Sốc: Thái tử Ả Rập Saudi dính líu trực tiếp đến vụ nhà báo Khashoggi?
Thái tử Mohammed bin Salman (MBS) được cho là đã gọi điện nhằm thuyết phục nhà báo Jamal Khashoggi trở về Riyadh khi ông này đang có mặt tại Lãnh sự quán Ả Rập Saudi tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman (trái) và nhà báo Jamal Khashoggi. Ảnh: Reuters.
Theo tờ Yeni Safak (Thổ Nhĩ Kỳ) đưa tin vào hôm Chủ Nhật (21.10), Thái tử bin Salman đã liên lạc với Jamal Khashoggi không lâu sau khi vị nhà báo bị giữ bên trong Lãnh sự quán. Tờ báo này khẳng định, vị Thái tử đã cố thuyết phục ông Khashoggi – người từng rất gần gũi với giới tinh hoa ở Riyadh – trở về nước qua điện thoại.
Tuy nhiên, Khashoggi đã từ chối lời đề nghị này vì cho rằng bản thân sẽ bị bắt và hạ sát khi về đến Ả Rập Saudi. Theo Yeni Safak, ngay khi cuộc điện đàm kết thúc, Khashoggi đã bị nhóm đặc vụ Ả Rập Saudi hạ sát.
Video đang HOT
Trước đó, Ngoại trưởng Ả Rập Saudi Adel al-Jubeir tuyên bố cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi là “một sai lầm”, đồng thời khẳng định Thái tử MBS “không hề biết” về hành động hạ sát Khashoggi của các đặc vụ. Tuy nhiên, theo RT, nếu thông tin của Yeni Safak là đúng sự thật thì nhà lãnh đạo Ả Rập Saudi chắc chắn có biết về chiến dịch “bắt cóc” nhằm thuyết phục vị nhà báo trở về nước.
Theo Danviet
Ả Rập Saudi hứa không "khóa" vòi dầu mỏ sau vụ nhà báo Khashoggi
Các nhà chức trách Ả Rập Saudi khẳng định sản lượng cũng như giá của dầu mỏ sẽ không bị vướng vào vòng xoáy khủng hoảng ngoại giao liên quan tới vụ việc nhà báo Jamal Khashoggi.
Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi Khalid al-Falih tuyên bố Riyadh sẽ sớm nâng sản lượng dầu từ 10,7 triệu thùng lên 11 triệu thùng/ngày. Ảnh: Reuters.
Theo Reuters dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi Khalid al-Falih, nước này không có ý định áp đặt một lệnh cấm vận dầu mỏ lên các khách hàng phương Tây theo "kiểu năm 1973", đồng thời nhấn mạnh rằng Riyadh sẽ tách bạch chính trị - khủng hoảng liên quan tới nhà báo Jamal Khashoggi - với dầu mỏ.
Cấm vận dầu mỏ 1973 (Khủng hoảng dầu mỏ 1973)
Khủng hoảng dầu mỏ bắt đầu diễn ra từ ngày 17.10.1973 khi các nước thuộc Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu sang Mỹ, Nhật và Tây Âu, nhằm trừng phạt cho sự ủng hộ của nhóm này đối với Israel trong cuộc xung đột giữa Israel và liên quân Ai Cập - Syria. Lượng dầu bị cắt giảm tương đương với 7% sản lượng của cả thế giới thời kỳ đó. Sự kiện này đã khiến giá dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 trên quy mô toàn cầu. Ngày 16.10.1973, giá dầu mỏ từ 3,01 USD nhảy lên 5,11USD một thùng, và tăng đến gần 12 USD vào giữa 1974.
Đây được xem là cơn khủng hoảng đáng nhớ nhất trong thời kỳ những năm 1970. Những ai từng trải qua "cơn khủng hoảng dầu Trung Đông" sẽ không thể nào quên cảnh hàng người dài dằng dặc chờ đợi trước các cây xăng bởi nguồn cung ứng thiếu hụt nghiêm trọng và giá cả tăng cao. Trong thời gian khủng hoảng, tại nhiều bang ở Mỹ mỗi người dân chỉ được phép mua một lượng nhiên liệu nhất định, giá đã tăng trung bình 86% chỉ trong vòng một năm từ 1973 đến 1974.
"Không hề có ý định nào như thế", Bộ trưởng Khalid nói với cơ quan thông tấn Nga TASS vào hôm nay (22.10).
Trước đó vào hôm qua (21.10), trái ngược với cách tiếp cận thận trọng của chính quyền Tổng thống Donald Trump, nhiều chính trị gia hàng đầu nước Mỹ đã bắt đầu nhắm vào Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman, cho rằng chính nhà lãnh đạo này đã ra lệnh hạ sát phóng viên Jamal Khashoggi của tờ Washington Post.
"Sự việc này rồi sẽ qua đi. Tuy nhiên, Ả Rập Saudi vẫn là một quốc gia rất có trách nhiệm. Trong hàng thập kỷ, chúng tôi sử dụng chính sách dầu mỏ như một công cụ kinh tế có kiểm soát và cô lập, giữ cho việc sản xuất dầu mỏ không dính líu đến chính trị", Bộ trưởng Falih tuyên bố.Một số nghị sĩ còn cho rằng Washington nên áp đặt cấm vận lên Ả Rập Saudi. Tuy nhiên, Riyadh - nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới - đã thề sẽ đáp trả cấm vận bằng các "biện pháp nặng hơn". Nhiều người lo ngại rằng biện pháp mà vương quốc này sử dụng sẽ là cấm vận dầu mỏ.
"Là Bộ trưởng Năng lượng, tôi có nhiệm vụ thực thi vai trò xây dựng có trách nhiệm của chính phủ Ả Rập Saudi để góp phần ổn định thị trường năng lượng thế giới, đóng góp cho phát triển kinh tế toàn cầu".
Bên cạnh đó, ông Falih còn giải thích rằng Ả Rập Saudi không có lý do gì để lặp lại hành động hồi năm 1973 bởi giá dầu tăng sẽ khiến nền kinh tế toàn cầu chậm lại và thậm chí là gây ra suy thoái. Tuy nhiên, vị Bộ trưởng cảnh báo rằng trong bối cảnh lệnh cấm vận dầu mỏ của Mỹ áp đặt lên Iran sẽ có hiệu lực toàn phần vào tháng 11 tới, không có gì có thể đảm bảo giá dầu sẽ được giữ nguyên như ở mức hiện tại.
"Chúng ta đang có cấm vận đặt lên Iran và không ai biết được ngành xuất khẩu dầu mỏ Iran sẽ ra làm sau. Bên cạnh đó, sản lượng dầu có thể bị tụt giảm ở nhiều quốc gia như Libya, Nigeria, Mexico và Venezuela"."Sẽ không có một lời đảm bảo nào bởi chính tôi cũng không thể dự đoán được chuyện gì sẽ xảy ra với các nhà cung cấp dầu mỏ khác", ông Falih trả lời khi được hỏi liệu thế giới một lần nữa có phải đối mặt với mức giá 100USD/thùng dầu hay không.
Theo Danviet
Thổ Nhĩ Kỳ quyết bảo vệ tính mạng hôn thê nhà báo Khashoggi Các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đang đặt cô Hatice Cengiz - hôn thê của nhà báo xấu số Jamal Khashoggi - dưới sự bảo vệ của chính phủ. Hatice Cengiz - hôn thê của nhà báo xấu số Jamal Khashoggi. Ảnh: AP. Theo Hyrriyet dẫn nguồn tin từ văn phòng thị trưởng Istanbul vào hôm qua (21.10), cô Cengiz sẽ được...