Sốc: Hàng trăm phi công Mỹ tranh nhau dùng 17 chiếc F/A-18
Nhìn bên ngoài sự hoành tráng của quân đội Mỹ, ít ai nhận thấy được những thực trạng xuống cấp, thiếu thốn vũ khí trang bị của các quân, binh chủng.
Hải quân đánh bộ Mỹ thiếu máy bay trầm trọng
Trên trang web của Tạp chí “Tuần tin tức” (Newsweek) của Mỹ, lực lượng hải quân đánh bộ nước này (United States Marine Corps – USMC) đang đứng trước những vấn đề rất lớn phải giải quyết về khoảng trống lực lượng.
Các máy bay chiến đấu của họ hiện nay đa số là mua sắm trong giai đoạn thập niên 80 cho đến giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, hiện đang đứng trước những vấn đề kỹ thuật lớn cần phải đại tu, nâng cấp nhưng số lượng máy bay của họ đang thiếu hụt trầm trọng.
Hải quân đánh bộ Mỹ đã chờ đợi rất nhiều năm để bổ sung lực lượng nhưng kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5, phiên bản cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng là F-35B tiến triển quá chậm, không có cách nào để duy trì thực lực của lực lượng không quân hạm.
Hiện nay, nhóm hàng không của lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ đang bị “co lại”. Họ còn sở hữu 276 chiếc F/A-18 Hornet nhưng là phiên bản tiêm kích hạm, chiếm hơn 2/3 số lượng máy bay của toàn bộ lực lượng (còn lại là khoảng 140 chiếc AV-8B Harrier đã cũ, tỷ lệ rơi và gặp sự cố kỹ thuật cao).
Ngày 20-4 năm nay, Phó tư lệnh hải quân đánh bộ, phụ trách lực lượng không quân của USMC là ông Jon Davis đã báo cáo trước Thượng viện Mỹ rằng, trong số 276 chiếc F/A-18 Hornet (số hiện đại nhất) cũng chỉ có 87 chiếc đủ điều kiện an toàn bay, chiếm tỷ lệ có 32%.
Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện thường xuyên, để hàng trăm phi công của lực lượng này có đủ số giờ bay tích lũy kinh nghiệm điều khiển máy bay, sử dụng thành thạo vũ khí, họ cần phải có ít nhất là 58% số lượng máy bay F/A-18 đủ điều kiện cất cánh.
Hải quân Mỹ đang thiếu hụt máy bay trầm trọng
Tuy nhiên, những con số trên vẫn là các báo cáo đã giảm nhẹ nguy cơ, còn trên thực tế, tình trạng của lực lượng không quân, thuộc hải quân đánh bộ Mỹ còn tồi tệ hơn nhiều.
Hiện lực lượng này đang triển khai ở tây Thái Bình Dương và chiến trường Trung Đông khoảng 40 chiếc Hornet (trong chiến dịch đánh tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria, cùng với việc triển khai bao vây Trung Quốc). Ngoài ra, còn 30 chiếc khác đang trong biên chế các phi đội huấn luyện cơ bản.
Điều này khiến cho hàng trăm phi công khác của hải quân đánh bộ (không tham gia đánh IS hoặc tuần tiễu ở Tây Thái Bình Dương) đang sử dụng vẻn vẹn có 17 chiếc F/A-18 Hornet.
Mà những chiếc máy bay này vì tránh quá tải nên mỗi tuần cũng chỉ cất cánh vài lần, trong thời gian ngắn, không đủ để các phi công có số giờ bay tương đối, nhằm mục đích tối thiểu là duy trì kỹ thuật bay của bản thân.
Hải quân đánh bộ Mỹ tập sống kiểu “con nhà nghèo”
Hiện nay, trên các tàu tấn công đổ bộ có boong phóng máy bay của Hải quân Mỹ sử dụng cường kích phản lực AV-8B Harrier, có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) trên boong phóng chật hẹp của tàu đổ bộ, có lượng giãn nước bằng 1/2 tàu sân bay.
Video đang HOT
Trước sự chậm trễ chưa biết đến ngày nào khắc phục được của chương trình phát triển loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 là tiêm kích tàng hình F-35B, Mỹ bắt buộc phải tiếp tục dùng AV-8B, nên phải nâng cấp duy trì số lượng 140 chiếc máy bay chiến đấu này.
Mỹ đã phải “luộc lại” phụ tùng của Anh để duy trì hoạt động của AV-8B Harrier
Kế hoạch nâng cấp cũng vấp phải không ít khó khăn vì việc sản xuất máy bay này đã ngừng vào năm 1997, hoạt động nâng cấp lớn cũng ngừng vào năm 2003. Rất may cho Quân đội Mỹ, 3 năm trước, Hải quân Anh đã cho 74 chiếc BAE Sea Harrier (thiết kế tương tự AV-8B) nghỉ hưu.
Loại máy bay này hiện được Anh đưa vào niêm cất, bảo trì để sẵn sàng hoạt động trở lại, bởi người Anh vẫn hy vọng rằng sẽ tìm được một khách hàng quan tâm đến loại máy bay này, ví dụ như Ấn Độ, Brazil…
Điều này dẫn đến việc Mỹ mua lại máy bay Sea Harrier của Anh để chủ yếu là tháo dỡ lấy phụ tùng thay thế cho AV-8B để sử dụng đến năm 2030 (thay vì năm 2027 như dự tính ban đầu). Nếu không, máy bay AV-8B của Mỹ chỉ tồn tại tới khoảng năm 2020 là không thể bay nổi.
Quân đội Mỹ đã trả 180 triệu USD cho số của phụ tùng thay thế và các máy bay đã ngừng hoạt động của Anh. Hiện tại, Mỹ tháo dỡ các máy bay Anh để lấy phụ tùng thay thế. Tuy thiết bị điện tử 2 loại khác nhau nhưng một số thành phần vẫn có thể được hoán đổi cho nhau.
Theo_Báo Đất Việt
Tiết lộ về sức mạnh của lực lượng pháo binh Nga
Quân đội Nga hiện cũng sở hữu lực lượng pháo binh cực kỳ đông đảo với số lượng 13-14.000 khẩu pháo các loại, có tầm bắn từ vài km tới hàng chục và thậm chí là cả trăm km.
Là một trong những quân đội hùng mạnh, đông đảo nhất thế giới, cho nên yêu cầu hỏa lực của Quân đội Nga là rất rất lớn. Chính vì vậy, bên cạnh hàng nghìn xe tăng, Quân đội Nga hiện cũng sở hữu lực lượng pháo binh cực kỳ đông đảo với số lượng 13-14.000 khẩu các loại.
Trong đó, số lượng pháo xe kéo của lực lượng pháo binh Nga lên tới 4.000 khẩu các loại, nhưng chỉ có khoảng 1.500 khẩu pháo trong trạng thái trực chiến, số còn lại được niêm cất bảo quản lâu dài.
Trang bị pháo kéo của Quân đội Nga có đủ loại, lớn nhất là 152mm. Một số loại pháo kéo của Nga gồm: 2A18 D-30 122mm; 2A36 Giatsint-B 152mm; 2A65 Msta-B; Nona-K 120mm và MT-12 Rapira 100mm.
Ảnh binh sĩ Nga huấn luyện sử dụng pháo kéo.
Trang bị pháo tự hành chiếm số lượng lớn nhất của pháo binh Nga, lên tới 6.000 khẩu các loại.
Các loại pháo tự hành của Nga gồm: 2S1 Gvozdika 122mm; 2S3 Akatsiya 152mm; 2S4 Tyulpan 240mm; 2S5 Giatsint-S 152mm; 2S7 Pion 203mm; 2S19 Msta-S 152mm; 2S23 Nona-SVK 120mm; 2S34 Chosta 120mm.
Trong đó loại hiện đại nhất là 2S19 Msta-S.
Tuy có tới 6.000 khẩu, nhưng số trực chiến chỉ khoảng 2.000 khẩu.
Lực lượng pháo phản lực phóng loạt của Quân đội Nga hiện có khoảng 3.600 khẩu.
Tuy nhiên cũng chỉ có chừng 1.200 khẩu pháo phản lực trực chiến, chiếm số đông là loại BM-21 Grad.
Số trực chiến của tổ hợp pháo phản lực phóng loạt mạnh mẽ nhất BM-30 Smerch được cho là chỉ khoảng 30 khẩu, còn lại hơn 100 khẩu niêm cất.
Pháo binh Nga cũng được trang bị một số tổ hợp tên lửa chống tăng mang vác và tự hành. Ví dụ như tổ hợp tên lửa Khrizantema-S có khả năng phá hủy mọi xe tăng tối tân trên thế giới.
Là một trong những quân đội hùng mạnh, đông đảo nhất thế giới, cho nên yêu cầu hỏa lực của Quân đội Nga là rất rất lớn. Chính vì vậy, bên cạnh hàng nghìn xe tăng, Quân đội Nga hiện cũng sở hữu lực lượng pháo binh cực kỳ đông đảo với số lượng 13-14.000 khẩu các loại.
Trong đó, số lượng pháo xe kéo của lực lượng pháo binh Nga lên tới 4.000 khẩu các loại, nhưng chỉ có khoảng 1.500 khẩu pháo trong trạng thái trực chiến, số còn lại được niêm cất bảo quản lâu dài.
Trang bị pháo kéo của Quân đội Nga có đủ loại, lớn nhất là 152mm. Một số loại pháo kéo của Nga gồm: 2A18 D-30 122mm; 2A36 Giatsint-B 152mm; 2A65 Msta-B; Nona-K 120mm và MT-12 Rapira 100mm.
Ảnh binh sĩ Nga huấn luyện sử dụng pháo kéo.
Trang bị pháo tự hành chiếm số lượng lớn nhất của pháo binh Nga, lên tới 6.000 khẩu các loại.
Các loại pháo tự hành của Nga gồm: 2S1 Gvozdika 122mm; 2S3 Akatsiya 152mm; 2S4 Tyulpan 240mm; 2S5 Giatsint-S 152mm; 2S7 Pion 203mm; 2S19 Msta-S 152mm; 2S23 Nona-SVK 120mm; 2S34 Chosta 120mm.
Trong đó loại hiện đại nhất là 2S19 Msta-S.
Tuy có tới 6.000 khẩu, nhưng số trực chiến chỉ khoảng 2.000 khẩu.
Lực lượng pháo phản lực phóng loạt của Quân đội Nga hiện có khoảng 3.600 khẩu.
Tuy nhiên cũng chỉ có chừng 1.200 khẩu pháo phản lực trực chiến, chiếm số đông là loại BM-21 Grad.
Số trực chiến của tổ hợp pháo phản lực phóng loạt mạnh mẽ nhất BM-30 Smerch được cho là chỉ khoảng 30 khẩu, còn lại hơn 100 khẩu niêm cất.
Pháo binh Nga cũng được trang bị một số tổ hợp tên lửa chống tăng mang vác và tự hành. Ví dụ như tổ hợp tên lửa Khrizantema-S có khả năng phá hủy mọi xe tăng tối tân trên thế giới.
TheoTiền phong
Sau S-400, Nga tăng lượng chiến đấu cơ lên hàng trăm chiếc Sau khi điều các hệ thống phòng không tối tân S-400 Triumf đến Syria, Nga vừa quyết định tăng cường thêm hàng chục chiến đấu cơ nhằm bảo vệ các máy bay ném bom và máy bay cường kích. Truyền thông Nga ngày 26-11 dẫn nguồn tin từ Bộ quốc phòng nước này cho biết, sau khi điều đồng đến Syria các hệ...