Sốc: Phi công Mỹ dùng não điều khiển chiến đấu cơ
Trong tương lai không hề xa, các phi công sẽ không cần trực tiếp ngồi trên máy bay chiến đấu mà có thể dùng trí não để điều khiển các cỗ máy chiến tranh của bầu trời.
Với 1 chip cấy trong não, phi công có khả năng điều khiển 3 máy bay cùng loại trong cùng 1 thời điểm. Ảnh: Getty.
Theo Daily Stars, Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) đang thiết kế một thế hệ máy bay chiến đấu mới. Thế hệ này này sẽ được điều khiển từ xa bởi phi công thông qua một chip cấy ghép trong não.
“Tín hiệu từ bộ não có thể được sử dụng để ra lệnh và kiểm soát không chỉ một mà lên tới 3 máy bay cùng loại”, ông Justin Sanchez – giám đốc thuộc Văn phòng Công nghệ Sinh học của DARPA.Cụ thể, với công nghệ khớp nối não-máy tính (sophisticated brain-computer interfaces – BCI) phức tạp, các binh sĩ có thể điều khiển máy bay chỉ với suy nghĩ của mình.
Được biết, từ hồi năm 2015, các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ đã theo đuổi chương trình này. Vào năm 2016, một phi công có có cấy ghép chip thần kinh đã “lái” được máy bay trong một chuyến bay giả lập trong lúc giữ cho 2 máy bay khác trong đội hình.
Video đang HOT
Mỹ là nước đi đầu trong việc nghiên cứu, sử dụng máy bay không người lái. Ảnh: Getty.
Một năm sau đó, một phi công khác đã điều khiển máy bay trong một lần bay giả lập khác. Tuy nhiên, lần này viên phi công còn cảm nhận được cảm giác rần như kiến bò ở tay do sự rung phản hồi của chip tác động lên não.
Trước đó không lâu, DARPA đã thành lập chương trình mới có tên Công nghệ thành kinh Không phẫu thuật Thế hệ mới (Next-Generation Nonsurgical Neurotechnology – N3) để chế tạo một loại mũ đặc biệt cho phi công. Với chiếc mũ này, việc cấy ghép chip vào não sẽ trở nên không cần thiết – đồng nghĩa với việc phi công sẽ không cần phải phẫu thuật.
“Hãy hình dùng hệ thống N3 như là một công cụ mà người dùng có thể sử dụng cho một nhiệm vụ, công việc nào đó rồi vẫn có thể ngắt kết nối và cất đi cho lần sử dụng sau”, ông Al Emondi – người đứng đầu chương trình N3 cho hay.
Theo Danviet
Israel hủy diệt kho tên lửa phòng không Syria
Cơ quan ImageSat của Israel ngày 19/9 đã công bố hình ảnh chiến đấu cơ nước này phá hủy kho vũ khí của Syria, trong đó có nhiều tên lửa phòng không.
Những bức ảnh được ImageSat công bố cho thấy một kho đạn dược của Syria ở thành phố Latakia bị phá hủy hoàn toàn sau cuộc không kích của phi đôi tiêm kích F-16.
Công ty ImageSat cho biết trên Twitter khi đăng kèm ảnh vệ tinh so sánh thời điểm trước và sau cuộc không kích: "Kho đạn dược ở Latakia, Syria đã bị phá hủy hoàn toàn cách đây 2 ngày".
Hình ảnh kho vũ khí Syria trước và sau khi bị Israel không kích.
Dù không tiết lộ kho vũ khí này được Syria chứa những gì nhưng khi quan sát hình ảnh được công bố, ông Rami Abdel Rahman, người đứng đầu của Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, đây chính là kho chứa đạn pháo và nhiều tên lửa phòng không của Quân đội chính phủ Syria.
Những vũ khí này phần lớn mới được Nga nâng cấp và chúng đều là những hệ thống Buk-M2, hệ thống S-125 Pechora, Strela-10, Osa...
Nếu thông tin này được phía Syria xác nhận thì đây là thiệt hại không hề nhỏ đối với lực lượng phòng không Syria vốn vừa thiếu vừa yếu.
Việc Nga âm thầm giúp đỡ Syria đã được chính Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tiết lộ hồi tháng 8/2018 khi xuất hiện những thông tin về một cuộc tấn công mới của Mỹ nhằm vào Syria có thể xảy ra trong thời gian tới với những cáo buộc chính quyền Damascus dùng vũ khí hóa học tại Idlib.
Hệ thống tên lửa phòng không bắn xa nhất của Syria đã được tân trang lại và bây giờ đang góp phần vào mạng lưới chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) ở khu vực Đông Địa Trung Hải.
Với tính năng khéo léo trong đánh thấp và dũng mãnh trong đánh tầm cao, những vũ khí được Nga nâng cấp đang bảo vệ hiệu quả lãnh thổ Syria, cũng như cung cấp khả năng bảo vệ không phận cho sườn phía Đông của căn cứ hải quân Tartus và căn cứ không quân Hmeymim mà Quân đội Nga đang sử dụng.
Ngoài ra, với sự giúp đỡ của Nga, lực lượng phòng không Syria tại căn cứ không quân Marj Ruhayyil ở thủ đô Damascus vừa hoàn thành triển khai phiên bản nâng cấp của hệ thống tên lửa phòng không S-125 Pechora.
Dù chỉ là phiên bản nâng cấp nhưng Pechora được cải thiện đáng kể về tầm bắn và trần bắn. Đặc biệt, những hệ thống vũ khí có từ thời Liên Xô này còn sở hữu tính năng đánh cực thấp nhằm đối phó với cuộc tấn công từ tên lửa hành trình.
Như vậy, trong những hệ thống phòng không Nga âm thầm nâng cấp giúp Syria đều được tăng cường thêm tầm bắn và bổ sung tính năng đánh thấp - một quyết định nâng cấp đầy tính toán của Nga khi ngân sách dành cho quốc phòng của Syria khá khiêm tốn để mua những vũ khí mới.
Tuy nhiên, trong khi chưa kịp ra trận thì nhiều vũ khí trong số này có thể đã bị Israel phá hủy chỉ bằng một trận không kích vào tối 17/9.
Hòa Bình
Theo baodatviet
Vì sao Syria bắn máy bay quân sự Nga khiến 15 người chết? Tổng thống Nga Vladimir Putin nhắc đến hàng loạt "bi kịch và bất ngờ" mà Israel có vai trò trong việc khiến máy bay quân sự Nga bị bắn rơi, khiến 15 người trên khoang thiệt mạng. Ông Putin nói vụ tai nạn máy bay IL-20 là sự cố đáng tiếc bắt nguồn từ Israel. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18.9 nói...