Sốc: Sườn non Đức nhập khẩu giảm giá rẻ hơn sườn nội 41.000 đ/kg
Sườn non được Bách hóa Xanh giới thiệu là sản phẩm nhập khẩu từ Đức, đang có chương trình bán thử nên giảm giá từ 150.000 đồng/kg xuống chỉ còn 129.000 đồng/kg. Mỗi ngày, cửa hàng này phân phối khoảng 20kg sườn non nhập khẩu. Trong khi đó, giá sản phẩm cùng loại trong nước có mức từ 170.000 – 190.000 đồng/kg.
Mấy ngày qua, ngoài các sản phẩm thịt heo nội địa, cửa hàng Bách hóa Xanh trên đường An Dương Vương (quận 6, TP.HCM) có thêm sản phẩm sườn non nhập khẩu. Giá bán sản phẩm này khá rẻ so với sản phẩm cùng loại có xuất xứ nội địa.
Khách hàng chọn mua sườn non nhập khẩu tại một cửa hàng Bách hóa Xanh.
Cũng theo nhân viên cửa hàng này, sườn heo nhập khẩu ít mỡ, nhiều nạc hơn so với thịt trong nước, do đó được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, bán đến 20kg/ngày, trong khi chỉ bán được khoảng vài kg sườn non nội địa.
“Sau tuần lễ bán thử nghiệm, cửa hàng sẽ nhập khẩu sản phẩm về bán chính thức. Giá bán sau khuyến mãi cũng sẽ thấp hơn so với hàng nội địa”, nhân viên cửa hàng này cho biết thêm.
Tuy nhiên, sản phẩm bày bán trên kệ chỉ thông tin là “Sườn non nhập khẩu” mà không để thêm các thông tin nào khác về chất lượng, nguồn gốc… Khi được hỏi, nhân viên cửa hàng trả lời chắc chắn rằng, sản phẩm nhập khẩu từ Đức, không phải “hàng Trung Quốc” nên khuyên người tiêu dùng cứ an tâm sử dụng. Ngoài sườn non, đại diện cửa hàng này cho biết, doanh nghiệp không nhập khẩu thêm các sản phẩm thịt heo nào khác.
Bà Nguyễn Thị Mộng Ngọc (khách hàng ngụ tại phường 8, quận 6, TP.HCM), cho biết suốt tuần qua, bà nhiều lần mua sản phẩm sườn non nhập khẩu vì giá rẻ hơn so với ở chợ. Về chất lượng, bà chưa thấy gì bất thường so với thịt trong nước, ngoài việc thịt nhập khẩu săn chắc hơn, lớp thịt kèm theo sườn phần lớn là nạc và mỏng hơn so với sườn non nội địa.
Video đang HOT
“Nếu không nói gì với người ăn thì không ai phân biệt được đây là thịt nhập khẩu. Tôi nghĩ do nước ngoài có công nghệ nuôi heo cao hơn nên giá rẻ hơn”, bà Ngọc chia sẻ.
Sản phẩm chi ghi thông tin “Sườn non heo nhập khẩu”, ngoài ra, không có thêm thông tin gì khác. Sản phẩm cũng không có bao bì, nhãn mác.
Không chỉ sản phẩm sườn non heo, lượng thịt nhập khẩu trong những tháng qua cũng tăng mạnh do giá thịt heo trong nước liên tục tăng cao. Theo Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 6.2018, cả nước nhập khẩu gần 19.600 tấn thịt heo, tổng trị giá kim ngạch hơn 22 triệu USD.
Như vậy, tính bình quân trị giá mỗi ký thịt heo nhập khẩu là hơn 1,13 USD, tương đương khoảng 26.000 đồng/kg.
Hai thị trường chính cung cấp thịt heo cho nước ta là Ba Lan và Tây Ban Nha. Trong đó, Ba Lan cung cấp 7.035 tấn, kim ngạch hơn 8 triệu USD; Tây Ban Nha cung cấp 4.460 tấn, kim ngạch gần 4,8 triệu USD. Trong khi cả năm 2017, nước ta nhập khẩu 33.115 tấn thịt heo các loại với tổng trị giá kim ngạch gần 40,2 triệu USD. Ba thị trường nhập khẩu chính là Ba Lan, Tây Ban Nha và Đức. Trong đó Ba Lan vẫn là thị trường nhập khẩu thịt heo lớn nhất của Việt Nam với 10.029 tấn; Tây Ban Nha đứng thứ hai với 7.728 tấn.
Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam còn nhập về gần 88.000 tấn thịt gà các loại, chủ yếu là cánh gà và đùi gà với tổng kim ngạch đạt gần 84 triệu USD.
Giá bình quân thịt gà Mỹ nhập về Việt Nam chỉ vào khoảng 22.200 đồng/kg, trong đó, giá đùi gà nhập khẩu khoảng 21.900 đồng/kg, còn cánh gà khoảng hơn 37.000 đồng/kg.
Thịt gà nhập từ các thị trường khác như Brazil về Việt Nam có giá trung bình 21.000 đồng/kg; cánh gà nhập với giá khoảng 42.000 đồng/kg; còn đùi gà giá bình quân là 39.000 đồng/kg.
Mỗi ngày một cửa hàng phân phối khoảng 20kg sườn non nhập khẩu.
Bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao, cho rằng thịt ngoại đang vào Việt Nam rất rẻ trong khi doanh nghiệp Việt hiện mới đang chập chững làm tiêu chuẩn an toàn, vừa tốn thời gian vừa tăng chi phí. Do đó, giá thịt trên thị trường sẽ ngày càng giảm nên nếu không có sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng thì khó mà chạy đua theo kịp.
Còn theo ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam, việc sản xuất không ổn định, giá cả biến động khó lường cũng tạo nhiều cơ hội cho các sản phẩm ngoại nhập tràn vào Việt Nam.
Một trong những giải pháp để bình ổn ngành hàng này là cần có kho dự trữ. Nhà nước cần đầu tư các kho lạnh dự trữ thịt lợn, để lúc nào nguồn cung nhiều thì sẽ giết mổ và tích trữ, khi nào thấy nguồn cung thiếu hụt thì tung ra bán trên thị trường nhằm cân bằng cung cầu và bình ổn giá cả ngành hàng.
Theo Danviet
Thị trường tiêu thụ thịt mát: Phải có sự tham gia của doanh nghiệp
Ông Lại Mạnh Toàn - Trưởng Bộ môn Chế biến, Bảo quản sản phẩm chăn nuôi và An toàn thực phẩm (Viện Chăn nuôi quốc gia) đánh giá: "Nếu muốn có thịt xuất khẩu, nhất định phải có tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về thịt mát".
Theo ông Toàn, tiêu chuẩn đó phải phù hợp và tương thích với cả chuẩn quốc tế, đây chính là cơ hội để chúng ta từng bước xóa bỏ tình trạng thịt "nóng", thịt "bẩn" không rõ nguồn gốc xuất xứ. Và muốn thực hiện phải có sự tham gia của doanh nghiệp.
Là một trong những đơn vị có sự đầu tư mạnh mẽ nhất vào chuỗi thịt mát, Công ty Greenfeed Việt Nam (có công ty con là Công ty cổ phần Feddy) đang triển khai mở rộng hệ thống cửa hàng thịt mát tại các thành phố lớn như TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội. Đại diện công ty này cho biết: Tiêu chuẩn quốc gia sẽ là tấm giấy thông hành chứng minh hướng đi đúng của doanh nghiệp, đồng thời từng bước hình thành môi trường kinh doanh thực phẩm sạch hơn, phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Thịt mát vẫn còn hành trình gian nan để được người tiêu dùng đón nhận. Ảnh: T.L
Nói về giải pháp thay đổi thói quen của người tiêu dùng, bà Trần Thị Mai Phương (Hội Chăn nuôi Việt Nam), cho rằng: Để thay đổi thói quen không phải dễ, cần tiến hành đồng bộ nhiều khâu: Tuyên truyền, giáo dục (nhà trường, cộng đồng...), khuyến khích sản xuất thịt mát, thịt an toàn để người dân có nhiều lựa chọn, có chế tài xử lý các doanh nghiệp, các nhà sản xuất sản xuất thịt bẩn...
Những lợi ích của thịt mát đã rõ, nhưng làm thế nào để người tiêu dùng hiểu đúng và đón nhận thịt mát lại là câu chuyện dài. Vẫn biết mục tiêu lớn nhất để hoàn thiện các quy chuẩn chất lượng của thịt mát là để xuất khẩu, nhưng nếu doanh nghiệp chỉ chăm chăm mục tiêu "đi Tây" mà bỏ ngỏ thị trường trong nước thì chắc chắn sẽ là thiếu sót vô cùng đáng tiếc.
Theo Danviet
Phá cửa cuốn, cứu sống 5 người mắc kẹt trong ngôi nhà cháy Chiêu 4/8, tin tư Cảnh sát Phong chay Chưa chay Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đã kịp thời dâp tăt môt đam chay trong đêm, cứu 5 người trong gia đình mắc kẹt trên tầng 2 ơ căn nhà đang chay. Đam chay xay ra tai ngôi nha sô 43A đương An Dương Vương (phương An Cưu, TP Huê) vao...