Sóc Trăng: Ghép nhãn lạ lên nhãn xuồng, trái màu tím, lá cũng tím bán giá 250.000 đồng/kg
Nhằm tạo ra trái nhãn tím vừa ngon vừa đạt chất lượng phục vụ người tiêu dùng, anh Trần Thái Bình, ấp An Phú, xã An Thạnh 3 (Cù Lao Dung) đã ghép giống nhãn lạ có màu tím (đột biến từ nhãn xuồng cơm vàng) lên cây nhãn xuồng cơm vàng, thu được hiệu quả kinh tế cao.
Theo lời của anh Bình, giống nhãn lạ này, mà thực chất là nhãn tím được anh mua ở Bến Tre là cây đầu dòng. Chỉ với 2 cây nhãn xuồng tím, anh phải bỏ ra số tiền 9 triệu đồng để mua về.
Lúc mới mua, thân cây nhãn xuồng tím chỉ bằng đầu đũa ăn, sau thời gian chăm sóc, anh tiến hành lấy bo để ghép trên vườn nhãn xuồng có tuổi đời từ 2 đến 6 năm tại gia đình, với 2 cây nhãn tím đầu dòng chỉ ghép được 20 cây nhãn tại hộ.
Sau 8 tháng đến 12 tháng ghép (tùy vào thời điểm mùa vụ), cây được ghép bắt đầu ra hoa, kết trái và toàn bộ cây đều cho trái màu tím, kể cả lá cũng màu tím.
Anh Trần Thái Bình, ấp An Phú, xã An Thạnh 3 (Cù Lao Dung) bên cây nhãn xuồng tím do chính tay anh đã ghép thành công. Ảnh: THÚY LIỄU
Tính đến nay, vườn nhãn tím của anh Bình đã cho trái hơn 1 năm. Để cung ứng thị trường liên tục, anh xử lý cây nhãn tím cho trái quanh năm. Do trái nhãn tím xuồng chất lượng ngon, cơm dày, màu sắc lạ, đẹp mắt nên được khách đặt hàng mua dùng liên tục và thường nhãn được cung ứng cho khách ở TP. Hồ Chí Minh với giá bán 250.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Để tạo ra trái nhãn tím chất lượng ngon có thể ghép vào các loại nhãn khác, như: thanh nhãn, nhãn xuồng, nhãn phát tài, nhãn hồng phúc, nhãn hương tri (Đắk Lắk). Với các loại nhãn trên, chỉ cần giữ nguyên gốc cây và ghép bo nhãn tím vào sẽ thu về sản phẩm là những trái nhãn tím. Nếu cây nhãn được ghép có tuổi đời 8 năm thì cho trái khoảng 70kg – 80kg/năm và tùy vào tuổi đời nhãn, sẽ cho sản lượng trái như cây nhãn lúc chưa được ghép.
Đồng thời, để nâng cao giá trị trái nhãn xuồng tím, anh Bình đã lựa chọn việc sản xuất trái theo hướng sạch, hoàn toàn dùng phân bón hữu cơ, thuốc vi sinh cung cấp cho cây. Nhãn xuồng tím ra hoa kết trái tự nhiên theo mùa vụ trong năm.
Để ra trái quanh năm, anh Bình đã áp dụng kỹ thuật chăm sóc tác động lên cây theo phương pháp tự nhiên, không cần dùng đến phân bón hay thuốc, cây vẫn ra hoa kết trái theo ý muốn.
Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sóc Trăng cùng doanh nghiệp đến tham quan vườn nhãn tím của anh Trần Thái Bình, ấp An Phú, xã An Thạnh 3 (Cù Lao Dung). Ảnh: THÚY LIỄU
Hiện tại, anh Bình đã cung cấp giống nhãn xuồng tím cho người dân có nhu cầu trồng, bình quân mỗi tháng xuất bán từ 50 – 100 nhánh nhãn, giá 300.000 đồng/nhánh.
Bên cạnh đó, anh cũng đang mở rộng việc ghép nhãn tím trên vườn nhãn xuồng hơn 1ha của gia đình, khi việc cắt ghép hoàn tất sẽ cung cấp số lượng giống tầm 50.000 nhánh/tháng.
“Sở dĩ tôi mạnh dạn mở rộng việc trồng nhãn xuồng tím bởi qua khảo sát thị trường, khách hàng rất ưa chuộng, trái nhãn cơm dày, thơm ngon, màu đẹp, thích hợp dùng trong các buổi tiệc, liên hoan và thêm vào đó, tôi quyết định trồng nhãn xuồng tím vì có một số doanh nghiệp xuất khẩu đã đến tìm hiểu trái nhãn tím.
Nếu sản xuất nhãn xuồng tím theo hướng hữu cơ như hiện tại sẽ đảm bảo phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Tôi cũng nghĩ đến phương án nếu trái nhãn tím đầu ra không thuận lợi thì có thể cắt bỏ phần nhánh ghép màu tím, ghép lại nhãn nguyên bản vẫn cho trái bình thường” – anh Bình bộc bạch.
Quyền Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung Nguyễn Văn Đắc cho biết: “Trong vài năm trở lại đây, diện tích trồng cây ăn trái trên địa bàn huyện tăng lên đáng kể do người dân chuyển đổi cây mía kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái như: bưởi, dừa, chanh và đặc biệt là cây nhãn.
Riêng tại xã An Thạnh 3, anh Bình phát triển trồng nhãn xuồng tím cho năng suất trái tốt và thị trường ưa chuộng. Tới đây, ngành Nông nghiệp huyện sẽ quy hoạch vùng trồng nhãn xuồng tím tại các địa phương có điểm du lịch nhằm kết hợp du lịch sinh thái, tạo điểm nhấn cho khách khi đến tham quan, thưởng thức trái nhãn xuồng tím trên đất cù lao”.
Nắng nóng trên diện rộng ở Bắc Bộ và Trung Bộ
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, vùng áp thấp trên khu vực giữa Biển ông có vị trí ở vào khoảng 15,0 - 16,0 độ vĩ bắc; 116,5 - 117,5 độ kinh đông. ến 13 giờ ngày 9-8, vùng áp thấp di chuyển chậm theo hướng bắc đông bắc.
Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực giữa Biển ông nối với vùng áp thấp phân tích trên kết hợp với hoạt động của gió mùa Tây Nam cho nên trong ngày 9-8 ở khu vực giữa và nam Biển ông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình ịnh đến Ninh Thuận, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái-lan có mưa rào và dông mạnh; trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6, cấp 7. Ở khu vực nam Biển ông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió tây nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7; sóng biển cao từ 2 đến 3 m. Biển động. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên vùng khu vực giữa và nam Biển ông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có nguy cơ chịu tác động cao của gió giật và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1.
* Từ ngày 9-8, do ảnh hưởng của rìa đông nam vùng áp thấp nóng phía tây kết hợp với hiệu ứng phơn cho nên ở khu vực vùng núi các tỉnh Bắc, Trung Trung Bộ và một số nơi ở đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 34 đến 36oC; có nơi hơn 36oC. Từ ngày 10-8, nắng nóng xảy ra diện rộng ở các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Phú Yên và đồng bằng Bắc Bộ với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 đến 36oC, có nơi hơn 37oC. ợt nắng nóng này ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 12-8. Ở các tỉnh Trung Bộ nắng nóng diện rộng có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 13-8.
Do ảnh hưởng của nắng nóng và có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió tây nam gây hiệu ứng phơn thổi mạnh dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ.
Từ 19 giờ ngày 7-8 đến 7 giờ ngày 8-8, ở khu vực miền núi phía bắc, Trung Bộ và Tây Nguyên rải rác có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to, một số trạm có lượng mưa lớn như: Cao Bồ (Hà Giang) 52 mm, Thủy điện Nam Ngân (Hà Giang) 56 mm, Thượng Sơn (Hà Giang) 42 mm, Chiềng Mai (Sơn La) 49 mm, Hữu Khuông 2 (Nghệ An) 48 mm, Thủy điện Ia Grai 1 (Gia Lai) 117 mm, Thủy điện Ia Hrung (Gia Lai) 114 mm, Thủy điện ắk Sin 1 (ắk Nông) 50 mm, La Tơi (Kon Tum) 50 mm...
Trên địa bàn xã Nhị Mỹ (Cao Lãnh, ồng Tháp) vừa xảy ra vụ sạt lở bờ sông Cần Lố làm hai nhà bị cuốn trôi, cắt đứt đoạn đường ấp Nguyễn Cử ra chợ xã Nhị Mỹ, làm hỏng hơn 50 m đường nhựa và từ bờ sông lở sâu vào đất liền hơn 15 m. Hiện còn hơn 10 nhà nằm sát bờ sông sạt lở từ 5 đến 10 m, rất nguy hiểm. Huyện Cao Lãnh đã cử đội thi công sử dụng vật liệu nhằm bảo vệ bờ sông và hỗ trợ mỗi gia đình có nhà bị lở xuống sông hai triệu đồng.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT và BVTV) tỉnh Phú Thọ cho biết, hiện trên cây trồng vụ mùa như lúa, ngô, rau màu các loại đã xuất hiện sâu bệnh gây hại. Tại huyện Phù Ninh, sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở hầu hết diện tích lúa mùa, tổng diện tích nhiễm hơn 200 ha, trong đó gây hại chủ yếu trên diện tích lúa mùa trà sớm với mật độ phổ biến từ 1,9 đến 14 con/m2. Trên diện tích ngô hè thu, sâu keo mùa thu gây hại nặng hơn 21 ha. Ở huyện Thanh Sơn, diện tích chè vụ hè thu xuất hiện nhện đỏ gây hại nhẹ đến trung bình trên tổng diện tích 460 ha; bọ cánh tơ gây hại gần 540 ha...
Theo Chi cục TT và BVTV Nam ịnh, do điều kiện thời tiết thuận lợi cho rầy phát sinh gây hại lúa, mật độ cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2018, 2019 (từ 3 đến 5 lần). ến nay, toàn tỉnh đã tổ chức phun thuốc trừ rầy để phòng ngừa bệnh lùn sọc đen tập trung cho 27.615 ha/31.683 ha cần trừ (87,2% diện tích) đạt hiệu quả cao. Bệnh sâu cuốn lá nhỏ cũng đang nở rộ chủ yếu 2, 3 tuổi tập trung ở những diện tích lúa của các huyện: Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Hải Hậu, Vụ Bản...
Sôi động chuyển đổi nông nghiệp vùng Bán đảo Cà Mau Tôm - lúa, lúa - cá, lúa - rau màu, chuyên canh cây ăn quả đang là những mô hình năng động sáng tạo của hàng ngàn hộ vùng Bán đảo Cà Mau. Nông dân HTX nông nghiệp Nam Hưng Bạc Liêu áp dụng kỹ thuật tưới nước ngập khô xen kẽ (AWD). Ảnh: Hữu Đức. Canh tác lúa tiết kiệm nước Những...