Sốc khi biết giá trị thật của chiếc bát nhỏ ‘nhìn qua không ai muốn dùng’
Cư dân địa phương mua chiếc bát nhỏ cũ kỹ ở cửa hàng gần nhà có giá 35 USD vô cùng bất ngờ khi biết đó là đồ cổ quý hiếm từ triều đại nhà Minh, Trung Quốc, ước tính có giá trị nửa triệu USD.
Sốc khi biết giá trị thật về chiếc bát nhỏ ‘nhìn qua không ai muốn dùng’
Một chiếc bát hoa nhỏ có họa tiết hoa văn màu trắng, xanh mua được tại một cửa hàng ở Connecticut, Mỹ đã được xác định là món đồ cổ đặc biệt quý hiếm của Trung Quốc từ thế kỷ 15.
Được biết, chủ nhân của chiếc bát chỉ bỏ ra khoảng 35 USD, tương đương khoảng hơn 800.000 đồng. Chiếc bát hoa màu xanh trắng quý hiếm từ triều đại nhà Minh, Trung Quốc sẽ xuất hiện trong phiêu đấu giá tại Sotheby’s, New York vào tháng tới.
Ước tính, hiện vật màu xanh, trắng tinh xảo, có các họa tiết hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa cúc, hoa lựu có giá lên tới nửa triệu USD, gấp gần 14.300 lần số tiền mua ban đầu.
Trung tâm đấu giá Sotheby’s không tiết lộ danh tính của chủ sở hữu. Angela McAteer, người đứng đầu bộ phận nghệ thuật Trung Quốc tại trung tâm đấu giá chỉ chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng người đàn ông ban đầu không mặc cả gì vì giá mua vào là 35 USD.
Sau đó, ông đã gửi ảnh chiếc bát cho các chuyên gia và họ xác định đó là một vật có ý nghĩa lịch sử. Angela McAteer cho biết: “Theo cảm quan, chúng tôi có cảm giác rất tốt về điều đó. Khi kiểm tra kỹ hơn chúng tôi phát hiện chiếc bát có nguồn gốc từ triều đình Hoàng đế Vĩnh Lạc, người trị vì từ năm 1403 đến năm 1424, thời kỳ mà kỹ thuật đồ sứ đặc biệt nổi tiếng”.
Chiếc bát được biết đến với cái tên ‘bát sen’ do có hình dáng giống búp sen, có phần thân bằng sứ cực kỳ nhẵn bóng và lớp men bóng mượt không mài mòn. Angela McAteer nhấn mạnh rằng: “Chất lượng tuyệt vời chưa từng thấy trong các triều đại sau đó. Bên cạnh màu xanh coban đặc trưng, chiếc bát có tất cả dấu hiệu mà người ta mong chờ trong triều đại Hoàng đế Vĩnh Lạc, nhà Minh”.
Video đang HOT
Trong thời gian trị vì của mình, Hoàng đế Vĩnh Lạc đã thay đổi đồ sứ, kiểm soát nhiều hơn các lò nung của hoàng gia tại Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây, nơi chế tác đồ sứ quan trọng nhất của Trung Quốc.
Angela McAteer cho biết: “Hoàng đế Vĩnh Lạc thực sự đề cao tầm quan trọng của nghệ thuật đồ sứ. Ông đã nâng nó lên tầm cao mới, từ một chiếc bát tiện dụng, thành một tác phẩm nghệ thuật thực sự”.
Dưới triều đại Hoàng đế Vĩnh Lạc, việc chế tác đồ sứ đã phát triển mạnh mẽ với những kỹ thuật đặc biệt đã được hoàn thiện trong thời kỳ trị vì của ông.
Chiếc bát có đường kính khoảng 15 cm, chứa những chi tiết mang giá trị cả về mặt nghệ thuật, thực tiễn đối với triều đại. Không ai biết cụ thể làm thế nào mà chiếc bát di chuyển quãng đường dài xuất hiện trong cửa hàng ở Connecticut, Mỹ.
Theo trung tâm đấu giá Sotheby’s, chỉ có 5 chiếc bát tương tự nằm ở những địa điểm khác nhau như Bảo tàng cung điện quốc gia ở Đài Bắc, Bảo tàng Anh, Bảo tàng Victoria & Albert ở London.
Ngoài ra, thời gian tới, trung tâm đấu giá Sotheby’s, sẽ tiếp tục giới thiệu chiếc lọ bằng ngọc bích thế kỷ 18 và chiếc bát bằng bạc được trang trí công phu từ thời nhà Đường. Mỗi đồ cổ có giá trị ước tính khoảng 1,5 triệu USD.
Thủy tinh Uranium - những món đồ cổ phát ra ánh sáng xanh
Con người từng tiếp xúc với phóng xạ có hại để tạo ra thủy tinh Uranium - thủy tinh hùynh quang phát ánh sáng xanh lá dưới đèn UV.
Ngày này, một số nhà sưu tập đồ cổ vẫn sống với thủy tinh Uranium trong nhà.
Thủy tinh Uranium có khả năng phát quang đặc biệt
Đúng như tên gọi của nó, thủy tinh Uranium là một loại thủy tinh đặc biệt được làm bằng Uranium oxit, khiến sản phẩm có màu vàng hoặc xanh lá cây ngả vàng. Tuy nhiên, nguyên liệu đặc biệt cũng làm cho nó phát ra phóng xạ và tỏa ra ánh sáng màu xanh lục dưới ánh sáng đen của đèn UV.
Hiện nay vẫn còn nhiều nhà sưu tầm thủy tinh Uranium trên thế giới
Tỷ lệ Uranium trong những món thủy tinh này thường chiếm tỷ lệ khoảng 2% nhưng cũng có một số thủy tinh được tạo ra vào đầu thế kỷ 20 chứa tới 25% Uranium. Điều thú vị là khả năng phát ra ánh sáng hùynh quang của thủy tinh Uranium không liên quan đến tính phóng xạ của nó mà do một tính chất hóa học của Uranium. Trên thực tế, thủy tinh Uranium thường được coi là an toàn, miễn là bạn không sử dụng nó liên tục.
Để sưu tầm thủy tinh Uranium, bạn phải nắm rõ các nguyên tắc an toàn
Bạn cũng không nên sử dụng thủy tinh Uranium để đựng thực phẩm hay đồ uống, đặc biệt khi thực phẩm có tính axit, chúng có xu hướng đào thải Uranium ra ngoài.
Thêm nữa, bạn không nên dành hơn 2 giờ mỗi ngày để làm sạch bộ sưu tập thủy tinh Uranium của mình, đặc biệt nếu các món đồ đó có nồng độ Uranium lớn.
Khả năng phát sáng phụ thuộc vào nồng độ Uranium
Các chất phóng xạ được liên kết chắc chắn với kết cấu thủy tinh, làm giảm đáng kể nguy cơ phát tán ra môi trường. Vật phẩm bằng thủy tinh Uranium có hàm lượng Uranium oxit khoảng 2% sẽ chỉ phát ra khoảng 100 R/h bức xạ, đảm bảo mức độ an toàn khi sử dụng.
Cũng cần lưu ý rằng bức xạ chỉ diễn ra trong phạm vi không quá 10-15 cm. Vì vậy, việc cất giữ thủy tinh Uranium trong tủ kính sẽ không gây ra rủi ro đáng kể cho sức khỏe.
Ánh sáng xanh và độ quý hiếm của thủy tinh Uranium có sức mê hoặc nhất định
Điều thú vị là nồng độ Uranium trong thủy tinh càng cao thì nó càng ít phát quang dưới ánh sáng UV. Trên thực tế, các món đồ có hàm lượng Uranium oxit trên 25% sẽ mất hoàn toàn khả năng phát sáng.
Thủy tinh Uranium là món đồ cổ đầy giá trị
Một bức tranh khảm được tìm thấy trong một biệt thự La Mã ở Cape Posillipo, Vịnh Naples, Ý có chứa các mảnh thủy tinh Uranium với nồng độ Uranium 1%, là bằng chứng cho thấy loại kính này đã được sử dụng từ thời cổ đại. Tuy nhiên, việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm thủy tinh Uranium chỉ diễn ra vào cuối thời Trung cổ, sau khi người ta phát hiện ra các hợp chất chứa Uranium trong các mỏ bạc ở Habsburgs, thuộc Joachimstal, Bohemia.
Khách "chơi trội" chi 14 tỷ đồng cho chiếc bình vỡ, người bán suýt ngã khỏi ghế Không ai có thể ngờ một chiếc bình vỡ, cũ kỹ lại được trả với mức giá cao đến vậy. Chiếc bình vỡ được mua với mức giá khó tin. Ảnh: The Sun Tờ The Sun hôm 23/11 đưa tin, chiếc bình vỡ cao 50 cm, được làm bằng gốm. Ban đầu, do bị nứt vỡ và đã được gắn lại, chiếc bình...