“Sốc” nặng những chiêu “ân ái” kỳ quái của động vật
Các loài động vật như bọ cạp, cá nóc, mèo túi, chuột đồng… có thể khiến bạn đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi phô diễn những màn “ân ái” kỳ quặc nhất.
Bọ cạp tán tỉnh con cái bằng cách “nhảy múa”. Loài động vật này thường quan hệ vào những đêm không trăng, trong khi đang “nhảy múa” tán tỉnh, con đực sẽ tiếp cận và chụp lấy càng của bọ cạp cái, “làm tình” vật lộn như 1 trận đấu Sumo, cuộc yêu bạo lực của loài này có thể kéo dài cả ngày.
Chim hồng hạc “trang điểm” hút bạn tình. Trong mùa giao phối, hồng hạc bôi khắp người 1 loại dầu được tiết ra ở tuyến gần đuôi để cho chúng có màu hồng hào và hấp dẫn hơn trong mắt bạn tình. Chất dầu chúng tiết ra có chứa một chất được gọi là Carotenoids giúp tăng cường màu sắc nhiều hơn.
Mèo túi có một nghi thức giao phối rất chặt chẽ, kỷ luật, và cũng vô cùng bạo lực. Chúng sẽ tìm con cái giao phối theo 1 trình tự nhất định; đầu tiên con đực tìm con cái bằng cách theo mùi hương từ nước tiểu của con cái, sau đó nó tiếp cận con cái. Còn đối với con cái, thỉnh thoảng nó sẽ giơ chân để cho con đực ngửi mùi và gợi ý cho việc giao phối. Khi giao phối, con đực nhảy lên lưng con cái và giao hợp bằng cách giữ cổ con cái. Sau màn giao phối, thỉnh thoảng con đực tấn công và giết bạn tình nó.
Cá nóc dùng sự”lãng mạn” để tán tỉnh con cái. Một số loài cá nóc thiết kế và xây dựng tổ dùng cho con cái đẻ trứng. Những chiếc tổ có thể dài đến 2m, rộng và được trang trí bằng vỏ sò và san hô. Nếu con cái nào đồng ý giao phối, nó sẽ đẻ trứng vào ngay giữa tổ.
Chuột đồng thích quan hệ kiểu 1 vợ 1 chồng. Loài này chỉ giao phối với bạn tình đã kết đôi duy nhất đến hết đời. Dù có trường hợp lăng nhăng, nhưng nó vẫn ở bên “người vợ” chính thức, chia sẻ tổ và chùng nhau nuôi con. Chuột đồng tiết ra hormone Oxytocin và Vasopressin, có thể gây nghiện cho đối phương, khiến đối phương không rời xa được mình.
Cá ngựa bắt đầu quá trình giao phối bằng cách hẹn hò với nhau, kéo dài nhiều ngày trước khi quan hệ tình dục. Chúng thường nhảy với nhau vào mỗi buổi sáng, bằng cách đan đuôi vào nhau và cùng bơi lội. Trong điệu nhảy cuối cùng, cá ngựa cái đẻ trứng vào túi của con đực (con đực sẽ mang thai) để nó thụ tinh.
Chim hải âu có nghi thức giao phối trông giống như một trận đấu kiếm. Khi 1 cặp hải âu kết đôi với nhau, chúng sẽ bắt đầu nghi thức “đấu kiếm”, con này tìm cách “chụp” mỏ con kia và tạo ra tiếng kêu “clack clack clack” khác nhau.
Nhện nước có kiểu giao phối rất thần tốc. Khi đến mùa giao phối, con đực không thực hiện nhưng kiểu tán tỉnh truyền thống mà chỉ đơn giản là nhảy vào con cái và yêu cầu được giao phối. Nếu con cái từ chối, nó sẽ tạo ra các gợn sóng thu hút các loài săn mồi, bắt buộc con cái phải đồng ý giao phối.
Mời quý vị xem video: Ghê rợn trước bẫy săn bắt động vật hoang dã
Theo kienthuc.net.vn
1001 thắc mắc: Loài chuột nào làm "chuyện ấy" lâu đến chết vì kiệt sức?
Trên thế giới không thiếu những điều kỳ diệu, những loài động vật kỳ lạ và loài chuột túi ở Australia là một trong số đó. Và cũng vì mức độ nồng nhiệt này, mà loài động vật này thường tử vong ngay sau khi "hành sự".
Giao phối đến chết thường chỉ xuất hiện ở động vật không xương sống. Kaluta là trường hợp cá biệt ở những loài thú có vú - Ảnh: Createrangerparks
Loài chuột 'lạ' biết ân ái là chết vẫn không ngại 'yêu' 14 tiếng
Loài chuột kaluta đực sẽ giao phối với nhiều con cái khác nhau. Chúng giao phối liên tục trong nhiều ngày và mỗi lần đều có thời gian rất dài. Có nhiều con Kaluta đực một lần giao phối lâu tới 14 giờ.
Trên thế giới không thiếu những điều kỳ diệu, những loài động vật kỳ lạ và loài chuột túi Kaluta ở Australia là một trong số đó.
Tờ New York Times đưa tin, tiến sĩ Genevieve Hayes gần đây đã tiến hành nghiên cứu về hành vi sinh sản của chuột túi Kaluta và vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện, tình dục là hành vi tương đương với tự sát ở chuột Kaluta đực.
Theo tìm hiểu, chuột túi Kaluta (Dasykaluta rosamondae) là một loài thú có túi nhỏ, bề ngoài giống chuột, nặng từ 20 - 40 gram, có bộ lâu màu nâu đỏ, chỉ xuất hiện ở vùng Pilbara khô cằn thuộc tây bắc Australia.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, những con Kaluta đực thường xuyên được nhìn thấy trước mùa sinh sản, thế nhưng ngay sau mùa sinh sản không lâu, chúng biến mất với số lượng lớn.
Tìm hiểu sâu hơn, các nhà khoa học phát hiện, những con chuột túi Kaluta đực chết hàng loạt là do thói quen giao phối cực đoan và khác thường của chúng.
Trong giai đoạn tìm kiếm bạn tình, những con Kaluta cái có khả năng đặc biệt là lưu trữ tinh trùng từ nhiều con đực khác nhau, thậm chí là bạn tình thường xuyên của những con đực khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi con kaluta đực sẽ giao phối với nhiều con cái khác nhau.
Chúng giao phối liên tục trong nhiều ngày và mỗi lần đều có thời gian rất dài. Có nhiều con Kaluta đực một lần giao phối lâu tới 14 giờ.
Cũng vì vậy, trước mùa giao phối, những con Kaluta thường rất khỏe mạnh, sung mãn. Sau vài tuần, chúng yếu hơn rất nhiều và hàng loạt con đực chết.
"Cơ chế sinh học tự nhiên của loài Kaluta cho thấy chúng có sự "đầu tư mạnh mẽ vào mùa sinh sản. Bằng chứng là tinh hoàn của chúng trở nên lớn hơn ở thời điểm này. Đấy cũng là một yếu tố khiến chúng dễ tử vong hàng loạt", tiến sĩ Hayes cho biết.
Sau khi nhận được lượng tinh trùng cần thiết, những con Kaluta cái sẽ mang thai. Mỗi lần mang thai, chúng sinh được từ 6 - 8 con non, những con non này có thể là con của 3 con Kaluta đực khác nhau.
Cũng theo tiến sĩ Hayes, những động vật có vú nhỏ có tuổi thọ rất ngắn, thường không quá một năm. Vì vậy để có thể duy trì nòi giống, chúng sẽ tận lực sinh sản. Mặc dù hành vi giao phối của chúng là cực đoan thế nhưng cũng rất thông minh.
Video về những loài vật giao phối xong chết vì kiệt sức:
Động lực gì đã khiến chúng có sức mạnh đáng kinh ngạc đến thế?
Đây thực chất là một giống chuột nhắt của Úc với tên gọi Antechinus. Trước khi đến tuổi trưởng thành, các chú chuột này cũng có quá trình phát triển bình thường như bao giống chuột khác. Nhưng khi chạm mốc, chỉ trong vòng hai đến ba tuần, những chú chuột đực sẽ có đời sống tình dục cuồng nhiệt không thể tưởng tượng nổi. Chúng sẽ kết đôi với càng nhiều con cái càng tốt, làm "chuyện ấy" cho đến khi kiệt sức mới thôi.
Người ta không thể rõ được động cơ gì đã thúc đẩy các chú chuột Antechinus làm tình quá mức đến vậy. Giống như chúng chuẩn bị cả cuộc đời chỉ để chờ đợi đến giây phút ấy. Không ăn, không nghỉ, chỉ miệt mài trong giao phối. Chẳng ngạc nhiên khi sau đó, các chú chuột chỉ còn sống được 5 - 10 ngày. Thậm chí khi lông đã rụng, chảy máu trong, mắc các bệnh nhiễm trùng nặng nề, chúng cũng không thôi tìm kiếm bạn tình.
Các nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu loài chuột này đã đưa ra một vài giả thuyết. Một phần là do lượng thức ăn cung cấp. Trong quá trình di chuyển từ các lục địa sang Úc, tổ tiên của loài Antechinus đã trải qua sự biến động lớn về thức ăn. Điều này khiến chúng phải tự động cân bằng số lượng để không dẫn đến chết hàng loạt vì thiếu thực phẩm. Cho nên, hành động của những con đực được coi như là sự hy sinh để thế hệ sau được đầy đủ hơn.
Tuy nhiên, một số nhà sinh vật học khác lại cho rằng nguyên do là từ tập tính sinh sản của con cái. Loài Antechinus không giống với những giống chuột khác, vốn sinh sản vào giữa mùa thu hoạch nên có lượng thực phẩm dồi dào, dẫn đến việc các con con không quá phụ thuộc vào sữa mẹ. Ngược lại, các bà mẹ chuột Antechinus lại sinh con trước mùa thu hoạch khá sớm. Không những thế, chúng còn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 4 tháng trời. Gánh nặng lên những bà mẹ chuột là rất lớn, nên khả năng sống sót của các con non khó khăn hơn nhiều.
Với tình hình như vậy, hiển nhiên các con đực không thể yên tâm chỉ với "mối quan hệ một vợ một chồng". Thay vì dùng răng, móng vuốt để đánh nhau sứt đầu mẻ trán, chúng cạnh tranh với nhau trong một cuộc đua thầm lặng. Đó là cuộc đua "làm chuyện ấy", càng nhiều càng tốt, càng lâu càng đảm bảo. Chỉ có như vậy, các chú chuột Antechinus mới "yên lòng nhắm mắt" với niềm tin rằng nòi giống của mình đã được truyền lại cho đời sau.
Loài Antechinus có cuộc sống vốn rất ngắn ngủi nên chúng đã lựa chọn chiến lược lao đầu vào một mùa giao phối điên cuồng, đốt cháy năng lượng để đảm bảo chất lượng giống loài.
Chi chuột Antechinus thuộc họ Dasyuridae
Chuột nào giao phối 1 lần rồi... qua đời do "quá sức"?
Chi chuột Antechinus thuộc họ Dasyuridae là chi cũng có thời gian giao phối "sung sức".
Theo The Guardian, trong mùa giao phối, lượng testosterone liên tục ở mức cao ở những con đực khiến cho loại hormone tên cortisol không ngừng tiết ra khiến chuột đực trở nên "điên dại" và sẵn sàng làm mọi cách để được giao phối.
Các loài trong chi Antechinus thường làm "chuyện ấy" rất mãnh liệt khi có thể kéo dài đến 12 giờ. Để tránh trường hợp giao phối cận huyết, chuột mẹ trong ổ thường chủ động phân tán các chuột đực ra xung quanh.
Tuy nhiên, đa số chuột trong chi Antechinus giao phối 1 lần rồi... qua đời do "quá sức".
ĐỖ HỢP (T/H)
Theo tienphong.vn
Top khám phá bất ngờ về loài cá ngừ Loài cá ngừ mỗi năm di chuyển một quãng đường xa khó tin để đến được những vùng nước có nhiều thức ăn và để đẻ trứng. Cá ngừ là động vật ăn thịt. Chế độ ăn của nó bao gồm cá mòi, cá trống, cá mòi cơm, loài giáp xác và mực ống. Loài cá ngừ có tỷ lệ trao đổi chất...