở cống đưa nước vào mình cũng mừng, nói là có nước ngọt. Mình cũng sợ chết giống như năm 2016, chết trắng luôn".
Các máy bơm túc trực sẵn để bơm nước tưới tiêu ruộng lúa.
Còn ông Lâm Dươl, đang bơm nước vào ruộng cho biết, có nước ngọt, nỗi lo cũng vơi đi phần nào, nhưng thời gian tới cũng chẳng biết làm sao khi hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng gay gắt, trong khi trà lúa của ông và bà con xung quanh phải tới hơn 40 ngày nữa mới kết thúc mùa vụ.
Có nước người dân khẩn trương bơm đầy đồng.
"Mấy ngày trước ruộng khô quá nó bị cháy vàng lá, rồi lúa không lên được. Vùng bên Sóc Lèo này là cuối nguồn, đất phèn và mặn nhiều, là cuối nguồn nên nước không ngọt bằng ở vùng Long Phú", ông Lâm Dươi nói.
Ông Lâm Dươl và các bộ địa phương đo độ mặn trực tiếp trên cánh đồng.
Nhiều người dân lo ngại, nếu không có nước ngọt, nhiều diện tích lúa của ấp Sóc Lèo sẽ bị ảnh hưởng nặng, bởi đây là giai đoạn làm đòng, thời điểm mà cây lúa đang cần nước nhất. Trong khi mặn xâm nhập gây khô hạn trước nhiều ngày, một số diện tích có dấu hiệu chậm phát triển.
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, huyện Trần Đề khuyến cáo người dân tranh thủ xuống giống sớm để tránh hạn mặn. Tuy nhiên, xã Lịch Hội Thượng đặc biệt là ấp Sóc Lèo của huyện Trần Đề, do địa hình giáp biển, việc chủ động nước tưới phục vụ sản xuất là hết sức khó khăn, phần lớn trông chờ vào nước trời. Sử dụng giống lúa chống chịu mặn cao là cách mà người dân ứng phó với mặn xâm nhập, tuy nhiên với hạn hán và mặn xâm nhập gay gắt như thế này, nguy cơ bị ảnh hưởng và thiệt hại là khó tránh khỏi. Hiện nay, công tác đo độ mặn tại các địa phương của huyện đang được ngành chức năng thực hiện thường xuyên và hàng ngày.
Hàng ngàn ha lúa đang làm đòng của huyện Trần Đề có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng bởi mặn xâm nhập.
Ông Châu Hoàng Lâm, cán bộ Thủy lợi, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, cho biết: "Trong xã có 3 ấp, tuy nhiên đối với Phố Dưới thì nằm trên kia cũng đỡ rồi, chỉ còn Sóc Lèo với Năm Chánh vì cuối nguồn nên chúng tôi phải đo độ mặn hàng ngày để báo cáo lên xã và thông báo cho bà con. Thời gian trước thì đo hàng tuần để coi độ mặn diễn biến như thế nào, nhưng khoảng 10 ngày nay là mặn xâm nhập, phải đo độ mặn mỗi ngày rồi ghi lên lịch và thông báo cho bà con biết ứng phó".
Ông Lâm Dươl và các bộ địa phương đo độ mặn trực tiếp trên cánh đồng
Huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng cơ cấu sản xuất 2 vụ lúa. Riêng vụ Đông Xuân này (2019-2020), huyện xuống giống hơn 22 ngàn ha, tập trung ở các giai đoạn làm đòng, giai đoạn trổ và một số ít trong giai đoạn chín. Ông Trần Hoàng Dũng, Trưởng Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trần Đề cho biết, xâm nhập mặn hiện nay phải nói hết sức phức tạp, tuy là chưa ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân, nhưng dự báo là hết sức khó khăn. Nếu trong thời gian tới, độ mặn tiếp tục tăng cao, đối với những trà lúa đang làm đòng, khả năng sẽ bị thiệt hại. Ông Dũng thông tin thêm, mấy ngày nay, độ mặn giảm, Trần Đề đang khẩn trương tích trữ nước để phục vụ sản xuất. Huyện cũng khuyến cáo người dân thường xuyên cập nhật thông báo về độ mặn trước khi lấy nước tưới tiêu cho ruộng lúa.
Người dân tranh thủ lấy nước tưới rau màu.
"Hiện nay chúng tôi đã bố trí máy đo độ mặn tại các địa phương và chúng tôi đã giao cho trạm quản lý thủy nông huyện hàng ngày tiến hành đo kênh nằm trong hệ thống dự án Long Phú - Tiếp Nhật để khuyến cáo cho bà con trước khi lấy nước lên đồng ruộng".
Một số rau màu được trồng trên bờ kênh cũng chậm phát triển vì thiếu nước nhiều ngày.
Cây dưa hấu được người dân trồng trên đất bờ bao khát nước
Người dân Sóc Trăng nói chung và huyện Trần Đề nói riêng vẫn còn ám ảnh bởi thiệt hại do hạn hán và mặn xâm nhập gây ra vào mùa khô năm 2015-2016. Năm đó nhiều diện tích lúa và hoa màu bị chết trắng vì thiếu nước, người dân lâm vào nợ nần, phải rời quê hương đi làm thuê kiếm sống ở tỉnh khác. Nhằm phòng ngừa thiệt hại, mùa khô năm nay, các cấp chính quyền và người dân địa phương triển khai nhiều biện pháp phòng chống hạn mặn, hạn chế đến mức thấp nhất do hạn mặn gây ra./.
Theo Thạch Hồng/VOV-ĐBSCL
Phát huy vai trò bệnh viện tuyến trên Bệnh viện (BV) Đa khoa TP Cần Thơ được xếp loại BV hạng I, là đơn vị tuyến cuối trong hệ thống y tế công lập của thành phố. Theo đó, BV phải tiếp nhận hầu hết các bệnh nặng, vượt khả năng chuyên môn của tuyến dưới chuyển đến; đồng thời, thường xuyên chuyển giao kỹ thuật cao, kỹ thuật mới, giúp...