Sốc phản vệ do kiến đốt
Nam bệnh nhân, 46 tuổi, bị kiến đốt khi làm vườn, sốc phản vệ nặng, biểu hiện khó thở, tức ngực, nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân, phù nề mặt, hai mắt.
Ngày 25/8, bệnh nhân được đưa vào phòng cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, tình trạng nguy kịch.
Người nhà cho biết, khi đang làm vườn, bệnh nhân bị kiến trên cây rơi vào người, đốt nhiều ở vùng gáy và ngực. Chỉ vài phút sau khi bị kiến đốt, bệnh nhân xuất hiện tình trạng khó thở, tức ngực, nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân rồi kích thích, vật vã, người nhà lập tức được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng, lập tức cấp cứu theo phác đồ sốc phản vệ. Sau lần tiêm Adrenaline đường bắp (thuốc chống sốc phản vệ) đầu tiên, bệnh nhân vẫn trong trạng thái khó thở, rít thanh quản, huyết áp tụt thấp. Bệnh nhân tiếp tục được tiêm Adrenaline lần hai.
Khoảng 5 phút sau, bệnh nhân có dấu hiệu giảm khó thở, rít thanh quản giảm, còn mẩn đỏ ngứa toàn thân. Đến chiều cùng ngày, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, đang được theo dõi tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện.
Video đang HOT
Bác sĩ Lê Văn Hợi, Trưởng khoa Nội tổng hợp, cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng phản vệ muôn hình vạn trạng. Bất cứ dị nguyên nào tiếp xúc với cơ thể đều có nguy cơ gây nên tình trạng dị ứng theo từng mức độ từ nhẹ tới nguy kịch.
Khi cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi tiếp xúc với các dị nguyên như ong đốt, kiến đốt, tiêm, uống thuốc, ăn các loại thực phẩm… người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Bệnh nhân được bác sĩ chăm sóc sau khi qua cơn nguy kịch. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Người phụ nữ bị ong đốt nguy kịch
Các bác sĩ nhận định bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc phản vệ nguy kịch do ong đốt. Với biểu hiện lâm sàng là hôn mê, suy hô hấp và trụy tim mạch.
Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện. Ảnh minh họa
Mới đây, theo nguồn tin trên VTV24, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á (Vĩnh Long) cho biết vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân nguy kịch do bị ong đốt.
Theo đó, bệnh nhân là nữ, 34 tuổi, sinh sống tại Vĩnh Long. Bệnh nhân được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, tím tái, mạch không bắt được, huyết áp không đo được, thở ngáp cá, tăng tiết đàm nhớt, suy hô hấp và tiêu tiểu không tự chủ.
Các bác sĩ nhận định đây là một tình trạng sốc phản vệ nguy kịch do ong đốt. Với biểu hiện lâm sàng là hôn mê, suy hô hấp và trụy tim mạch. Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu bằng phương pháp đặt nội khí quản giúp thở máy, hút đàm nhớt, tiêm Adrenalin đường tĩnh mạch, truyền duy trì, truyền dịch chống sốc, corticoid và kháng Histamin.
Sau 4 phút cấp cứu, bệnh nhân tỉnh lại dần, mạch quay rõ, huyết áp 110/60 mmHg và tự thở được. Bệnh nhân được ngưng thở máy và rút ống nội khí quản. Nhờ phát hiện và xử trí kịp thời, tình trạng bệnh nhân đã ổn định, tỉnh táo, tiếp xúc tốt và sinh hiệu ổn định. Hiện bệnh nhân đang tiếp tục theo dõi tại Khoa Nội Tổng quát.
Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân gây sốc phản vệ, như: sử dụng các loại thuốc uống, thức ăn hàng ngày hay cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên như ong đốt, rắn cắn, tiêm, uống thuốc...
Sốc phản vệ biểu hiện qua một số triệu chứng như: nổi mề đay, đỏ bừng, ngứa khắp cơ thể, sưng mô, lưỡi, mặt, họng, khó thở hay khò khè, da tái nhợt, chóng mặt, choáng váng hoặc tụt huyết áp, mạch nhanh, yếu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, khi có các dấu hiệu của phản ứng phản vệ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được đội ngũ y bác sĩ xử trí kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Bé 1 tuổi chuyển xuống Hà Nội do nhiễm vi khuẩn Whitmore Sau 7 ngày vào viện, bệnh nhi 11 tháng tuổi được chẩn đoán nhiễm Whitmore gây nhiễm khuẩn huyết, áp xe phổi, phải chuyển xuống Hà Nội điều trị. BS Phạm Văn Hà, khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ cho biết, bệnh nhi 11 tháng được gia đình đưa vào viện do sốt cao ngày thứ 7 kèm rét...