Sốc khi nghe mẹ chồng mắng mẹ đẻ ‘vô học’
Anh lấy quyền gì, mẹ anh lấy quyền gì để được xúc phạm mẹ tôi? Đối với tôi, mẹ là người yêu thương nhất. Mẹ đã hi sinh vì tôi nhiều. Chẳng lẽ, hai vợ chồng tôi lại li dị chỉ vì chuyện này?
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông tại một huyện nhỏ của tỉnh Ninh Bình. Từ nhỏ tới lớn, sức khỏe của tôi không được tốt nên nên mọi việc trong nhà ít khi bố mẹ bắt tôi làm.
Mẹ nói với tôi rằng, mẹ chỉ muốn tôi tập trung vào học hành thật giỏi để xin được một công việc tốt, để không phải chịu cảnh chân nấm tay bùn, vất vả sớm khuya như mẹ mà thôi.
Để không làm bố mẹ thất vọng, tôi ra sức học hành và thi đỗ vào một trường đại học có tiếng ở Hà Nội. Tại đây tôi đã gặp Văn, chồng của tôi bây giờ. Văn là một người đàn ông tốt và dễ đồng cảm.. Hiểu được hoàn cảnh của tôi, anh rất thương và cảm phục tôi. Lâu dần chúng tôi chuyển từ tình bạn sang tình yêu lúc nào không hay.
Văn sinh ra và lớn lên trong một gia đình ở thị xã Thái Bình. Tuy đều là &’con nhà nông’ nhưng Văn có cuộc sống sung túc hơn tôi. Bố mẹ anh mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ buôn bán nên kinh tế cũng có vẻ khá giả., chứ không vất vả đầu tắt mặt tối như bố mẹ tôi.
Ra trường, cả hai chúng tôi xin được việc ngay và làm đám cưới luôn. Ở thời điểm lấy chồng, tôi mới ở tuổi 23, với tôi lứa tuổi đó còn quá trẻ để làm mẹ, làm vợ. Văn là mối tình đầu tiên cũng là duy nhất của tôi.
Cưới nhau xong chúng tôi chuyển đến ở một căn hộ chung chư ở ngoại thành Hà Nội. Đây là căn hộ do bố mẹ chồng tôi tích cóp bao nhiêu năm để mua cho con trai khi lấy vợ. Nếu chỉ nhìn vào đó thì mọi người thấy tôi là một cô gái thật may mắn và tốt số. Nhưng với tôi thì không hoàn toàn như vậy.
Tôi là một cô gái được mọi người đánh giá là xinh xắn, hiền lành và nhút nhát. Khi về ra mắt gia đình anh, ban đầu mọi người yêu quý và xởi lởi lắm. Nhưng sau khi nghe về hoàn cảnh gia đình tôi thì bố mẹ anh tỏ vẻ khó chịu ngay lập tức. Ông bà không muốn tôi làm con dâu bởi không &’môn đăng hậu đối’.
Bà cũng nói thẳng vào mặt tôi rằng: “Nhà bác chỉ có một mình Văn là con trai, bác muốn Văn lấy được một gia đình trí thức, không ít ra thì phải là gái Hà Nội, chứ bác chán cái cảnh quê mùa lắm rồi, đèo bòng mệt lắm!”.
Câu nói của bà như gáo nước lạnh hắt vào mặt tôi. Tôi chẳng biết nói gì mà chỉ khóc vì tủi thân. Sau buổi hôm đó, tôi đã thẳng thừng đề nghị chia tay Văn mấy lần nhưng lần nào anh cũng lại níu kéo van xin.
Anh lao vào rượu chè và luôn tỏ ra đau khổ tuyệt vọng, một mực muốn níu giữ tôi. Anhbảo anh hứa sẽ thuyết phục mẹ để chấp nhận tôi.
Vì thương anh, vì yêu anh và vì tin anh, tôi đã không bỏ anh mà đi. Chúng tôi tìm mọi cách để &’chiến đấu’ với sự hà khắc của mẹ.anh. Tôi cũng cố gắng hết sức để mẹ thay đổi suy nghĩ về mình. Và rồi chúng tôi cũng đến được với nhau bằng một đám cưới. Cưới nhau xong tôi sinh con ngay.
Những ngày tôi ở cữ cũng là những ngày tôi nhận ra rõ bản chất khinh người và nanh nọc của mẹ chồng.
Mẹ đẻ tôi khi đó bỏ hết công việc đồng áng ở nhà để lên chăm sóc và giúp đỡ tôi. Mẹ chồng tuy không trông nom thường xuyên được nhưng cứ cuối tuần là bà lên thăm con thăm cháu.
Video đang HOT
Ban đầu tôi cứ tưởng mẹ quan tâm đến chúng tôi nên mới tới thường xuyên như vậy nhưng sau này tôi mới biết hóa ra bà lên để giám sát, soi xét và điều khiển tôi chứ chẳng tử tế gì.
Những ngày ở nhà tôi, bà tỏ vẻ coi thường mẹ tôi ra mặt. Mẹ tôi nói chuyện thì bà luôn tỏ vẻ không nghe thấy bởi “giọng nhà quê của bà khó nghe quá” khiến nhiều khi mẹ tôi phải cố nói với đến 2,3 lần để thông gia nghe rõ hơn. Tôi thấy những lúc đó mẹ chồng ngoảnh mặt đi chỗ khác cười khẩy, trong khi mẹ tôi vốn thật thà chẳng hay biết gì. Tôi nhìn mà tức vô cùng.
Không những thế bà còn hay sang buôn chuyện với hàng xóm nói xấu mẹ con tôi. Bà luôn bảo tôi như “chuột sa chĩnh gạo” và cố tình lừa con trai bà vào tròng. Tôi nghe phong phanh nhưng không dám ý kiến gì bởi chẳng có bằng chứng. Tôi biết bà tuy bằng mặt nhưng không bằng lòng với tôi chút nào. Bà luôn ghen ghét đố kỵ với tôi.
Tôi sinh nở nhưng bà không muốn cho tôi ăn uống tẩm bổ vì sợ tốn kém, bà toàn đi chợ mua những món mà tôi không thích và cứ cố bắt tôi ăn như để trêu tức tôi.
Mẹ tôi chân chất thật thà, chẳng thể ngờ được thông gia lại ghê gớm đến thế nên vẫn cần mẫn cơm bưng nước rót phục vụ tôi và thông gia. Còn mẹ chồng hết nhiệm vụ đi chợ là ngồi trên giường ôm cháu và chỉ tay năm ngón sai khiến. Tôi làm bất cứ việc gì bà cũng can thiệp.
Ngay cả cái việc đơn giản như cái xô cái chậu để vị trí nào bà cũng mắng tôi. Mang tiếng là nhà của tôi nhưng bà coi như nhà của bà. Bà bắt tôi thay chậu thay xô, treo khăn ở chỗ này, đặt thứ này ở chỗ này thứ kia ở chỗ kia… khiến tôi ức chế vô cùng.
Đồ dùng trong gia đình tôi mua bà cứ dè bỉu chê bai. Bà chê tôi nhà quê không có mắt thẩm mỹ mua cái lò vi sóng khó dùng hay cái máy giặt “lắm nút”… Tôi cố nhịn vì không muốn mất hòa khí gia đình. Vả lại tôi không muốn mẹ đẻ tôi phải suy nghĩ lo lắng nhiều về tôi.
Mẹ tôi có con đầu cháu sớm nên còn bỡ ngỡ trong việc chăm sóc cháu. Cũng bởi thôi vì cách nuôi dạy của thế hệ mình bây giờ làm sao giống được với thế hệ của ông bà mình trước kia. Chính vì thế tôi phải hướng dẫn mẹ từng li từng tí cho mẹ quen. Được cái mẹ rất chịu khó học hỏi và lại thương con thương cháu nên việc gì mẹ cũng xăng xái làm, tuy còn lóng ngóng. Từ khi có mẹ lên tôi rất vui.
Chỉ có điều mẹ chồng thì lại không như mẹ đẻ. Bà luôn dò xét và khó chịu với mẹ con tôi. Có lần thấy mẹ tôi đang loay hoay thay bỉm cho cháu, bà nhảy phắt lên giường giật lấy và đòi tự thay. Mẹ tôi thì không để ý, quay ra làm việc khác nhưng tôi đứng ở bếp nhìn lên chứng kiến tận mắt bà vứt phịch cái bỉm cũ ra góc nhà và lẩm bẩm “đồ vô học”. Ngay lúc tôi tôi giận sôi máu lên nhưng không dám phản ứng. Nhìn sang bên mẹ thấy mẹ mình vẫn tất bật gấp quần gấp áo, lau lau chùi chùi nhà cửa mà tôi thấy thương.
Tôi mang chuyện này về nói lại với chồng thì chồng cãi bay cãi biến, và bênh mẹ chằm chặp, anh nói chắc tai tôi nghễnh ngãng. Vả lại nếu bà nội có nói đi nữa thì bà ngoại cũng không nghe thấy tức là không sao. Làm con dâu tốt nhất đừng nhiều chuyện và đừng gây sự với mẹ chồng làm gì. Mẹ tuy ác mồm nhưng thương con thương cháu. Thấy chồng bênh mẹ chằm chặp như vậy tôi im, chả nói gì thêm nữa. Lòng tôi buồn và thương mẹ mình vô hạn. Tôi biết phải làm sao?
Theo Megafun
Kế hoạch liều lĩnh sau cánh cửa phòng ngủ bố mẹ của cậu bé tuổi 12
Qua cánh cửa phòng ngủ cháu thấy hình như bố còn bắt mẹ không được mặc quần áo giữa trời lạnh nữa ấy.
Xin chào các cô, bác trong chuyên mục tâm sự của báo điện tử Người Đưa Tin. Cháu là Nam, năm nay cháu 12 tuổi, đang là học sinh lớp 6.
Qua một vài lần tình cờ, cháu có biết đến chuyên mục tâm sự này và thỉnh thoảng mỗi lúc rảnh rỗi hoặc buồn cháu lại vào đây đọc để xem có nhà ai giống nhà cháu không. Tuy nhiên, cháu không thấy có chia sẻ nào giống với hoàn cảnh của gia đình cháu cả.
Vậy nên hôm nay cháu viết những dòng thư này gửi tới các cô các chú với mong muốn nhận được những lời chia sẻ và giúp cháu thoát khỏi nỗi buồn này.
Cháu là anh cả, dưới cháu còn một em trai đang học lớp 4 và một em gái 3 tuổi. So với các bạn ở xóm, cháu có điều kiện học tập, ăn mặc hơn nhiều và cháu cũng hay được bố mẹ cho đi chơi.
Tuy nhiên, cháu luôn cảm thấy buồn và lo lắng cho mẹ bởi cháu biết bố mẹ không hợp nhau, thường xuyên cãi vã và theo cháu nghĩ, nguyên nhân của những trận xung đột này chủ yếu bắt nguồn từ bố. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, cháu luôn cảm thấy buồn và lo lắng cho mẹ bởi cháu biết bố mẹkhông hợp nhau, thường xuyên cãi vã và theo cháu nghĩ, nguyên nhân của những trận xung đột này chủ yếu bắt nguồn từ bố.
Bố cháu là người nóng tính vô cùng. Cứ mỗi khi bố không hài lòng với chuyện gì đó bố đều phá phách đồ đạc trong nhà. Nhà cháu đã có biết bao nhiêu cốc, chén, bát bị vỡ sau mỗi lần bố giận.
Có lần giận mẹ chuyện gì đó bố còn đập tan cả giàn tủ bếp mà mẹ phải nhờ tận bác họ ở xa đóng. Nghe mẹ nói bộ tủ đó mẹ thích và đóng hết rất nhiều tiền nên khi tủ bị bố phá, mẹ đã khóc rất nhiều. Hôm đó, mẹ bảo cả đời này mẹ chẳng thể quên được "sự ngông cuồng" của bố và khiến bố rất giận. Bố đã đẩy mẹ ngã xuống nhà và hôm đó mẹ khóc rất lớn, chắc vì mẹ vừa đau, vừa tủi hờn.
Lần đó, khi thấy bố to tiếng với mẹ và đập phá tủ bếp, cháu đã hét ầm lên, khóc lớn và chạy sang gọi hàng xóm nhờ cứu giúp. Và khi thấy mấy bác hàng xóm sang bố cháu đã dừng tay nhưng tối ấy cháu bị bố đòn rất đau vì tội tự ý can ngăn bố.
Đến giờ, cháu vẫn còn vết sẹo ở mu bàn tay do lần bố đánh đó.
Cũng chính vì vậy mà từ đó đến nay mỗi lần bố có xích mích hay gây sự với mẹ, cháu đều phải lảng xa, không dám can ngăn nữa. Cháu thường cùng các em trốn vào một căn phòng đóng kín cửa để không phải nghe thấy âm thanh đáng khiếp nữa.
Dù không nghe rõ tiếng bố mẹ nữa và cũng không nhìn thấy bố mẹ làm gì nữa mỗi lúc cãi nhau nhưng cháu luôn sợ lắm, gần như lần nào cháu cũng khóc. Cháu chỉ sợ bố mạnh tay đánh mẹ đau, sợ nhỡ mẹ ốm, hay bị thương thì chẳng có ai chăm sóc bọn cháu. Và cả, cháu cũng thương mẹ lắm. Cháu rất sợ mẹ khóc hay mẹ buồn.
Từ bé tới giờ, cháu không thể nhớ nổi có bao nhiêu lần bố khiến mẹ khóc nữa. Cháu vẫn còn nhớ ngay từ hồi cháu còn nhỏ xíu, có lần mẹ đang bế cháu trên tay mà bố vẫn còn kéo tóc khiến mẹ khóc nức nở.
Bố cháu lại là người hay uống rượu. Mỗi đợt bố về nhà chơi (bố là kỹ sư xây dựng và thường đi công tác xa nhà), gần như ngày nào bố cũng đi uống rượu khi bố nói bố đi với bạn, khi với mấy bác cùng công ty.
Những ngày bố về, mẹ thường chuẩn bị cơm rất nhiều món nhưng hôm nào cũng vậy, bố về nhà rất muộn nên bữa cơm tối chỉ có bốn mẹ con. Đã vậy, khi về nhà, bố nồng nặc mùi rượu và rất hay kiếm cớ để mắng bốn mẹ con cháu.
Nhiều lần chỉ vì nhìn thấy chồng sách cháu xếp không thẳng mà bố mắng cháu té tát. Có hôm em út bày bừa cuộn giấy vệ sinh cũng bị bố đánh đau khiến em khóc lặng.
Nhưng với bọn cháu, những lúc dù say bố cũng chỉ mắng hay đòn như vậy. Còn với mẹ, bố không chỉ mắng mà còn chửi mẹ với những lời lẽ rất đáng sợ. Có lần bố còn dọa giết mẹ nữa, khiến đêm ấy cháu không sao ngủ được.
Sáng hôm sau cháu có hỏi mẹ về lời bố nói nhưng mẹ bảo đấy chẳng qua là do bố say. Có lần cháu cũng rủ mẹ rằng bốn mẹ con về nhà bà ngoại sống để những lúc bố say bố không dám về nhà hoặc nếu bố có nặng lời với mẹ, bà còn can thiệp.
Tuy nhiên, mẹ cháu bảo rằng bố nói vậy là vì lúc đó bố say rượu, không hiểu mình nói gì mà thôi. Mẹ cũng bảo bố chỉ dọa mẹ vậy thôi chứ không bao giờ làm hại gia đình đâu.
Nhưng cháu vẫn cảm thấy lo lắng lắm và cháu cũng nghĩ mẹ không muốn nói xấu bố với bọn cháu nên che đậy vậy thôi. Chứ thực tế, cháu thấy mẹ rất buồn.
Bố đi công tác triền miên, một tháng chỉ về nhà vài lần nhưng lần nào về bố cũng mắng mẹ và khiến mẹ khóc. Nhiều lần, mẹ cũng từng bảo cháu rằng: "Con lớn lên đừng giống bố nhé!". Cháu biết mẹ thất vọng về bố nhưng mẹ luôn giấu mọi nỗi buồn ở trong lòng.
Mẹ cháu là người rất tốt. Từ nhỏ đến giờ, bất cứ ai quen biết cũng đều khen mẹ đảm đang, hiền lành. Ông bà nội cháu rất quý mẹ và với bọn cháu, mẹ thật tuyệt vời, mẹ luôn dịu dàng chăm chút từng tí một.
Ngay cả với bố cháu, dù bố cư xử như vậy nhưng mẹ luôn chăm sóc bố chu đáo. Mỗi lần bố về nhà, bao giờ mẹ cũng dọn phòng bên cho ba anh em ngủ (bình thường những lúc bố đi vắng cả bốn mẹ con ngủ chung phòng) vì mẹ bảo bố đi xa mệt nên cần tĩnh tại và có giường rộng để nằm.
Ấy thế mà bố cháu chẳng thương mẹ. Có hôm cháu trở dậy đi vệ sinh lúc nửa đêm thấy bố mẹ vẫn nói chuyện ở trong phòng. Qua cánh cửa phòng ngủ cháu thấy hình như bố còn bắt mẹ không được mặc quần áo giữa trời lạnh nữa ấy.
Đêm ấy, cháu cứ thức mãi để nghĩ kế làm sao bố không bắt nạt được mẹ và gần đây cháu đã bàn với các em độc chiêu là nhất quyết ba anh em không chịu ra khỏi phòng ngủ của mẹ những khi bố ở nhà.
Nếu mỗi lần bố về mà để mẹ ngủ với bố cháu rất lo. Giờ cháu phải làm sao để thuyết phục bố mẹ cho ngủ cùng đây? Ảnh minh họa.
Cháu tin rằng có bọn cháu ở đó, bố sẽ không dám làm gì với mẹ và nếu bố mắng hay đánh mẹ cháu sẽ gọi điện cho bà và bác ứng cứu.
Tuy nhiên, bố cháu và lạ thay cả mẹ cũng ngăn cản kế hoạch đó. Hôm trước, một mình cháu liễu lĩnh chui vào giường bố mẹ ngủ với lý do nhớ mẹ nhưng lập tức bị cả bố và mẹ đuổi ra.
Nếu mỗi lần bố về mà để mẹ ngủ với bố cháu rất lo. Giờ cháu phải làm sao để thuyết phục bố mẹ cho ngủ cùng đây? Và có cách nào để bố bớt uống rượu và chửi mắng mẹ cháu nữa ạ?
Theo Nguoiduatin
Xin lỗi mẹ, con đã lấy nhầm chồng! Ngày cưới chị, mẹ chị khóc hết nước mắt, bởi người từng trải như bà đủ biết cuộc đời con gái mình sẽ khổ vì trót lấy nhầm chồng. Chị nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng lại nết na. Mười bảy tuổi, đã có hơn chục đám tới hỏi cưới chị. Bố mẹ chị từ chối vì thương chị còn trẻ dại. Thế...