Sốc: tàu vũ trụ bắt được tín hiệu radio lạ từ mặt trăng Sao Mộc
Tín hiệu radio đã được NASA phát hiện khi tàu Juno của họ bay gần mặt trăng Ganymede – vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc.
Theo bài công bố của NASA trên Geophysical Research Letters, tín hiệu radio (vô tuyến) lạ tàu Juno bắt được có tần số từ 10-40 MHz, có thể được tạo ra bởi các electron chuyển động xoắn ốc trong từ trường của thiên thể. Trước đó, các nhà thiên văn từng bắt được tín hiệu radio tương tự từ chính Sao Mộc, nhưng đây là lần đầu tiên nó được phát hiện từ một mặt trăng.
Mặt trăng Ganymede. Ảnh: NASA
Phát biểu trên Fox 8 Cleveland, ông Patrick Wiggins, một trong các đại sứ của NASA tại bang Utah, cho biết đó là một chức năng tự nhiên của thiên thể và không phải là dấu hiệu của sự sống thông minh ngoài hành tinh như nhiều người trông đợi. Tuy nhiên tín hiệu này sẽ là chi tiết đắt giả giúp chúng ta hiểu thêm về mặt trăng kỳ lạ này, một trong những đối tượng được NASA “chăm sóc” chu đáo.
Trước đó, vào năm 2018, cá nhà nghiên cứu từng phát hiện ra sóng điện từ bất thường gọi là “sóng điệp khúc”, nhờ công của tàu vũ trụ Gallieo. Chính tàu vũ trụ này đã phát hiện ra từ quyển và dấu hiệu của đại dương ngầm ở Ganymede, 2 yếu tố khiến nó được đưa vào danh sách những thế giới có thể ẩn chứa sự sống ngoài hành tinh.
Ganymede đồng thời là mặt trăng lớn nhất hệ Mặt Trời, với đường kính bằng 0,413 lần Trái Đất, tức to hơn cả Sao Thủy.
Đất đá mặt trăng, 1 USD cũng mua được?
Giá mua mang tính tượng trưng vì mục đích chính là tạo tiền lệ cho lĩnh vực tư nhân có thể khai thác, sở hữu và giao dịch tài nguyên trên mặt trăng và trong vũ trụ.
NASA tạo tiền lệ cho lĩnh vực tư nhân khai thác tài nguyên trên mặt trăng
Hãng AFP ngày 4.12 đưa tin Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa ký hợp đồng với 4 công ty nhằm thu thập mẫu đất đá trên mặt trăng.
Theo đó, NASA sẽ mua của công ty Lunar Outpost (Mỹ) với giá 1 USD, ispace Japan (Nhật Bản) với giá 5.000 USD, ispace Europe (Luxembourg) với giá 5.000 USD và Masten Space Systems (Mỹ) với giá 15.000 USD cho số đất đá thu được.
"Tôi cho rằng việc mua lớp đất mặt trên mặt trăng từ 4 công ty với giá tổng cộng 25.001 USD là điều quá tuyệt", ông Phil McAlister, giám đốc bộ phận bay thương mại của NASA chia sẻ.
Các công ty trên dự định sẽ thu thập đất đá trong các chuyến du hành đã được lên kế hoạch và sẽ tiến hành từ năm 2022-2023. Mỗi công ty sẽ phải thu thập khoảng 482 gram đất đá và cung cấp hình ảnh thu thập.
Vật liệu không cần chuyển về trái đất mà chỉ cần để vào hộp chứa và chuyển quyền sử dụng cho NASA, trước khi cơ quan này nhận và sử dụng.
Giải thích về giá mua thấp, ông Mike Gold, quyền phó quản trị viên NASA phụ trách quan hệ đối ngoại, cho biết mục đích chính của các giao dịch là nhằm thiết lập tiền lệ rằng lĩnh vực tư nhân có thể khai khoáng trên vũ trụ và thúc đẩy hoạt động thám hiểm, khai khoáng trong không gian.
Mỹ đang muốn thiết lập tiền lệ vì hiện không có sự đồng thuận toàn cầu nào về quyền trong không gian, trong khi chưa đạt thỏa thuận chung với Trung Quốc và Nga. Hiệp ước Không gian năm 1967 bác bỏ mọi tuyên bố chủ quyền đối với những lãnh địa ngoài trái đất, nhưng Mỹ cho rằng hiệp ước không loại trừ nỗ lực khai thác và sở hữu các tài nguyên trong vũ trụ.
Sự thật bất ngờ về nước trên bề mặt đầy nắng của Mặt Trăng Nước được phát hiện ở bán cầu nam trên Mặt Trăng, gần miệng núi lửa Clavius. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã công bố phát hiện chưa từng có về Mặt Trăng. NASA xác nhận rằng nước có mặt trên bề mặt đầy nắng của Mặt Trăng. Paul Hayne, nhà khoa học hành tinh tại Đại học Colorado, tác giả...