Sốc nặng khi phát hiện hàng trăm cái răng mọc trong cổ họng người đàn ông
Cảm thấy khó thở và hụt hơi, anh Zhang, người tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã đi tới bệnh viện để khám. Tại đây, anh rất choáng váng khi phát hiện trong cổ họng mình mọc rất nhiều răng.
Trên thế giới có hàng trăm hội chứng, bệnh lý kỳ lạ của con người như tóc bất trị, rối loạn ám ảnh cưỡng chế… Mới đây, ở Giang Tô, Trung Quốc, các bác sĩ đã phát hiện một người đàn ông mắc một hội chứng cổ họng mọc răng vô cùng hiếm gặp có tên khoa học là Tracheobroncheopathia Osteochondroplastica (gọi tắt là TO). Đây là hội chứng chỉ xảy ra với khoảng 400 người trên thế giới.
Các bác sĩ phát hiện có khá nhiều khối u xương và sụn tích tụ, nằm trong khí quản của anh Zhang.
Được biết vào nửa năm trước, trong thời gian làm việc xa nhà, anh Zhang bắt đầu gặp khó khăn trong việc hô hấp, và gần đây anh bắt đầu bị hụt hơi. Sau khi đến bệnh viện, bác sĩ đã tiến hành sinh thiết và phát hiện có khá nhiều khối u xương và sụn tích tụ, nằm trong khí quản của anh. Các khối này có màu trắng và giống như những chiếc răng nhỏ. Chúng rất cứng khiến cho họ không làm cách nào để tách bỏ.
Căn cứ vào các triệu chứng của anh Zhang, bác sĩ Zhu – người điều trị cho anh cho rằng anh Zhang mắc phải hội chứng TO. Ông cũng cho biết, trước đây đã có ít nhất 10 trường hợp mắc phải chứng bệnh tương tự như anh. Rất may mắn, các khối u của anh Zhang là khối u lành tính.
Bác sĩ Zhu cho biết, trước mắt chỉ có thể điều trị tạm thời bệnh của anh Zhang bằng phương pháp Laser, đặt ống thông khí quản hoặc cắt bỏ mô mềm để làm thuyên giảm bệnh tình, chứ không thể chữa trị hoàn toàn, dứt điểm căn bệnh này.
Hội chứng Tracheobroncheopathia Osteochondroplastica (TO) lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1857 bởi bác sĩ người Anh Samuel Wilks.
Cho đến nay, nguyên nhân của loại bệnh này vẫn chưa được làm rõ. Nhưng theo một báo cáo của Hoa Kỳ thì hội chứng có liên quan tới ung thư da.
Trên thế giới, có khoảng 400 người mắc hội chứng này. Khi bị bệnh, các khối u xương sẽ phát triển dọc theo đường hô hấp của bệnh nhân, và có kích cỡ lên tới 10mm, khiến người bệnh ho ra máu cùng chất nhầy. Khi số lượng khối u tăng lên, bệnh nhân sẽ bị hụt hơi, khó thở.
Video đang HOT
Hội chứng TO này chỉ xảy ra với khoảng 400 người trên thế giới.
Theo kenh14.vn
Bố mẹ cần sửa ngay cho con 8 sai lầm khi ngủ dưới đây nếu không muốn trẻ ốm yếu, chậm phát triển
Những sai lầm khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ. Nếu con bạn có 8 thói quen xấu dưới đây thì bố mẹ nên giúp trẻ sửa đổi ngay.
Tư thế ngủ của trẻ là điều bố mẹ thường xem nhẹ và không chú trọng. Đa phần bố mẹ chỉ cần trẻ có thể ngủ ngon, không quấy khóc, cho rằng trẻ ngủ tư thế nào cũng được, đây là lối suy nghĩ sai lầm của nhiều bậc phụ huynh. Sai lầm khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ, nếu trẻ có 8 thói quen xấu dưới đây thì bố mẹ nên giúp trẻ sửa đổi ngay.
1. Kê đầu lên tay khi ngủ
Nhiều trẻ có thói quen kê đầu lên tay khi ngủ, có thể là do trẻ cần cảm giác an toàn, tuy nhiên tư thế này không những ảnh hưởng đến tuần hoàn máu mà còn khiến cánh tay của trẻ đau nhức. Sau khi trẻ thức dậy, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, điều này còn khiến sức ép ở khoang bụng sẽ tăng lên, về lâu về dài sẽ gây ra tình trạng trào ngược dạ dày, tổn thương đến thực quản.
Nếu mẹ nhìn thấy trẻ kê đầu lên tay khi ngủ, mẹ nên nhẹ nhàng gỡ tay của trẻ xuống, dùng một cái gối nhỏ làm điểm tựa cho trẻ sẽ giúp trẻ sửa đổi thói quen không tốt khi ngủ.
2. Hít thở bằng miệng
Có nhiều mẹ sẽ nhận thấy trẻ có thói quen hít thở bằng miệng khi ngủ, nhìn có vẻ dễ thương, nhất là lúc trẻ chảy nước miếng. Thật ra, ngậm miệng khi ngủ chính là phương pháp bảo dưỡng sinh lực, nếu trẻ hít thở bằng miệng sẽ hít phải bụi bặm, phổi và khí quản sẽ nhiễm khí lạnh và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
Nếu mẹ phát hiện trẻ có thói quen xấu là hít thở bằng miệng khi ngủ, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khám và xác định nguyên nhân chính xác, có thể đó là do cảm sốt khiến trẻ bị nghẹt mũi, hoặc là viêm mũi, viêm amiđan.
3. Chăn đắp không kín
Có nhiều trẻ thích đạp chăn, hở vai ngoài chăn hoặc ôm một nửa chăn khi ngủ. Trẻ không thể nhận biết nhiệt độ thay đổi đột ngột, nhất là trong khi đang ngủ. Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, gió lạnh thấm vào người sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh như cảm sốt, chảy nước mũi, nghẹt thở, nhức đầu.
Thời điểm này, mẹ cần hết sức quan tâm đến trẻ, khi trẻ đang ngủ, mẹ nên thỉnh thoảng đi kiểm tra xem trẻ có đạp chăn hay không và nhớ đắp kín chăn cho trẻ, hoặc mẹ có thể nghĩ cách cài chăn làm sao để trẻ không thể đạp chăn khi đang ngủ.
4. Phủ chăn kín đầu khi ngủ
Nhiều trẻ có thói quen xấu là phủ chăn kín đầu khi ngủ, tư thế ngủ này vừa không khoa học vừa ảnh hưởng đến sức khỏe. Phủ chăn kín đầu khi ngủ sẽ khiến hàm lượng CO2 (carbon dioxide) gia tăng, hàm lượng oxy sẽ giảm xuống, theo thời gian, sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt oxy, khiến trẻ dễ gặp ác mộng, khi trẻ tỉnh dậy sẽ có các triệu chứng như nhức đầu, tinh thần mệt mỏi.
Khi mẹ nhận thấy trẻ đang ngủ ở tư thế phủ chăn kín đầu, mẹ nên kịp thời kéo chăn xuống để hở phần đầu của trẻ, điều này sẽ giúp trẻ hít thở không khí trong lành khi đang ngủ.
5. Nằm ngủ nơi có gió lùa
Vào tiết trời nóng ẩm, nhiều gia đình thường bật máy lạnh hoặc mở cửa sổ để gió lùa vào phòng. Nếu trẻ nằm ngủ ở nơi có gió lùa sẽ khiến phần cổ và lưng của trẻ nhiễm khí lạnh, sáng dậy trẻ sẽ cảm thấy toàn thân đau nhức, hoạt động chậm chạp.
Mẹ nên bố trí giường cho trẻ để tránh nơi có gió lùa, giường và cửa sổ nên cách nhau một nhất định.
6. Áo ngủ quá chật
Có nhiều mẹ thích mặc áo ngủ chật ních cho trẻ, bởi mẹ nghĩ như vậy sẽ giữ ấm cho trẻ. Áo ngủ quá chật không những ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ, còn khiến mạch máu khó lưu thông, khiến trẻ khó chịu, tỉnh giấc nửa đêm.
Muốn giữ ấm cho trẻ, mẹ không nhất thiết cho trẻ mặc áo ngủ quá chật, thay vào đó, mẹ có thể đắp chăn dày cho trẻ khi trời trở lạnh.
7. Ăn quá no trước khi ngủ
Trước khi ngủ 1 tiếng, các mẹ không nên cho trẻ ăn quá no, bởi ăn quá no sẽ khiến bộ não của trẻ hưng phấn, khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Quá trình trao đổi chất làm việc kém hiệu quả vào ban đêm, nếu trẻ ăn quá no sẽ tăng gánh nặng cho quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, về lâu về dài sẽ gây ra bệnh béo phì.
8. Cha mẹ nằm ngủ đối diện với trẻ
Nhiều mẹ có thói quen ôm trẻ khi ngủ, bởi mẹ nghĩ rằng đây là cách tốt nhất trông chừng trẻ và nhận ra những điều bất thường ở trẻ.
Đây là tư thế ngủ không tốt đối với cả mẹ lẫn trẻ, bởi trẻ có thể hít vào lượng khí CO2 (carbon dioxide) do mẹ thở ra, hàm lượng oxy sẽ giảm xuống, điều này khiến bộ não của trẻ thiếu hụt khí oxy, gây ra tình trạng mất ngủ. Sau khi trẻ tỉnh giấc sẽ có biểu hiện như chóng mặt, mệt mỏi.
Nếu mẹ muốn quan sát mọi động tĩnh của trẻ, mẹ có thể kê giường của trẻ ở gần để tiện chăm sóc, nhưng tốt nhất không nên đặt hướng đối diện, điều này sẽ giúp trẻ hít thở không khí trong lành, có lợi cho giấc ngủ của trẻ.
Nguồn: Sohu
Dây thanh quản nhân tạo giúp người câm nói được Được nuôi cấy từ tế bào thanh quản, âm thanh mà dây thanh quản nhân tạo phát ra được đánh giá giống tự nhiên. Theo Independent, các nhà khoa học tại đại học Wisconsin-Madison, Mỹ, đã thực hiện quá trình nuôi cấy các mô dây thanh quản từ tế bào thanh quản của con người. Các tế bào được xử lý tiệt trùng...