Sốc: Lộ thêm 133 xe BMW Euro Auto nhập lậu bằng chứng từ giả
Euro Auto đã làm giả giấy tờ để nhập khẩu lô 133 xe BMW, và không khai báo hàng trăm triệu đồng tiền thuế.
Euro Auto đã làm giả giấy tờ để nhập khẩu lô 133 xe BMW này, cũng không khai báo hàng trăm triệu đồng tiền thuế.
Buộc tái xuất?
Bộ Tài chính vừa có văn bản hỏa tốc gửi Bộ Công thương về việc phối hợp xử lý vi phạm của Công ty cổ phần ô tô Âu Châu (Euro Auto) liên quan tới lô hàng 133 chiếc BMW đang nằm ở cảng.
Bộ Tài chính cho biết, Euro Auto đã làm thủ tục hải quan nhập khẩu lô hàng 133 xe ô tô BMW tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KV3 thuộc 29 tờ khai nhập khẩu vào ngày 21/11/2016.
Tháng 11/2015, Chủ tịch HĐQT công ty đã ký nghị quyết tách Công ty cổ phần ô tô Âu Châu thành 2 công ty là Công ty cổ phần ô tô Âu Châu và Công ty PMV và chuyển cơ sở bảo hành bảo dưỡng từ Công ty cổ phần ô tô Âu Châu sang cho PMV kể từ 1/3/2016. Nhưng sau khi chuyển cơ sở bảo hành bảo dưỡng sang PMV, công ty vẫn sử dụng giấy chứng nhận bảo hành bảo dưỡng này để xuất trình cho cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu ô tô về Việt Nam.Để nhập khẩu xe theo Thông tư 20/2011/TT-BCT ngày 12/5/2011, Euro Auto đã được Đại sứ quán Việt Nam tại Đức xác nhận hợp pháp hóa lãnh sự, được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng có thời hạn 3 năm.
Trước đó, sau cuộc họp liên ngành ngày 9/8/2018, Bộ Tài chính đã dự thảo công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo về hướng xử lý các sai phạm của Công ty cổ phần ô tô Âu Châu đối với lô 133 xe ô tô BMW này và lấy ý kiến các bên liên quan.
Sau đó, Bộ Tài chính đã khẳng định 133 xe ô tô nêu trên không đủ điều kiện để làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam.
Về hướng giải quyết, nếu Euro Auto tái xuất lô hàng 133 xe ô tô BMW nêu trên ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì sẽ cho phép tái xuất theo quy định; đồng thời sẽ hoàn trả lại cho doanh nghiệp này toàn bộ số tiền thuế đã nộp đối với lô hàng này.
Video đang HOT
Còn trong trường hợp công ty muốn tiếp tục nhập khẩu 133 xe ô tô BMW trên vào Việt Nam thì hiện nay pháp luật chưa có quy định. Bộ Tài chính cũng cho biết điều này vượt quá thẩm quyền của Bộ và Tổng Cục Hải quan, cần phải xin chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đề xuất phạt 40- 80 triệu đồng
Trong dự thảo văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết ngày 14/8 vừa qua đã làm việc với đại lý ủy quyền của Công ty Sime Darby và Công ty cổ phần ô tô Âu Châu về việc xử lý sai phạm như sau: Công ty cổ phần Âu Châu đã làm giả toàn bộ invoice (chứng từ bắt buộc phải nộp khi làm thủ tục hải quan, Packing list (bảng kê/phiếu chi tiết hàng hóa) giả để làm thủ lục hải quan nhập khẩu 133 xe ô tô BMW về Việt Nam.
Âu Châu cũng làm giả 91 hóa đơn thương mại có giá trị thấp hơn 91 hóa đơn thật do Tập đoàn BMW AG (của Đức) phát hành và sử dụng 91 hóa đơn làm giá này để thông quan 91 xe BMW, trốn gần 6,5 tỷ đồng thuế nhập khẩu.
Bộ Tài chính khẳng định đây là hành vi buôn lậu và trước đó Bộ Công an đã khởi tố 3 bị can Nguyễn Văn Thảo (Tổng giám đốc), Nguyễn Thị Minh Yến (nguyên trưởng phòng kế hoạch kinh doanh) và Trần Hải Đăng (Phó Giám đốc Công ty Việt Á- đơn vị làm dịch vụ hải quan cho Âu Châu).
Chủ tịch Âu Châu là ông Simon Andrew Rock và ông Horst Jugen Herdtle (chuyên Tổng giám đốc), ông Jean Jacques Bui (Giám đốc tài chính) cũng phải chịu trách nhiệm tội trốn thuế cùng ba đối tượng đã bị khởi tố nêu trên.
Công ty Cổ phần ô tô Âu Châu cũng đã không khai báo các khoản phí 105.975.800 đồng là khoản phải cộng vào trị giá hàng hóa nhập khẩu để tính thuế, dẫn đến thiếu số thuế phải nộp là hơn 179.700.000 triệu đồng.
Với vi phạm liên quan đến việc làm giả và sử dụng chứng từ giả để xuất trình cho hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu 133 xe này, Bộ Tài chính đề xuất xử phạt vi phạm hành chính đối với Euro Auto về hành vi “sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo, không hợp pháp, không đúng với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không phải là tội phạm”.
Số tiền phạt dự kiến từ 40 triệu đồng đến 80 triệu đồng; đồng thời tịch thu toàn bộ chứng từ, tài liệu giả do Công ty Cổ phần ô tô Âu Châu đã sử dụng để xuất trình làm thủ tục hải quan cho 133 xe nêu trên.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo kết luận ngày 30/5/2018, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh và Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã giải quyết cho Công ty TNHH Tốc Độ (đại diện của Tập đoàn BMW AG, Đức) làm thủ tục tái xuất toàn bộ 571 xe ô tô BMW ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Nguyên nhân, lô xe này đã về cảng Việt Nam nhưng chưa làm thủ tục hải quan, không liên quan tới vụ buôn lậu bị khởi tố của Euro Auto.
Theo baogiaothong
Nguyễn Đăng Thảo từ "sếp quyền lực" Euro Auto đến đường vào vòng lao lý
Ông Nguyễn Đăng Thảo, Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Ô tô Âu Châu (Euro Auto) vừa bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an bắt tạm giam để điều tra nhập khẩu xe BMW về Việt Nam dùng giấy tờ giả.
Mấy ngày qua, thông tin ông Nguyễn Đăng Thảo - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ô tô Âu Châu (Euro Auto) bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an bắt tạm giam để điều tra nhập khẩu xe BMW về Việt Nam dùng giấy tờ giả đã gây rúng động dư luận.
Chấn động "làng xe nhập"
Theo nhiều người có thâm niên trong nghề kinh doanh ô tô, Nguyễn Đăng Thảo là người có ảnh hưởng và có kinh nghiệm trong giới kinh doanh xe sang nhập khẩu. Tính từ thời điểm gia nhập ngành ô tô, đến khi bị bắt giữ, ông Thảo đã có thâm niên 22 năm trong nghề ô tô với nhiều chức vụ ở các hãng ô tô lớn như Toyota Việt Nam, Mercedes Việt Nam và nhà phân phối độc quyền xe BMW để đến cuối cùng phải chịu vướng vòng lao lý khi đang ở đỉnh cao quyền lực nhất.
Ông Nguyễn Đăng Thảo, người vừa bị bắt giữ được tặng danh hiệu "Doanh nhân điều hành thương hiệu toàn cầu" năm 2015
Với kinh nghiệm và sự giỏi giang, Nguyễn Đăng Thảo là người rất có ảnh hưởng trong giới kinh doanh xe sang tại Việt Nam. Đầu tiên, Nguyễn Đăng Thảo gia nhập liên doanh Toyota tại Việt Nam. Sau 4 năm làm việc, ông này sang bến đỗ mới là Mercedes Việt Nam với trách nhiệm phân phối dòng xe sang của Đức về Việt Nam.
Mười năm tại vị, ông Thảo kinh qua nhiều chức vụ như trưởng phòng điều hành xe trong nước; Phó Giám đốc kinh doanh của liên doanh xe Mercedes tại Việt Nam.
Hơn 10 năm gắn bó với Mercedes Việt Nam, không ai nghĩ ông Thảo quyết chuyển sang quản lý BMW, với tên gọi Euro Auto, một thương hiệu, doanh nghiệp dù là đồng hương nhưng là đối thủ của Mercedes.
Từng được trao danh hiệu doanh nhân điều hành thương hiệu toàn cầu
Lúc này, Euro Auto mới khôi phục trở lại làm ăn tại thị trường Việt Nam sau 1 thời gian gián đoạn. Dưới thời của ông Tổng Giám đốc Horst J. Herdtle, ông Thảo là trợ lực đắc lực mở rộng thị trường, có thị phần ngày càng lớn. Ba sản phẩm là xe hơi hạng sang BMW, xe nhỏ hạng sang MINI và mô tô phân khối lớn BMW Motorrad đã cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ như: Mercedes, Audi, Lexus hay Camry... tại Việt Nam.
Nhiều người trong nghề cho rằng, do có thời gian hơn 14 năm làm việc tại 2 hãng ô tô lớn, với đặc trưng khác nhau: Một là liên doanh lắp ráp, kiêm nhập khẩu (Toyota), một vị trí quản lý về hệ thống nhập khẩu xe hạng sang (Mercedes) nên ông Thảo am tường thị trường để đưa ra những quyết định đánh bại đối thủ.
Sau khoảng 7 năm, từ năm 2009 với vai trò giám đốc kinh doanh và tiếp thị của Euro Auto, ông Thảo đã được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Euro Auto từ tháng 11/2015 thay ông Horst J. Herdtle.
Đứng ở vị trí cao nhất và là người Việt thành công nhất tại Euro Auto, năm 2015, ông Nguyễn Đăng Thảo được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trao tặng danh hiệu "Doanh nhân điều hành thương hiệu toàn cầu". Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm đứng trên đỉnh vinh quang, ông Thảo đã vướng vòng lao lý vì Euro Auto bị Bộ Tài chính phát hiện sử dụng giấy tờ chứng từ giả khi nhập xe BMW về Việt Nam cuối tháng 11/2016.
Vấn đề càng nghiêm trọng hơn khi Bộ Tài chính đề nghị Tổng cục Hải quan dừng thông quan toàn bộ xe BMW của Euro Auto từ cuối năm 2016; Kiến nghị Tòa án Nhân dân tối cao khởi tố vụ án, khởi tố bị can vì tội danh làm giả giấy tờ, buôn lậu.
Cũng ngay sau đó, đại diện tập đoàn BMW AG (Đức) sang Việt Nam phối hợp với các bên để điều tra các giấy tờ pháp lý. Phía BMW AG sau đó khẳng định với Bộ Tài chính một số chứng từ của Euro Auto để làm thủ tục Hải quan không phải do tập đoàn này cung cấp.
Vài nét về Euro Auto Năm 2013, Euro Auto từng cũng bị Hải quan TP.HCM truy thu thuế hơn 80 tỷ đồng với lý do gian lận một số giấy tờ hải quan. Tuy nhiên, công ty này đã khiếu kiện lên Tòa án hành chính - Tòa án Nhân nhân TP.HCM, sau đó Euro Auto thắng kiện, tòa bác bỏ quyết định truy thu thuế của hải quan vì không có cơ sở. Thành lập năm 2006, Euro Auto được coi là điểm tựa cho thương hiệu xe BMW cất cánh ở Việt Nam sau khi hãng này thất trận ở việc bắt tay với Ôtô Hòa Bình (VMC) lắp ráp xe BMW. Việc ra đời Euro Auto đã từng bước dựng lại thương hiệu xe nhập khẩu thành công nhất tại thị trường Việt Nam với hàng loạt các showroom, đại lý của hãng được mở tại TP.HCM và Hà Nội. Được biết, công ty sở hữu của Euro Auto là Sime Darby Group tại Malaysia, năm 2013 sau khi thâu tóm thành công Europe Automobiles Corp Holdings (EACH), sở hữu gần 74% tại Công ty cổ phần Ôtô Âu Châu và 2 cá nhân khác. Sime Darby Group có 90% cổ phần tại Euro Auto để thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình. Tại châu Á, Sime Darby Group là một trong những nhà phân phối ô tô lớn nhất và là đối tác phân phối nhiều thương hiệu như BMW, Rolls-Royce, Porsche, Jaguar và Lamborghini... Riêng thương hiệu BMW, đây là nhà phân phối lớn thứ 3 thế giới. Mạng lưới của công ty này trải rộng trên các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Úc và New Zealand.
Theo Nguyễn Tuyền (Dân trí)
Thuê xe ôtô rồi làm giả giấy tờ mang đi bán Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) ngày 11-8 cho biết đang hoàn tất thủ tục để ra quyết định truy nã Đào Xuân Mạnh (42 tuổi, HKTT ở phố Đức Hinh 1, thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Vụ án mở...